Suy Nghĩ Tiêu Cực: Sự Đắm Chìm Nguy Hiểm Nhất

suy-nghi-tieu-cuc-su-dam-chim-nguy-hiem-nhat

Vì sao chúng ta không thể ngừng nghĩ về những điều khiến ta cảm thấy tồi tệ.

Đã bao giờ bạn để ý tới lượng thời gian bạn dành ra để nghĩ về những tình huống tiêu cực hoặc làm bạn đau đớn, luôn luẩn quẩn và lặp lại về những điều mà không ổn trong cuộc đời bạn? Không chỉ mình bạn rơi vào hoàn cảnh này đâu. Thống kê mới nhất mà tôi từng đọc đã khẳng định rằng 80% tâm thức của chúng ta luôn có xu hướng tiêu cực và 95% trong số đó, có xu hướng lặp đi lặp lại. Kì lạ thay, trải nghiệm càng tiêu cực, ta lại càng bị đắm chìm vào đó. Như con kền kền luôn sôi sục kiếm con mồi, ta thường bị thu hút bởi những thứ gây tổn thương. Như lời Đức Phật đã từng nói, chúng ta luôn khao khát hạnh phúc nhưng ta lại luôn nghiền mình vào sự thống khổ. Vì sao? Gốc rẽ cho việc luôn tự dằn vặt mình là gì, vì sao ta luôn tự ép mình dính lấy những đau khổ thường trực, và làm thể nào ta có thể loại bỏ được cái thói quen dại dột và vô ích này?

Ta luôn có xu hướng quay trở về với nỗi thống khổ của mình vì, về cơ bản mà nói, ta luôn cố tạo ra góc nhìn mới từ những trải nghiệm tiêu cực đó. Những gì lặp lại trong tâm trí ta là những ý định sắp xếp những điều chúng ta không muốn nó lặp lại ở thực tại. Nếu chúng ta có thể hiểu được rõ nỗi đau này rõ ràng, dành thêm nhiều thời gian nghiền ngẫm nó, chúng ta rồi cũng sẽ có cách xử lý nó, hay nói một cách khác là, khiến cho nó biến mất. Nếu ta có thể biết được nguyên do, ai là người đáng bị đổ lỗi và điều gì cần giải quyết, đến lúc đó mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Ta luôn níu kéo những nỗi đau, theo một cách ngang trái chỉ để biết làm thế nào có thể buông bỏ.

Sự khổ đau hay bất kì trải nghiệm tiêu cực nào đều gây ra một loạt những cảm giác nhức nhối đau đớn. Để phản ứng lại những cảm xúc không mong muốn ấy, bộ não ta giữ cần kiểm soát và điều hướng ta theo những hướng thân thuộc hơn. Cứ thế bộ não ta tự định hình lại những điều liên quan tới nỗi đau ấy chỉ để tránh ta phải trực tiếp chịu đựng chúng. Tâm trí ta sẽ luôn chọn cách tự nguỵ tạo suy nghĩ về nỗi đau hơn là để ta trực tiếp cảm nhận nó.

Kết quả là, ta vô hình chung lại níu lấy những nỗi đau như một cách để tự an ủi bản thân. Việc luôn nghĩ tới những thứ làm tổn thương khiến ta cảm thấy nỗi đau của mình luôn hiện hữu, rồi nhận ra nó tồn tại là có lý do của nó, và cứ thể ta để nó ghim sâu vào trong tâm trí mình. Sự dằn vặt mang lại cho nỗi đau đớn tầm quan trọng và giá trị mà nó thường không nhận được từ những người nó muốn. Để ngừng nhìn lại nỗi đau mà không cần phải nghĩ suy nghĩ nhiều, hãy bước tiếp và mặc nó đi trước khi nó thật sự hiển hiện rõ hơn.

