Nỗi đau trong những nụ cười: Tại sao những người hài hước nhất lại thường là những người buồn nhất?

noi-dau-trong-nhung-nu-cuoi-tai-sao-nhung-nguoi-hai-huoc-nhat-lai-thuong-la-nhung-nguoi-buon-nhat

Xã hội sẽ chấp nhận những thiếu sót của bạn miễn là bạn hài hước.

Điểm chung của Ellen DeGeneres, Rodney Dangerfield, Sarah Silverman, Owen Wilson, Davit Letterman, Larry David, Jim Carrey, Conan O’Brien, Maria Bamford và Woody Allen là gì?

Họ đều là những người thông minh và hài hước, nhưng sự hài hước của họ đến từ một nơi tối tăm.

Tất cả những người kể trên đều trải qua những mối nguy hiểm hủy hoại của bệnh trầm cảm.

Ngày 11 tháng Tám năm 2014 là một ngày mà tôi không bao giờ quên được.

Đó là ngày mà chúng ta nhận được tin Robin Williams, một người vô cùng thông minh và được cả thế giới yêu mến, đã tự sát.

Đó là một cú sốc đau đớn đến tận tâm can mỗi người.

Cảm giác như cả thế giới đứng lặng trong một cơn chấn động tâm lý tập thể.

Nhiều thế hệ từ khắp nơi trên thế giới đau đớn, thương tiếc trước sự mất mát của một người đàn ông với khiếu hài hước tuyệt vời và bức tranh chân thật của lòng nhân đạo đã từng giúp nuôi lớn chúng ta, động viên chúng ta khi đang mắc kẹt trong vũng bùn, một người mà mỗi khi xuất hiện trên màn hình đều khiến những đôi môi bướng bỉnh chúng ta phải nhoẻn cười không hề nao núng cả khi đang quay cuồng trong khoảng thời gian u ám nhất của mình.

Cái ngày thế giới mất đi Robin William để lại cho chúng ta một câu hỏi: Tại sao một con người tỏa sáng, đầy thu hút như thế lại có thể buồn bã đến đau lòng?

Điều này đã khiến tôi nhìn vào tấm gương của chính cuộc đời mình:
Tôi luôn luôn bị thu hút bởi những người sáng tạo, sắc sảo, hài hước một cách chua cay và kỳ lạ một cách ngông cuồng.

Những người này là những người bộc lộ mà không biết sợ, những nhà chỉ trích dí dỏm và những nhân vật giải trí – tất cả những người bị lấn át bởi chính cơn bốc đồng liên tiếp không thể kiềm chế được phải bộc lộ ngay tại chỗ.

Hãy cho tôi một tên hề của lớp thay vì một đứa nổi tiếng bất kỳ lúc nào.

Cho dù đó là em trai tôi, người bạn thân thuở nhỏ, tên đồng phạm hay tất cả những người yêu cũ của tôi, luôn có một điểm chung ở trong tâm hồn của tất cả những người vui tính tôi biết.

Một khi bạn xé rách vỏ bọc của sự châm biếm và hài hước thì sẽ có một ngọn núi của trầm cảm và lo âu.

Với đa số người thì đây là một cuộc chiến không ngừng nghỉ và hài kịch là cách xoa dịu duy nhất.

Vậy tất cả những điều này là sao đây Alfie? Tại sao lại có một nỗi buồn nặng nề bao trùm và ẩn sâu sau hài kịch?

Tại sao những người có vẻ như đầy sức sống, những người chưa bao giờ thất bại trong việc cho chúng ta những lời châm biếm hoàn hảo vào những thời điểm thích hợp – trong lòng lại đau buồn thế?

Điều gì đã cho những tâm hồn buồn bã cả khao khát lẫn khả năng làm chúng ta cười một cách tàn bạo đến thế?

Hài kịch xuất phát từ sự thật

Chúng ta cho rằng những cái “hài hước” là vì đó là sự thật. Diễn viên hài và những người hài hước có khả năng chỉ ra sự thật của xã hội và phản chiếu chúng lên chính chúng ta theo một cách rất thú vị. Trong một thế giới đầy ắp những điều vớ vẩn và sai lầm, việc đơn giản là nghe được sự thật cũng có tác dụng như một liều không khí sạch cần thiết.

