Những lợi ích bất ngờ của việc bị ốm

nhung-loi-ich-bat-ngo-cua-viec-bi-om

Nghe có vẻ kỳ lạ khi nói về "lợi ích" của bệnh tật. Hẳn là bệnh chỉ toàn mang đến điều tệ hại, đúng không?

Nghe có vẻ kỳ lạ khi nói về "lợi ích" của bệnh tật. Hẳn là bệnh chỉ toàn mang đến điều tệ hại, đúng không?

Thế nhưng, thay vì luôn cho rằng bệnh tâm lý chỉ là một gánh nặng, ta có thể thử đặt câu hỏi với một chút cởi mở và tò mò: “Bệnh của mình có thể đang làm gì cho mình? Ngoài những cái giá phải trả, liệu nó có lợi ích bí ẩn nào không? Những điều tích cực bất ngờ? Vì sao mình dường như lại ngầm chấp nhận nó và từ chối sự lành mạnh?”

Ta thường phát triển bệnh tâm lý vì nếu không có nó, thứ đối mặt thay thế còn khủng khiếp hơn. Bệnh tật bảo vệ ta — dù với cái giá đắt đỏ và bi thảm — khỏi phải đối diện với những sự thật đớn đau hơn và khó chịu về tâm lý hơn: sự thật về những gì đã xảy ra với ta, về điều ta thực sự cần phải làm, và về bản chất thực sự của những người mà ta thân thiết.

Hãy nghĩ về một cô gái liên tục thi trượt dù rất thông minh và chăm chỉ. Tại sao lại có bệnh tự hại khủng khiếp như thế? Nhưng nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể thấy người mẹ của cô ấy vô cùng ganh đua và ghen tỵ, có thể sẽ phản ứng cực kỳ gay gắt nếu con gái thành công — thậm chí có thể cắt đứt tình thương và trở nên hung hăng. Vậy nên cô gái chọn con đường bệnh tật, tự cản trở bản thân, thay vì phải đối diện với sự thật cay đắng rằng mẹ cô là một người độc hại và chưa bao giờ yêu cô thật lòng. Đôi khi, việc ốm đau còn dễ chịu hơn việc nhận ra rằng mình chưa bao giờ được yêu thương đúng nghĩa.

Đằng sau rất nhiều căn bệnh tâm lý, ta có thể tìm thấy những "lợi ích" nếu có thể gọi như vậy:

  • Thất bại có thể là cách để tránh bị ganh tỵ.
  • Lo lắng về ngoại hình có thể giúp ta né tránh việc phải đối diện với nỗi mặc cảm sâu xa từ thời thơ ấu.
  • Luôn bận rộn có thể giúp ta trốn tránh sự thật về ham muốn thầm kín của bản thân.
  • Tính đa nghi có thể khiến ta không phải thừa nhận mình đang tức giận với ai đó.
  • Nghiện ngập có thể giúp ta tránh nhớ về những tổn thương thời thơ ấu.

Trong nhiều trường hợp, việc mắc bệnh là con đường "dễ dàng" hơn đối với vô thức. Có thể việc luôn gặp thất bại, lo lắng, thất vọng hay nghi ngờ không hề thoải mái, nhưng những lựa chọn này lại ít đáng sợ hơn so với việc thừa nhận rằng ta có một xu hướng giới tính khác, đang giận dữ với một người thân yêu, đang ganh tỵ với anh chị em, hoặc nên thay đổi công việc hay rời bỏ một mối quan hệ. Đằng sau rất nhiều bệnh tâm lý là một sự thật khó nuốt trôi mà ta đã đánh đổi bằng một triệu chứng thần kinh.

Khi hiểu ra cơ chế này, ta nên, mỗi khi nhận ra bệnh tật, lặp lại câu hỏi ngây thơ: lợi ích kỳ lạ và đặc biệt của căn bệnh này là gì đối với mình? Nó giúp mình né tránh điều gì về bản thân? Nếu không mắc bệnh, mình sẽ phải làm gì? Điều tích cực nào ẩn sau nỗi buồn, đổ vỡ, thất vọng hay sự cô đơn?

Ta có thể dám nghĩ rằng còn có một điều gì đó tồi tệ hơn — một điều khó chấp nhận thực sự — mà ta đang tự bảo vệ mình khỏi qua căn bệnh này. Cách để vượt qua những ám ảnh tâm lý là ngừng nhìn chúng chỉ như một phiền toái vô nghĩa. Chúng có thể là lá chắn bảo vệ ta khỏi những điều mà ta lầm tưởng — một cách sai lầm — là sẽ làm ta tổn thương hơn.

Nguồn: THE UPSIDES OF BEING ILL

menu
menu