Nỗi đau luôn đan xen với lòng tự trọng của mỗi người. Ta luôn tự ôn lại nỗi đau của bản thân như một cách để duy trì lại những câu tự chuyện của bạn thân, câu chuyện của tôi, điều gì đã xảy ra với tôi, và cuộc đời tôi. Chúng ta luôn gắn bó sâu sắc với những câu chuyện về sự hứng chịu những nỗi đau ấy; bạn có thể nói chúng tôi yêu những nỗi đau đó. Kết quả là, ta không muốn rời xa chúng, không muốn ngừng kéo nó lại về hiện tại kể cả nó không còn tồn tại nữa. Để làm được như vậy thì ta phải cắt đứt với bản chất con người ta, cái mà hình thành nên con người ta.

Nếu ta không ngừng “ôn lại"những câu chuyện đó, ta có lẽ sẽ quên bản thân mình là ai trong tâm trí mình, và rồi sao? Ta sẽ trở thành ai và mình sẽ ra cái gì nếu ta ngừng kết nối với những thứ ngày từ đầu đã định hình bản thân ta là ai?

Tại mức độ tồn tại, đắm chìm trong sự tổn thất cho phép chúng ta có cảm giác nguyên thuỷ được là chính mình, cảm thấy mình đang thật sự tổn tại. Ta tự kiểm nghiệm bản thân như là một cá thể riêng biệt khi ta nghĩ về một vấn đề. Nhờ cảm giác tồi tệ những vấn đề đó đem lại, bộ não có thể được cảm nhận rằng nó đang tồn tại và vận hành tốt, và bởi vì ta luôn tưởng tượng bản thân luôn đồng điệu cùng với trí óc, ý thức về bản thân của ta cũng đồng thời như được hồi sinh và hùng mạnh hơn bao giờ hết trong giai đoạn này. Chính là trong quá trình suy nghĩ này mà giúp ta hình thành nên ý thức về bản thân; nghĩa đen mà nói là ta được nhận ra sự tồn tại của mình.

Để từ bỏ việc níu kéo những vấn đề cũ mà từng đem lại cảm giác không an toàn ban đầu. Làm sao ta có thể biết được rằng ta từng như thế nếu ta không ngừng nhớ lại những rắc rối đó, cái hành động duy nhất khiến ta cảm nhận được chính mình? Làm sao ta biết được ta là ai nếu không thông qua tâm trí ấy để hiểu được ta thật sự là ai? Điều gì sẽ xảy ra nếu ta ngừng nhớ lại và ngừng xây dựng con người ta trong từng ấy thời gian? Thiếu lời nhắc nhở về những điều cần sửa chữa, nghĩa đen mà nói ta sẽ mất hết sự tách biệt khỏi cuộc sống.

Việc đắm chìm vào nỗi đau ở mức độ nào đó được kích thích bởi khao khát để được cảm thấy khá hơn. Nhưng mặc dù là thế, kết quả là nó khiến ta thấy tệ hơn và làm ta phải hứng chịu nhiều hơn cần thiết. Vậy ta cần làm gì sau đó để phá vỡ cái thói quen này?

Giải pháp

1. Sự nhận thức

Chìa khoá để phá vỡ bất kì một thói quen nào là sự nhận thức. Hãy bắt đầu để ý một vài khoảnh khắc khi bạn chủ động ôn lại những nỗi đau, để thực sự chuyển sự tập trung vào điều có thể làm phiền bạn. Hãy tỉnh táo với thói quen gieo đầy những nỗi đau vào lúc tâm đang bình yên. Hãy để ý rằng bạn đang tự chuốc nỗi đau khổ vào mình.

2. Tự nhận ra rằng bạn đang bị phát hiện

Khi bạn để ý rằng bạn đang rơi vào những rắc rối, hãy như miếng nhám, lựa một khoảnh khắc và nhận ra mình đang ở đó, rằng là bạn đã bị phát hiện. Hãy hét to lên, “Wow, tôi thật sự bị phát hiện rồi". “Tôi đang làm điều này cho chính bản thân tôi lúc này,” hoặc bất kì từ gì phù hợp trong lúc này. Ngừng một khoảnh khắc và với lòng nhân ái, hãy là chính mình dù bạn đang ở đâu, nhận ra sự thật của việc cảm thấy bất lực, hay bị bế tắc với chính những câu chuyện đau đớn này.

