Như thế nào là "người xấu" - hãy nhìn 8 dấu hiệu sau đây

nhu-the-nao-la-nguoi-xau-hay-nhin-8-dau-hieu-sau-day

Gần đây, một cuộc thảo luận thú vị đã diễn ra trên Reddit về những tính cách xấu xí khiến bạn xa lánh một người. Mọi người chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống của họ và nhận ra ‘kẻ tự luyến’ trong số bạn bè và người thân của họ.

Gần đây, một cuộc thảo luận thú vị đã diễn ra trên Reddit về những tính cách xấu xí khiến bạn xa lánh một người. Mọi người chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống của họ và nhận ra ‘kẻ tự luyến’ trong số bạn bè và người thân của họ. Và có vẻ như một vài trong số họ phát ngán đến tận cổ trước một số hành vi thô lỗ của người khác.

Bright Side đã quyết định đào sâu vào một số bình luận và tìm ra lời giải thích tâm lý về một người ‘xấu’.

1. Trốn tránh trách nhiệm

‘Tránh né trách nhiệm của bạn rồi bắt người khác trả tiền hóa đơn thanh toán’ được xem là một trong những đặc điểm xấu xa trên Reddit. Việc sợ phải có bất kỳ hình thức trách nhiệm gì có thể gây ra chứng rối loạn tâm lý.

Ví dụ, một người có thể bị hoảng loạn bất cứ khi nào họ vô thức nhận thấy mình bị ép buộc. Điều đó có thể xảy ra bởi nhiều lý do khác nhau:

- Mức độ chịu đựng cảm xúc tiêu cực thấp

- Thiếu can đảm

- Mức độ tự tôn thấp

- Sợ gây ra sai lầm và sợ thất bại

2. Không có khả năng chấp nhận chỉ trích

Ái chà chà. Chẳng có ai muốn bị chỉ trích cả. Điều đó rất tổn thương, nhưng thỉnh thoảng người ta không thể nuốt trôi những sự thật về bản thân mình. Tuy nhiên, cởi mở với những thông tin mới cũng đồng nghĩa với khả năng cho việc thay đổi để trở nên tốt hơn. ‘Coi mọi sự chỉ trích hay quan điểm đối lập là công kích cá nhân’ chẳng hề ngầu chút nào - theo những người dùng Reddit.

Và nếu chúng ta có thể chịu được bị phê bình thì chúng ta mới có thể lớn. Thế nhưng vẫn có câu hỏi về lý do tại sao nhiều người lại có suy nghĩ bảo thủ đến thế:

- Họ không theo chủ nghĩa duy lý.

- Họ không muốn bào chữa.

- Họ không giảm thiểu hóa vấn đề.

- Họ không muốn bị đổ lỗi chung.

3. Đùa cợt về ngoại hình của người khác

Người ta thường hay cố ý sỉ nhục nhau và những vết sẹo cảm xúc từ điều đó hằn sâu khá lâu. Ai cũng muốn mình trở nên khác biệt so với những người khác nhưng việc lăng mạ người ta lại không phải là cách đúng đắn.

Chế nhạo ngoại hình hay quan điểm của người khác có thể gây ra vấn đề rất lớn cho cả đôi bên. Sẽ thật khó để kiềm chế cơn nóng giận khi bạn bị ai đó giễu cợt hay bắt nạt. Trong bất kỳ trường hợp nào thì tốt nhất bạn nên:

- Liếc nhẹ một cái.

- Đi khỏi chỗ đó và không phản ứng gì.

- Giảm tương tác đến mức thấp nhất với kẻ gây hấn đó.

4. Không biết xin lỗi

Nếu tôi làm vậy thì cũng chẳng có gì là xấu. Và nếu bạn cảm thấy bị tổn thương, thì bạn xứng đáng bị như vậy. Những lời như vậy có thể chấm dứt một người. Thay vì xin lỗi, bạn lại công kích người khác. ‘Tôi ghét mấy lời ‘xin lỗi’ mơ hồ dễ sợ’ - đó là ý kiến chung của mọi người trong cuộc thảo luận.

