Tại sao bạn cảm thấy mình không có cá tính?
Không ai không có cá tính, nhưng một điều chắc chắn có thể xảy ra là bạn đang kìm nén cá tính của mình và không để nó tỏa sáng. Mỗi người đều có cá tính riêng, bạn cũng vậy.
Đã có ai nói với bạn rằng bạn không có cá tính chưa? Câu đó có nghĩa là gì? Điều này trên thực tế có thể xảy ra không?
Không ai không có cá tính, nhưng một điều chắc chắn có thể xảy ra là bạn đang kìm nén cá tính của mình và không để nó tỏa sáng. Mỗi người đều có cá tính riêng, bạn cũng vậy.
Tính cách là tổng hợp những trải nghiệm của bạn trong suốt cuộc đời. Những điều bạn thích và không thích, những món ăn yêu thích và không yêu thích và thể loại âm nhạc yêu thích. Tất cả những điều đó tạo nên cá tính của bạn.
Nhà nghiên cứu tâm lý Fayard và các đồng nghiệp đã trả lời trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu và Tính cách. Trong nghiên cứu đó, cá nhân thường gán mác tiêu cực cho việc không có cá tính mà không có lời khen ngợi nào cả. Tuy nhiên, thuật ngữ này có vẻ mơ hồ. Không có cá tính có phải là khi bạn không có thú vui và sở thích? Hay khi bạn ít nói?
Để bắt đầu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu 104 người tham gia viết ra sự khác biệt giữa việc "không có cá tính" và "có nhiều cá tính" trong một câu hỏi mở. Hơn một nửa số người trả lời trong nghiên cứu mô tả việc không có cá tính là nhàm chán, họ sử dụng những từ như "nhạt nhẽo", "buồn tẻ", hoặc "thiếu sức hút".
Ngược lại, có nhiều cá tính gắn liền với những người "hòa đồng", "năng động" và "giàu tình cảm". Họ được mô tả là dễ mến, sôi nổi và tự tin.
Chúng ta sẽ khám phá lý do tại sao bạn cảm thấy mình không có cá tính và bạn có thể làm gì để phát triển nhân cách của mình.
Đầu tiên, hội có lòng tự trọng thấp. Theo bác sĩ tâm thần học Alok Kanojia chia sẻ trong một video có tên "Phản ứng của nhà trị liệu: Tôi quá nhàm chán đối với người khác." Cảm giác như bạn không có cá tính có liên quan đến việc đánh giá thấp giá trị bản thân, còn được gọi là lòng tự trọng.
Trong một bài báo đăng trên tờ Tâm lý học Ngày nay, nhà nghiên cứu Davis và đồng nghiệp đã giải thích rằng lòng tự trọng thấp dẫn đến cái nhìn không thiện cảm về bản thân. Những người này có xu hướng tự trách cứ bản thân và thường bị cuốn vào những lần độc thoại tiêu cực về bản thân, họ nói những câu như
"Mình thật vô dụng"
"Mình không có cá tính"
"Mình không đủ thú vị".
Bạn cảm thấy thế nào về bản thân? Điều này nghe có khá giống với lời độc thoại nội tâm của bạn không? Đây có thể là lý do khiến bạn cảm thấy mình không có cá tính, nhưng đừng lo lắng. Chắn chắn cá tính của bạn vẫn luôn tồn tại.
Giả sử bạn chia tay với người yêu sau cuộc cãi vã gay gắt. Hôm sau, bạn có một bài kiểm tra quan trọng, vì vậy bạn quyết định hít một hơi thật sâu, kìm nén đau buồn, và vờ như chuyện đó chưa từng xảy ra.
Một nhóm các nhà nghiên cứu do Michaela Hiebler - Ragger dẫn đầu đã phát hiện ra rằng tính cách của chúng ta được quyết định bởi những cảm xúc cơ bản: sợ hãi, quan tâm, giận dữ, tìm kiếm, đùa giỡn và buồn bã. Khi không thể hiện những cảm xúc này, chúng ta không cho phép những cảm xúc và hành động này hình thành nên tính cách của mình. Vì vậy, đè nén cảm xúc cũng là đè nén tính cách của chính mình.
Ngược lại, cá tính của bạn trở nên rõ ràng khi bạn bày tỏ cảm xúc. Bạn cho phép người khác kết nối với bạn ở mức độ sâu sắc hơn, và do đó bạn sẽ được yêu mến và được coi là người có cá tính.