Trên thực tế, được nghe sự thật giải thoát cho chúng ta đến mức nó khiến ta phải rung lên vì cười.

Diễn viên hài thấu hiểu được những gì đang thực sự diễn ra trên thế giới, điều này vừa là một lời nguyền vừa là một may mắn. Thế giới thực sự là một nơi hỗn độn.

Họ là những người quan sát đặc biệt nhạy cảm trên thế giới. Họ rất chú ý. Họ không hề ngu dốt một cách hạnh phúc mà họ đang bỏ qua cái bề mặt thế giới được trang trí bằng lớp kính màu hoa hồng.
Họ thấy cái mà người thường không thể thấy – hoặc là không buồn nhìn đến.

Trong khi chúng ta coi khiếu hài hước là một tính cách đáng khao khát và sẵn sàng làm mọi thứ để có được, thì hãy nhớ rằng những người hài hước gắn chặt với sự u ám cũng như khiếu hài hước của họ (thường thì chúng giống nhau).

Hài hước là kiểm soát

Diễn viên hài hiểu rằng cho dù chúng ta có bảo vệ bản thân đến đâu – đám đông vẫn sẽ luôn luôn độc ác kinh khủng.

Họ sẽ cười bạn và bất chấp trêu chọc bạn không mệt mỏi, vậy thì tại sao lại không ra vẻ đang kiểm soát được việc đó?

Bạn thấy đấy, khi bạn đang tự chế nhạo mình là bạn đang tự lái con thuyền đi. Bạn sẽ không còn nằm trong tay những kẻ bắt nạt hay sự vặn vẹo của những đồng nghiệp ngu dốt.

Điều này đặc biết đúng với những diễn viên hài kịch, vì họ cho phép chúng ta cười họ trong một bối cảnh được kiểm soát tối đa: sân khấu.

Tiếng cười đem lại sức mạnh

Rất nhiều nghệ sĩ hài/những người hài hước sẽ kể với bạn rằng họ lớn lên trong cảm giác khiếm khuyết một cách vô vọng, xấu xí vô cùng, béo đến không tưởng, nhỏ bé một cách nhu nhược và cực kỳ tầm thường.

Những điều bất an đã ăn sâu này là cái đã cho họ khao khát đến cùng và tham vọng không nguôi được nhìn thấy, được tôn trọng và chấp nhận bởi những người ngang hàng.

Xã hội sẽ chấp nhận những thiếu sót của bạn miễn là bạn hài hước.

Đóng vai một thằng hề trong lớp học là cách cuối cùng để đứa trẻ liên tục bị bắt nạt có được tiếng tăm.

Cười là liều thuốc kích thích cơ bản, và chúng ta hướng về những người có thể khiến chúng ta cảm thấy tốt lành (cho dù họ có “kỳ cục” đến đâu) phải không?

Cách tốt nhất để đòi lại sức mạnh của mình và được công nhận ngoài việc làm cái bao cát của trường là gì?

Tất nhiên là làm cho mọi người cười.

Trong sự tài giỏi là nỗi đau

Hài hước là do bẩm sinh. Khiếu hài hước là một trong những kiểu thông minh được coi trọng nhất trên thế giới.

Não của diễn viên hài làm việc nhanh hơn não người thường – gần như là nó có thể gây ra chấn động khi ở gần.

Bạn đã xem tập “Phía trong xưởng phim” của Robin William quá cố chưa?

Cái lưỡi sắc sảo và đầu óc siêu sáng tao của ông hoạt động rất nhanh – thậm chí đến James Lipton cũng phải chật vật lắm mới theo kịp.

Khi bạn bắt gặp sự xuất hiện của một thiên tài hài kịch đích thực, bạn sẽ thấy rằng trước cả khi bạn kịp biết chuyện gì đang xảy ra trước mắt mình thì họ đã trả lời với ba câu vặn lại cực dí dỏm và hai điệu bộ bắt chước rất chính xác.

