Sống chung với người có vấn đề sức khỏe tâm thần
Khi bạn chung sống với một người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, mối quan hệ của bạn có thể gặp nhiều khó khăn.
Khi bạn chung sống với một người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, mối quan hệ của bạn có thể gặp nhiều khó khăn. Việc kiểm soát chứng rối loạn tâm thần của họ có thể trở thành chủ đề chính trong sự tương tác giữa hai bạn, thay đổi các mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ của bạn. Các triệu chứng bệnh tâm thần của họ cũng có thể làm tăng cảm giác căng thẳng trong bạn.
Bạn có thể gặp khó khăn khi phải lo liệu cho các trách nhiệm của họ, ví dụ như trả phần tiền thuê nhà của họ. Nếu hành vi của họ không được lành mạnh hoặc khó lường, bạn có thể tự hỏi rằng làm thế nào để giúp họ mà vẫn bảo vệ bản thân mình. Điều này có thể khiến bạn suy nghĩ theo hướng: “Giúp tôi với! Bệnh tâm thần của họ đang giết chết tôi!”
Tin vui là việc sống với một người bị rối loạn sức khỏe tâm thần không nhất thiết làm suy giảm mối quan hệ của bạn. Bất chấp những thách thức bạn có thể đối mặt, có những chiến lược bạn có thể sử dụng để giải quyết cảm giác căng thẳng của bạn mà vẫn có thể giúp họ kiểm soát được các triệu chứng.
Luôn luôn rời khỏi những tình huống có thể gây nguy hiểm về mặt cảm xúc và/hoặc thể chất, liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp nếu người bạn đang sống cùng có nguy cơ tự làm hại bản thân hoặc người khác.
Các vấn đề sức khỏe tâm thần ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ
Bệnh tâm thần có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là khi sống chung dưới một mái nhà. Bạn có thể cảm thấy kiệt sức, đặc biệt là nếu bạn là người chăm sóc chính cho họ hoặc nếu bạn cảm thấy quá tải bởi việc xử lý những trách nhiệm mà họ không thể tự lo liệu. Chỉ việc quản lý cuộc sống hàng ngày cũng có thể làm bạn mệt mỏi về mặt cảm xúc.
Nếu đây là mối quan hệ tình cảm, bạn cũng có thể gặp các thử thách về mặt thân mật. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tâm thần của đối phương và bất kỳ loại thuốc nào họ dùng, họ có thể có những hành vi quá động dục (những ham muốn tình dục mạnh mẽ) hoặc không hề quan tâm đến tình dục, cả hai vấn đề đều có thể gây khó khăn cho các mối quan hệ.
Trong một số trường hợp, thậm chí người bạn đang chung sống cùng có thể khá ấp úng để nói với bạn về tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần của họ. Họ có thể lo lắng rằng bạn sẽ chấm dứt mối quan hệ một khi bạn phát hiện ra hoặc tự hỏi rằng liệu bạn sẽ có thể cùng họ đối phó với các triệu chứng đó không.
Điều quan trọng cần nhớ rằng mặc dù việc sống chung với người có vấn đề tâm thần có thể có rất nhiều thử thách nhưng vẫn có những chiến lược bạn có thể áp dụng để ngăn những thách thức đó gây ra những tổn thương không thể cứu vãn cho mối quan hệ của bạn.
Các dấu hiệu của một sức khỏe tâm thần có vấn đề
Dựa vào độ tuổi của một người, các triệu chứng của một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần có thể xuất hiện khác nhau. Các dấu hiệu và triệu chứng của một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần có thể bao gồm:
Thay đổi khẩu vị hoặc thay đổi khung giờ ngủ
Trải qua những thay đổi cảm xúc cực độ
Trầm cảm cấp độ thấp mãn tính hoặc một giai đoạn trầm cảm nặng
Cảm giác khó chịu, buồn bã, lo lắng, tức giận hoặc lo lắng gia tăng
Có các hành động làm hại bản thân hoặc những suy nghĩ làm hại người khác
Gặp ảo giác hoặc ảo tưởng
Có những thói quen giải quyết vấn đề không lành mạnh, chẳng hạn như sử dụng ma tuý và rượu để giải quyết căng thẳng hoặc thực hiện các hành vi nguy hiểm hoặc ám ảnh
Có những cảm xúc bộc phát không phải là cảm xúc thường thấy của người đó
Rút lui và tránh tham gia vào các hoạt động từng mang lại niềm vui cho họ
Mẹo giúp bạn sống chung với người có vấn đề sức khỏe tâm thần
Dù bạn hiện tại đang cảm thấy căng thẳng vì phải sống chung với người mắc một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần hay bạn muốn trở nên chủ động và giải quyết những thách thức trước khi chúng có cơ hội cơ hội gây ra những hậu quả nặng nề. Có rất nhiều cách hữu dụng mà bạn có thể thực hiện để tạo ra một mối quan hệ năng động lành mạnh hơn. Sau đây là một số gợi ý bạn có thể xem qua:
Tìm Hiểu Về Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần Của Họ
Có rất nhiều thông tin sai lệch về nguyên nhân và các phương pháp điều trị tốt nhất cho các rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhau. Tìm ra những điều đúng đắn hoặc những sự thật về bệnh tâm thần của họ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng cũng như học cách có thể giúp đỡ khi bạn sống chung với họ.