Không có chính kiến
Hãy thử tưởng tượng, bạn đang có buổi hẹn hò đầu tiên với người bạn thích từ lâu tại một nhà hàng bánh mì. Anh ấy hỏi bạn có muốn thử món dưa chuột muối không, nhưng vấn đề là: bạn không thích ăn dưa chuột. Thay vì từ chối, bạn đồng tình và nói rằng bạn thích dưa chuột muối, và muốn thử ăn chúng.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà nghiên cứu tâm lý học Jennifer Fayard và các đồng nghiệp đã báo cáo rằng khoảng một phần ba số người được hỏi mô tả những người không có cá tính là những người không nổi bật hoặc không có quan điểm hay sở thích mạnh mẽ nào. Cố vấn và nhà trị liệu tâm lý Adele Wilde nói rằng: bạn phát triển tốt cả về tinh thần và thể chất khi nhận được sự chú ý thông qua sự công nhận, thấu hiểu và chấp nhận. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khao khát được công nhận này lại đi kèm với nỗi sợ bị từ chối và không được thấu hiểu. Khi nỗi sợ hãi này lấn át nhu cầu được chú ý, bạn sẽ che giấu con người thật của mình và không thể hiện ra ngoài. Mong muốn được chấp nhận và công nhận đó khiến bạn thay đổi chính mình trở thành bất cứ phiên bản nào người khác kỳ vọng. Bạn luôn tuân theo những gì người khác muốn.
Vì vậy, cá tính thực sự của bạn chưa bao giờ được thể hiện. Bạn có thấy những lý do kể trên liên quan tới mình? Bạn có thể tự hỏi, mình có thể làm gì nếu cảm thấy bản thân không có cá tính.
Với trường hợp này, chúng ta có 3 giải pháp.
Bồi đắp tự tin và lòng tự trọng
Trong video "Cách xây dựng sự tự tin từ bên trong", bác sĩ tâm thần - Tiến sĩ Alok Kanojia nói rằng bạn cần ngồi lại và suy nghĩ xem bạn là ai, và tại sao bạn lại cảm thấy như vậy về bản thân. Điều này có thể dẫn đến việc tự khám phá lý do tại sao lòng tự trọng của bạn lại thấp và giá trị cốt lõi thực sự của bạn là gì. Điều này có thể giúp loại bỏ những niềm tin cũ hoặc thậm chí những suy nghĩ độc hại được truyền lại trong những năm đầu đời của bạn. Việc nghi ngờ bản thân có thể là trở ngại trong việc xây dựng cá tính của bạn. Vì vậy, để giúp bạn xây dựng lòng tự trọng, lập danh sách 10 điều bạn trân trọng trong cuộc sống, và 10 điều bạn cảm thấy biết ơn.
Tôi là ai?
Hiểu rõ bản thân hơn là điểm mấu chốt để hiểu tính cách và nâng cao lòng tự trọng của bạn. Nhà tâm lý học Seymour Epstein giải thích:
Khái niệm bản thân bao gồm bản thân vật chất của cơ thể: kích thước cơ thể, hình dáng, ngoại hình;
cái tôi nội tâm: cảm xúc, nhu cầu, giá trị, quan điểm;
cái tôi xã hội - cách người khác nhìn nhận chúng ta.
Tìm hiểu thêm về từng loại này có thể giúp bạn tăng cường sự tự tin và lòng tự trọng.
Đừng để trò chuyện chỉ là trò chuyện
Hãy nghe hai câu hỏi sau đây, bạn có thể chỉ ra điểm khác biệt?
Câu hỏi 1: “Hôm nay bạn đã làm gì ở trường?”
Câu hỏi 2: "Hôm nay bạn thích nhất khoảnh khắc nào ở trường?"
Nhà tâm lý học Jonice Webb mô tả câu hỏi đầu tiên là một câu hỏi theo chiều ngang là một câu hỏi đóng cung cấp sự thật và thông tin. Câu hỏi thứ hai được gọi là câu hỏi dọc nhằm khuyến khích người đang nói chuyện với bạn suy ngẫm và xem xét câu trả lời của họ sâu sắc hơn. Điều này làm cho cuộc trò chuyện của bạn thú vị và thỏa mãn hơn.
Có rất nhiều cơ hội để bạn phát triển cá tính của mình vì bạn đã có nền tảng sẵn. Vấn đề chính là có thể bạn không nhận thức được rằng mình có cá tính. Vì vậy, bước đầu tiên cần làm là tìm hiểu xem bạn thực sự là ai.
Ảnh: socialself.com
Nguồn: Why you feel you have no personality - Psych2Go/Ybox.vn