Khi con người ta có thể tiếp nhận thế giới trước mắt họ với tốc độ liên tục, thì sau đó sẽ rất khó để dừng được bộ não đầy sáng tạo lại và nghỉ ngơi.

Nhận thức cao độ về mọi thứ vào mọi lúc có thể gây mệt mỏi đến tuyệt vọng và hết sức đáng lo.

Họ dễ dàng tiêu hóa những năng lượng tiêu cực cũng như những năng lượng tích cực – vì não của họ giống như một miếng bọt biển hút cả xà phòng lấp lánh lẫn tất cả các chất bẩn.

Đây là lý do vì sao rất nhiều người hài hước dễ làm tê liệt bản thân mình bằng rượu bia hoặc thuốc, để họ có thể tạm dừng giữa một chuỗi suy nghĩ và ý tưởng không bao giờ dứt.

Tuy nhiên về mặt tiêu cực thì các chất này có thể lấy đi sự sáng tạo và làm suy giảm trí tuệ của họ.

Những lời châm biếm dí dỏm che giấu nỗi buồn vô hạn 

Đáng buồn là xã hội của chúng ta lại đặt ra quá nhiều điều đáng xấu hổ về bệnh trầm cảm. Trong suốt lịch sử, thiên tài đồng nghĩa với bệnh tâm thần.

Và rất nhiều người phải chịu đựng trong im lặng đến mức bị tổn thương.

Con người sẽ giấu đi sự thật là họ đang cảm thấy buồn bã trước khi họ che giấu đi những điều có thể bị coi là “đáng xấu hổ” khác.

Có cách nào hiệu quả hơn để che giấu sự thật rằng bạn đang cảm thấy mệt mỏi, trống rỗng và buồn một cách vô vọng ngoài việc pha trò?

Còn cách nào tốt hơn để tự chữa lành nỗi buồn sâu thẳm của mình bằng việc sắp xếp những âm thanh của tiếng cười trong một căn phòng trái lại đang rất im lặng?

Hiệu quả từ việc làm cho người khác cười giống như một thứ thuốc tác dụng nhanh; bạn lập tức cảm thấy tốt hơn – và kết quả của nó gây nghiện. Những người đau buồn thường xuyên chọc cười chúng ta để được ghi nhận.

Việc kết nối với khán giả có khả năng chữa lành bệnh 

Nỗi buồn được gắn với cảm giác cô lập. Một trong những phần tồi tệ nhất của bệnh trầm cảm là cảm giác rằng bạn đang cô độc trong cái đáy của sự tuyệt vọng kéo dài liên tục.

Rằng bạn là người duy nhất cảm thấy như thế này.

Diễn viên hài đã học được rằng một trong những cách để lấp đầy khoảng trống do trầm cảm – là kết nối. Là nói về nỗi đau và biết rằng, thật ra, chúng ta không hề cô đơn.

Những người hài hước không hề sợ hãi mà nói về những khoảnh khắc xấu hổ nhất của mình, những suy nghĩ đáng hổ thẹn và sự thật khó chấp nhận về cuộc đời của họ, và chúng ta cười.

Chúng ta cười vì chúng ra có thể liên hệ được với những điều đó. Bằng cách phơi bày sự thật, họ đang chữa lành nỗi đau của chúng ta cũng như của chính họ.

Bởi khi mà một diễn viên hài kể một câu chuyện cười hoặc một câu truyện – chúng ta đều sẽ bớt cô đơn trong nỗi đau khổ của mình và tiếng cười của chúng ta cho họ sự thừa nhận trực tiếp là chúng ta cũng đã ở đó.

 

Tìm đọc Cuốn sách Hội Chứng Trầm Cảm Cười: Đằng Sau Nụ Cười Hạnh Phúc Là Những Nỗi Đau của tác giả Hồng Bội Vân sẽ là chiếc chìa khóa hé mở cánh cửa khám phá thế giới của những người mắc hội chứng trầm cảm cười – những người đang che giấu nỗi đau đằng sau nụ cười hạnh phúc.

Linh Chi dịch

Nguồn: http://elitedaily.com/life/culture/why-funniest-people-saddest/1057843/

menu
menu