Để hiểu hơn về vấn đề sức khỏe tâm thần của họ:
Tìm kiếm thông tin về các chẩn đoán của họ từ các nguồn đáng tin cậy như Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIHM) và Cơ quan Quản lý Dịch vụ Sức khỏe Tâm thần và Lạm dụng Chất gây n.g.h.i.ệ.n (SAMHSA).
Kiểm tra thêm thông tin từ các tổ chức sức khỏe tâm thần có uy tín khác.
Tìm hiểu về các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần của họ để bạn có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị, bao gồm cách hỗ trợ họ trong quá trình trị liệu tâm lý và tác dụng của các loại thuốc được kê đơn nào.
Trở thành người luôn ủng hộ họ
Dù là bạn đời, con cái, bạn bè, hay người ở cùng phòng của bạn được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần, bạn vẫn có những cách để thể hiện sự ủng hộ của mình. Bắt đầu bằng việc cho họ cảm nhận được sự thông cảm, yêu thương, và lòng trắc ẩn khi họ học cách sống chung với chứng rối loạn của mình.
Nếu chẩn đoán được đưa ra gần đây, cần biết rằng tin tức có thể gây ra sự tuyệt vọng, xấu hổ kể cả sợ hãi. Đối với một số người, nó có thể đưa ra sự xác nhận cho các triệu chứng mà họ đã trải qua, nhưng sự bất định và kỳ thị liên quan đến các rối loạn sức khỏe tâm thần có thể khiến họ lo lắng rằng bạn sẽ nhìn họ khác đi
Giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc chung sống với người mắc bệnh tâm thần. Hãy cho họ biết rằng bạn muốn tin tưởng rằng họ sẽ tuân thủ kế hoạch điều trị và nếu họ không thể hoàn thành trách nhiệm của mình, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng.
Trong khi trở thành người ủng hộ họ, bạn cũng muốn tôn trọng quyền riêng tư của họ. Mặc dù bạn có thể tò mò về các buổi trị liệu và tiến trình của họ, nhưng họ có thể chỉ muốn chia sẻ một số điều nhất định và giữ kín các chi tiết khác. Hãy cho họ không gian để làm điều này đồng thời cho họ biết rằng bạn luôn ở đó nếu họ cần bạn.
Tránh tạo điều kiện cho bất kỳ hành vi không lành mạnh nào mà người mắc bệnh tâm thần có thể có và hãy để họ chịu trách nhiệm về kế hoạch điều trị của mình trong khi bạn vẫn đưa ra hỗ trợ phù hợp.
Làm Thế Nào Để Hỗ Trợ Người Bạn Đời Đang Gặp Vấn Đề Về Tâm Thần
Nếu bạn đời của bạn đang mắc phải một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần:
Hãy cho họ biết rằng bạn luôn ở đó vì họ và yêu thương họ.
Lắng nghe những trải nghiệm của họ và xác nhận những gì họ đang cảm thấy.
Ghi nhận bất kỳ sự thay đổi tích cực nào họ đã làm.
Nếu họ cảm thấy thoải mái, hai bạn có thể cùng nhau đến khám sức khỏe để tìm hiểu cách cả hai có thể đối phó với tình trạng này.