3. Tự hỏi

Hãy tự hỏi tâm trí mình (mà không phán xét) điều gì mà nó mong đạt được khi bắt bạn tập trung vào những đau đớn ấy. Có phải để giải quyết những rắc rối, khiến nó có kết quả khác tốt hơn, hay làm cho nỗi đau ấy được cảm thấy như mình đang được lắng nghe?

Bạn có nhất thiết phải nhớ lại những đớn đau đó để bảo vệ mình khỏi việc có thể nó sẽ quay trở lại? Đáng sợ đến thế sao khi được cảm thấy mình đang khá lên? Có phải bạn đang bị chi phối bởi chính việc đắm chìm trong những nỗi đau đó?

Hãy luôn tự hỏi về mục đích của chính bộ não mình: Liệu việc đắm chìm đấy giúp bạn cảm thấy an yên hơn? Có thật sự nó giúp bạn thấy khá hơn? Cuối cùng, bạn sẽ nhận ra rằng việc cố gắng được yên bình với cái tâm trí này tựa như cố mở khoá bằng một quả chuối vậy; đơn giản là ta đang sử dụng những công cụ không phù hợp với hoàn cảnh. Lần tới khi bạn lại tiếp tục đắm chìm vào sự đau đớn đấy, bạn có thể tự nhắc nhở mình rằng nghĩ nhiều cũng không có ích hơn gì đâu, và bạn sẽ tự nhận ra từ chính những trải nghiệm của mình, chính từ những lần tự vấn bản thân như thế. Thất bại vẫn luôn là người thầy tuyệt nhất trong cuộc sống này.

4. Chuyển hướng tập trung từ việc nghĩ sang cảm nhận những nỗi đau.

Hãy cảm nhận thời điểm và cách thức vận hành trong cơ thể mình, trực giác nào đang trực tiếp trải nghiệm những câu chuyện về sự đau khổ của bạn. Bạn có thể trở nên lý trí hơn khi bạn làm thế và tặng cho mình vài từ ngọt ngào, có thể thậm chí là một vài lời cầu nguyện cho sự thống khổ này. Hãy loại những câu chuyện này trong đầu và để bản thân tự cảm nhận

5. Hãy nói “không" hoặc “dừng lại" thật to

Ta có thể học cách nói “không" với tâm trí mình như cách ta nói không với một đứa trẻ đang tự làm hại mình. Thi thoảng một phần suy nghĩ trưởng thành và khôn ngoan hơn phải bước vào và ra lệnh dừng lại những hành vi độc hại mà bộ não ta đang điều khiển. Hãy nói “không" hoặc “dừng lại" thật lớn để chính bạn có thể nghe và trải nghiệm nó trực tiếp thông qua các giác quan của mình, hơn là việc kệ đó rồi ta lại coi đó chỉ là một suy nghĩ trong cái tâm trí luôn nghiện sự tự dày vò mình thôi.

6. Tự vấn mình, điều gì tồi tệ sẽ xảy ra nếu bạn từ bỏ những nỗi đau ấy?

Hãy dò lại lúc nào bản thân cảm thấy không an toàn khi ngừng ngẫm về những thứ tiêu cực từng xảy ra với bạn và điều gì vẫn đang không ổn. Hãy đưa ra sự lựa chọn mà không phải lấp đầy hiện tại của mình với quá khứ. Hãy dũng cảm lên: tạo ra một danh tính mới mà không phải là những mảnh ghép từ những tự truyện cá nhân, mà vẫn luôn tươi mới và thay đổi liên hồi

Trong quá trình ấy, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn có thể luôn cảm thấy tuyệt vời và hạnh phúc mà không phải cố tạo ra những thứ đã xảy ra được diễn biến theo chiều hướng khác.

 

Dịch: Dương Võ

Biên tập: Linh Vũ

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/inviting-monkey-tea

Nguồn: A Crazy Mind - Ybox.vn

menu
menu