Thay đổi vì sợ mất mát

thay-doi-vi-so-mat-mat

Có một chìa khóa then chốt để rèn luyện tính tập trung của con người, đó là mua dụng cụ học tập đủ đắt tiền.

Thầy Hứa Sầm, một chuyên gia học tập nổi tiếng của Trung Quốc và là tác giả của cuốn sách bán chạy Sleight of hand đã từng chia sẻ kinh nghiệm học tập hiệu quả của mình. Ông cho biết, có một chìa khóa then chốt để rèn luyện tính tập trung của con người, đó là mua dụng cụ học tập đủ đắt tiền.

Ví dụ, có một thời gian thầy Hứa Sầm học ghi-ta, những người bình thường sẽ vào cửa hàng để mua một cây đàn ghi-ta sơ cấp với giá 200-300 tệ, còn những người yêu thích ghi-ta chịu chơi một chút thì cùng lắm cũng chỉ mua đàn tầm trung và cao với giá vài nghìn tệ. Nhưng thầy Hứa Sầm không làm như vậy, ông cho rằng đã mua thì phải mua loại tốt. Năm 26 tuổi khi lần đầu học ghi-ta, ông đã mua một cây đàn trị giá 47.000 tệ.

Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng, gia đình thầy Hứa Sầm tương đối giàu có, nhưng thực tế không phải vậy. Số tiền 47.000 tệ là do thầy Hứa Sầm vay mượn bạn bè mà có, và thầy phải mất 1 năm mới trả hết số tiền để mua cây đàn này.

Bạn có thể tò mò là, tại sao thầy lại làm như vậy? Vâng, bởi vì thầy ấy đã quyết tâm phải học tốt nhạc cụ ghi-ta này. Thầy cho rằng bản thân nhất định phải dành nhiều thời gian để tập luyện mỗi ngày, bởi “thời gian chơi ít đi tức là đang lãng phí”.

Với niềm tin này, trong quá trình học ghi-ta, thầy Hứa Sầm không bao giờ luyện tập dưới 4 giờ mỗi ngày, nhờ đó mà thầy đã chơi được những tác phẩm với độ khó rất cao chỉ trong thời gian ngắn.

Tương tự, có giai đoạn thầy Hứa Sầm bắt đầu luyện viết thư pháp. Rất nhiều người đều dùng giấy báo để luyện viết, những người kỹ tính hơn thì thích dùng loại giấy màu vàng đất giá 5 hào một tờ lớn, còn lựa chọn của thầy Hứa Sầm lại khiến ai nấy đều phải ngạc nhiên. Bởi vì loại giấy thầy mua là loại giấy Tuyên Thành cao cấp với giá 20 tệ mỗi tờ. Thông thường, mỗi tờ giấy Tuyên Thành sẽ viết được khoảng 20 chữ, nghĩa là mỗi chữ được viết ra sẽ có giá 1 tệ. Điều này hiển nhiên sẽ khiến cảm giác ám ảnh về mất mát trong con người ta trỗi dậy, vì thế, họ sẽ buộc bản thân phải thật sự nghiêm túc mỗi khi đặt bút viết.

Căn cứ vào 2 ví dụ trên, thầy Hứa Sầm đưa ra nhận định rằng, dù là dụng cụ học tập hay bất kỳ đồ dùng nào khác, bạn cũng không được mua đồ rẻ, vì nhìn bề ngoài thì có vẻ tiết kiệm tiền, nhưng ham rẻ thì sẽ lãng phí rất nhiều thời gian của chúng ta. Bởi “những vật dụng giá thành rẻ thì không phải thành phẩm được tạo ra bởi sự tập trung, chỉ khi mua những món đồ đắt tiền mới khiến bạn cảm nhận được sự tập trung nhất định, mới có thể rèn luyện cho con người ta tính tập trung.”

---

Bài viết trích từ cuốn sách ĐỊNH LUẬT TĂNG ENTROPY - Vượt bẫy SUY THOÁI giúp bạn tiến lên ĐỈNH CAO của cuộc đời.

Tại sao chúng ta thường dễ bỏ cuộc và khó kiên trì? Tại sao chúng ta dường dễ bị phân tâm và khó tập trung? Tại sao nếu cứ mãi chỉ lặp đi lặp lại một công việc hằng ngày, chúng ta lại thường dần mất đi sự nhiệt tình ban đầu, cảm thấy bản thân dần trở nên bảo thủ hay thậm chí là lạc hậu?

Những câu hỏi này tưởng chừng như không liên quan đến nhau nhưng thực chất đều bắt nguồn từ định luật tăng entropy. “Entropy” đại diện cho một mức độ hỗn loạn, còn “định luật tăng entropy” là một định luật vật lý, mang ý nghĩa mọi thứ đều đang chuyển từ trạng thái trật tự sang rối loạn.

Đây không chỉ là một định luật mang tính khoa học hay chỉ áp dụng đối với những vật thể lớn lao như các hành tinh hay doanh nghiệp, mà mỗi cá nhân cũng đều không phải ngoại lệ. Nếu có thể chống lại định luật thoái trào này, bạn sẽ có thể phát triển bản thân một cách chiến lược và đạt được những thành tựu nhất định.

Cuốn sách này sẽ cho bạn biết cách thiết lập 1 cấu trúc phát tán và cách vận dụng chuyên sâu 11 hiệu ứng tâm lý, nguyên tắc để làm được điều đó như: Tư duy phát triển, hiệu ứng ám ảnh về mất mát, hiệu ứng phụ thuộc vào lối mòn, thuyết dòng chảy hay nguyên tắc Pareto,… Từ đó, bạn sẽ có thể phá vỡ hệ thống khép kín và “nhảy ra ngoài chiếc hộp” vốn có của mình.

Mời bạn đặt sách tại: https://shope.ee/1q9u71ceWX

menu
menu