Việc xây dựng một cộng đồng hỗ trợ gồm bạn bè và gia đình xung quanh bạn cũng rất quan trọng. Tham gia một nhóm hỗ trợ cũng có thể giúp bạn kết nối với những người khác trong tình huống tương tự và chia sẻ những trải nghiệm của bạn. Để giúp đỡ bạn đời của bạn một cách tốt nhất, bạn cũng phải chăm sóc cho nhu cầu cảm xúc của mình.
Nếu bạn là cha mẹ đang cùng nhau nuôi nấng con cái, hãy nói chuyện với con về sức khỏe tâm thần. Hãy cho con cơ hội đặt câu hỏi và giúp con hiểu cách rối loạn sức khỏe tâm thần của vợ/chồng bạn có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của chúng. Ngoài ra, hãy tìm cách giải quyết vấn đề như một gia đình.
Làm Thế Nào Để Hỗ Trợ Một Đứa Trẻ Đang Gặp Vấn Đề Về Tâm Thần
Nếu bạn đang sống cùng một đứa trẻ mắc chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, hãy lắng nghe khi chúng nói về các triệu chứng của chúng. Bạn có thể không hiểu chính xác những gì chúng đang trải qua, nhưng điều quan trọng là chúng biết rằng bạn tin chúng.
Giao tiếp với trẻ và người chăm sóc trẻ là việc quan trọng để bạn có thể cùng nhau đưa ra giải pháp. Nếu bạn có những đứa con khác, bạn cũng có thể muốn chúng tham gia vào cuộc trò chuyện. Tìm mọi cách mà bạn có thể hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho trẻ.
Làm Thế Nào Để Hỗ Trợ Một Người Bạn Hoặc Bạn Cùng Phòng Đang Gặp Vấn Đề Về Tâm Thần
Nếu bạn sống chung với một người bạn thân mắc bệnh tâm thần, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong hành vi của họ. Chẳng hạn như họ có thể đang rút lui khỏi các hoạt động xã hội. Hãy hỏi bạn của bạn rằng làm thế nào bạn có thể giúp đỡ họ. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể hỏi họ có muốn bạn liên lạc với một dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho họ hay không.
Nếu bạn có một người bạn cùng phòng mà bạn không thân thiết lắm, bạn vẫn có thể cung cấp sự hỗ trợ của mình khi có thể. Trong mọi trường hợp, nên nhớ tôn trọng ranh giới của họ (và đặt ra ranh giới của riêng bạn). Đừng can thiệp nếu bạn cảm thấy không an toàn.
Khi bạn chung sống với một người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, mối quan hệ của bạn có thể gặp nhiều khó khăn. Việc kiểm soát chứng rối loạn tâm thần của họ có thể trở thành chủ đề chính trong sự tương tác giữa hai bạn, thay đổi các mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ của bạn. Các triệu chứng bệnh tâm thần của họ cũng có thể làm tăng cảm giác căng thẳng trong bạn.
Đừng Trở Thành Nhà Trị Liệu Của Họ
Ngoài việc tự học hỏi cách hỗ trợ người mà bạn đang sống cùng, hãy nhớ rằng đó không phải là trách nhiệm của bạn để trở thành người trị liệu cho họ. Điều này không phù hợp ngay cả khi bạn là một chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo, vì nó tạo ra một mối quan hệ quyền lực không lành mạnh, sẽ không phải là một giải pháp cho lâu dài.
Một nhà tư vấn hoặc nhà trị liệu sức khỏe tâm thần có thể cho người thân hoặc người bạn cùng phòng của bạn cơ hội cảm thấy được hỗ trợ và trao quyền để chăm sóc bản thân. Tuýp chuyên gia này cũng có thể giúp người bạn ấy học cách ưu tiên sự khỏe mạnh của bản thân.
Bạn chỉ việc dành tình yêu, sự hỗ trợ và sự thông cảm cho người bạn đời, con cái hoặc bạn bè của bạn. Còn việc quản lý các triệu chứng của rối loạn sức khỏe tâm thần là trách nhiệm của họ.
Đặt Ra Những Sự Bảo Vệ Hợp Lý
Tùy thuộc vào các vấn đề tâm thần, người đang sống cùng bạn có thể có những hành động hoặc hành vi nhất định khiến bạn gặp nguy hiểm theo một cách nào đó. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là phải thực hiện các bước để bảo vệ chính mình.
Ví dụ, nếu bệnh tâm thần của họ khiến họ khó kiểm soát trong việc chi tiêu, bạn có thể xem xét mở các tài khoản ngân hàng riêng biệt. Một số ngân hàng cũng cung cấp giới hạn chi tiêu trên thẻ ghi nợ, điều này có thể giúp ngăn họ chi tiêu quá mức trong một lần.