Lý do tại sao họ làm vậy có thể là:

- Họ e dè chuyện chịu trách nhiệm.

- Họ không muốn cảm thấy xấu hổ vì điều đó có thể khiến họ không thể chịu nổi. Mỗi lần như vậy họ sẽ cố khiến cho tình huống tệ đi thay vì phá hỏng hình ảnh hoàn hảo của chính mình.

5. Thiếu tôn trọng người khác và công việc của họ

Việc thiếu tôn trọng người khác và nghề nghiệp của họ chẳng giúp gì được cho ai. Bạn há hốc mồm nhìn và chẳng hề biết người ta đang nghiêm túc. Những người thường hành xử thiếu tôn trọng với người khác có thể có:

- Một hình thức tự bảo vệ chống lại cảm giác thiếu thốn

(hoặc)

- Một kiểu giao tiếp khác biệt dễ gây ra hiểu lầm.

6. Hai mặt

Một kẻ nói chuyện xởi lởi và còn rủ bạn đi cà phê nhưng sau đó lại nói bạn là một kẻ kỳ dị sau lưng bạn. Tên phản bội! ‘Những người hay đâm sau lưng thường tỏ ra rất đàng hoàng và hay giúp đỡ trước mặt bạn nhưng lại quay ngoắt thái độ sau lưng bạn.’

Những người này có lẽ là không ưa người khác nhưng họ lại chẳng có ai bên cạnh lúc đó hoặc họ sợ việc đối đầu hoặc gây hấn.

Tốt nhất là hãy:

- Xác định sự nghi hoặc của bạn nhưng đừng vội đổ lỗi.

- Tránh xa người đó.

- Tránh việc trả thù.

- Nói chuyện thẳng thắn và nghiêm túc với người đó.

7. Áp đặt các nguyên tắc cụ thể lên những người cụ thể nhưng lại không áp đặt lên chính mình

Đạo đức giả không phải là kết quả của sống theo tiêu chuẩn kép nhưng lại là kết quả của việc giả vờ rằng mình có một tiêu chuẩn nào đó trong khi thật ra lại chẳng có gì. Nói một đằng làm một nẻo cũng chẳng phải chuyện gì hiếm thấy.

Điều đó xảy ra là do:

- Cách tốt nhất để có được danh tiếng về sự công bằng chính là trở nên công bằng. Tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm, chính vì vậy mà chúng ta thường chọn vẻ ngoài hơn thực tế.

- Tự lừa dối bản thân. Benjamin Franklin cho biết con người nỗ lực rất ít để có được dấu hiệu thật sự mỗi khi đưa ra quyết định. Hơn thế nữa, người ta thường có xu hướng suy nghĩ tự đề cao bản thân quá mức mà bỏ qua điểm yếu hoặc sự thất bại của chính mình. 

- Bỏ qua bản thân. Các nhà nghiên cứu tâm lý nhận thấy rằng con người ta thường có nhận thức đúng về người khác nhưng lại không hẳn vậy khi tự nhận xét bản thân mình.

8. Ghen tị, kể cả với một chiến thắng nhỏ

Người khác đôi khi lại trở nên ghen tị khi nhìn thấy bạn thành công, có thể là cả người bạn thân của bạn. Tuy nhiên, ai cũng có thể trở nên ghen tị và đó lại là một câu chuyện khác khi bạn làm hỏng khoảnh khắc tuyệt vời của ai đó khi họ chia sẻ chiến thắng đó với bạn.

Thuyết tiến hóa của Darwin nói rằng con người hành xử theo cách đó để duy trì khả năng sống sót của mình. Điều này dồn ép họ. Có nhiều cách khác nhau để đối phó với chuyện đó, ví dụ:

- Luôn giữ phẩm chất tốt đẹp trong tâm trí mình.

- Tập trung vào những thứ khác nữa thay vì chỉ quan tâm bản thân.

Dịch: Châm

Biên tập: #Zealous

Nguồn: 9 Things That Screams "I'm Not A Good Person"

Nguồn: A Crazy Mind - Ybox.vn 

menu
menu