Nếu tình trạng sức khỏe tâm thần của họ khiến họ không thể có được một công việc ổn định thì điều đó có thể gây căng thẳng, đặc biệt nếu bạn phụ thuộc tài chính vào họ. Bạn có thể cần phải lập những kế hoạch khác, chẳng hạn như tự mình kiếm một công việc để đỡ đần kinh tế.
Tập Cách Chăm Sóc Bản Thân
Nói chung, việc tự chăm sóc bản thân là rất quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Nhưng nó có thể đặc biệt có lợi nếu sống chung với người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn sức khỏe tâm thần.
Những ý tưởng dành cho việc chăm sóc bản thân bao gồm:
Luyện tập vệ sinh giấc ngủ tốt
Thường xuyên tập thể dục
Bồi dưỡng cơ thể bạn bằng những thực phẩm lành mạnh
Dành thời gian cho những người thân yêu, những người bạn mà bạn tin tưởng
Tham gia các hoạt động hoặc sở thích mà bạn yêu thích
Viết nhật ký về những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân
Luyện tập thiền định chánh niệm
Tập các bài tập thư giãn cơ, đặc biệt là trong những khoảng thời gian căng thẳng
Hãy chú ý đến tình trạng kiệt sức hoặc mệt mỏi của người chăm sóc. Trải qua tình trạng kiệt sức sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với người thân yêu. Nếu bạn đang có dấu hiệu kiệt sức, bạn phải ưu tiên sức khỏe của mình và nghỉ ngơi khi cần thiết.
Những Dấu Hiệu Của Người Chăm Sóc Đã Kiệt Sức
Cảm thấy choáng ngợp và/hoặc kiệt sức (cả về tinh thần và thể chất)
Trải qua sự gia tăng cảm xúc căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm
Những thay đổi trong khẩu vị và khung giờ ngủ
Cảm xúc dễ dàng bị kích động
Cảm thấy bất lực
Nhận Sự Giúp Đỡ
Nếu bạn đang sống với một người mắc chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, việc trải qua nhiều loại cảm xúc như thất vọng, tức giận và buồn bã là điều bình thường. Tìm kiếm liệu pháp cá nhân, tư vấn dành cho cặp đôi và/hoặc liệu pháp gia đình nhằm củng cố mối quan hệ của bạn có thể vô cùng hữu ích trong thời gian này.
Liệu pháp cá nhân. Liệu pháp có thể giúp bạn xử lý suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách lành mạnh, điều này có thể cải thiện kỹ năng đối phó và kỹ năng giao tiếp của bạn. Việc tư vấn cũng có thể mang lại cho bạn một góc nhìn mới mẻ và những hướng dẫn hữu ích trong một tình huống có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp và căng thẳng.
Tư vấn dành cho cặp đôi. Cảm xúc có thể được khám phá một cách hiệu quả nhờ sự tư vấn dành cho các cặp đôi. Với tư cách là những người bạn đời của nhau, bạn có thể học cách đặt ra những kỳ vọng phù hợp và những ranh giới lành mạnh. Tư vấn dành cho các cặp đôi cũng có thể giúp bạn tránh rơi vào những mục tiêu thúc đẩy không lành mạnh với người bạn đời của mình.
Liệu pháp gia đình. Nếu con bạn có vấn đề về sức khỏe tâm thần, bạn có thể cân nhắc đến liệu pháp gia đình. Trị liệu gia đình có thể giúp kiểm soát những ảnh hưởng bệnh tâm thần của con bạn đối với tất cả các thành viên trong gia đình. Bạn cũng có thể tìm hiểu những cách tốt nhất để hỗ trợ con vượt qua căn bệnh này.
Hãy cân nhắc việc đến gặp cố vấn riêng của bạn để được hỗ trợ trong thời gian này, ngay cả khi bạn đã tham gia tư vấn dành cho cặp đôi hoặc trị liệu gia đình. Trị liệu có thể giúp bạn xử lý cảm xúc của mình và cho phép bạn tiếp tục thể hiện tình yêu thương với người thân yêu một cách lành mạnh.
Tác giả: Marni Feuerman
Dịch giả: Ngọc My – Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ
Link bài gốc: Living With Someone With Mental Illness