Tích tiểu thành đại  

tich-tieu-thanh-dai  

Tiến sĩ Rick Hanson – tác giả của cuốn Bộ não của Phật đã đưa ra một nhận định đơn giản nhưng chấn động: Bí quyết của một người hạnh phúc và giác ngộ chỉ đơn giản là “Cách bạn sử dụng tâm trí của mình sẽ thay đổi bộ não của bạn”.

Tiến sĩ Rick Hanson – tác giả của cuốn Bộ não của Phật đã đưa ra một nhận định đơn giản nhưng chấn động: Bí quyết của một người hạnh phúc và giác ngộ chỉ đơn giản là “Cách bạn sử dụng tâm trí của mình sẽ thay đổi bộ não của bạn”.

Dựa trên các nghiên cứu, dẫn chứng khoa học và thời gian tu tập Phật giáo nhiều năm, Rick Hanson đã chứng minh tất cả đau khổ của chúng ta xuất phát từ các ham muốn và quan trọng nhất là không biết cách yêu thương mình.

Nhưng yêu thương bản thân không phải là bản năng sẵn có, chúng ta phải học cách yêu thương. Để học được cách yêu thương bản thân thì bạn phải biết cách đối xử với mình như một người quan trọng. Để làm được điều này bạn phải kiên trì thực hành một số phương pháp chánh niệm giúp bạn gia tăng nội lực bên trong. 

Cũng giống như các thói quen tốt, việc đạt được hạnh phúc và sau cùng là sự giác ngộ đòi hỏi sự chú tâm từ những khoảnh khắc nhỏ bé nhất. Khi những nỗ lực này được gắn kết với nhau sẽ tạo ra sự thay đổi đem lại ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống của bạn.  

TÂM TRÍ BẠN KHÔNG THỂ NGĂN CẢN ĐAU KHỔ NHƯNG BẠN CŨNG KHÔNG THỂ NGĂN CẢN SỰ THAY ĐỔI CỦA NÃO BỘ

Cuộc sống ngày nay liên tục tạo ra những chấp niệm và hành động sai lầm. 

Sai lầm lớn nhất là bạn đang đối xử với bản thân không phải là người quan trọng nhất. Như vậy bạn đang sống ở thế bị động không phải là chủ động. Cần có một sự thay đổi có tính cách mạng và triệt để. 

Sự thay đổi này được ví như việc “nhổ cỏ và trồng hoa” được bắt đầu từ trong tâm trí bạn. Chính xác hơn bạn phải bắt tay sắp xếp lại não bộ của mình. Tâm trí hình thành dựa trên những gì nó chú ý, đồng thời não bộ cũng hấp dẫn bởi những thông tin mà tâm trí xác nhận. 

Thay đổi được não bộ thì tâm trí sẽ thay đổi. Khi tâm trí thay đổi thì não bộ cũng thay đổi.

Và để sự thay đổi này trở nên khả thi và dễ dàng thực hiện bạn có thể tham khảo một số cách trong 52 cách thực hành đơn giản được đề cập trong cuốn Tích tiểu thành đại.

Tích tiểu thành đại là một cuốn sách có tính thực hành nhiều hơn lý thuyết. Nhưng đây là những cách thực hành đơn giản mà bạn có thể áp dụng thường xuyên để gia tăng chánh niệm cùng sự bình thản trong tâm trí.

Giá trị của những sự thực hành này mang tới khả năng phục hồi năng lượng và tinh thần trong cuộc sống, vốn bị những tác động ngoại lai từ cuộc sống và công việc bận rộn ảnh hưởng sự bình yên bên trong bạn. Khi sự bình yên này bị phá vỡ, ta rất dễ căng thẳng, lo lắng, cáu giận, không kiểm soát được hành vi của mình.

Trong cuốn Bộ não của Phật, phân tích não bộ và tâm trí sẽ ưu tiên ghi nhận thông tin tiêu cực nhanh hơn và nhớ lâu hơn sự tích cực. Khi có sự tiêu cực xuất hiện, một bộ phận trong não bộ là hồi hải mã sẽ lưu giữ nó cẩn thận để tham chiếu trong tương lai. Vì thế những ấn tượng tiêu cực rất khó phai mờ và những gì tích cực được coi như là điều không đáng lưu tâm.

Sự hoạt động của não bộ - tâm như vậy sẽ dẫn tới việc con người sẽ cố gắng tránh né sự tổn thất hơn là đạt được lợi ích có giá trị tương đương. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho não bộ liên tục phát ra những tín hiệu lẩn quẩn như “Làm thế này có đúng không, nhỡ đâu, sẽ thế nào nếu mình làm khác đi thì sao...” sẽ dẫn tới đau khổ.

Trong Bộ não của Phật cũng đề cập tới phương tiện giúp ta thoát khỏi tình trạng này.  Không chỉ đem tới đau khổ và tiêu cực, nhưng chính từ tâm trí và não bộ cũng sản sinh ra Giới, Định, Tuệ tương ứng với đức hạnh, chánh niệm, trí tuệ.

Đức hạnh liên quan tới việc điều chỉnh các hành động - thân, ngôn từ - khẩu và suy nghĩ - ý của mỗi người để tạo ra nhiều lợi ích hơn là gây hại cho chính bạn và những người khác.

Chánh niệm liên quan tới việc chú ý, quán sát đối với cả thế giới bên trong và thế giới bên ngoài của mỗi người.

Trí tuệ giúp bạn hiểu đau khổ là gì, chấm dứt đau khổ như thế nào và khi nhận biết rõ về đau khổ bạn sẽ tìm cách giải trừ mối phiền lòng này. 

Bạn không thể ngăn tâm trí ngừng trải nghiệm đau khổ. Nhưng bạn cũng không thể ngăn cản não bộ mình thay đổi.

Bằng cách nào?

Bằng những cách đơn giản nhất. 

THỰC HÀNH CHÁNH NIỆM TRONG THỜI ĐẠI BẬN RỘN

Trong cuốn Tích tiểu thành đại có chia sẻ 52 cách thực hành chánh niệm. 

52 cách này được chia thành 5 phần chính gồm.

Phần 1 : Đối xử tốt với bản thân.

Phần 2 : Tận hưởng cuộc sống.

Phần 3 : Nuôi dưỡng điểm mạnh.

Phần 4 : Hòa nhập với cuộc sống.

Và phần 5 : Bình yên giữa thế gian. 

Trong giáo lý nhà Phật, để có thể đối xử tốt với người khác kẻ đó ban đầu phải biết yêu thương chính mình. Triết lý này xuất phát từ một thực tế rất đơn giản “Làm thế nào bạn có thể đối xử tốt với người khác nếu không thể yêu lấy chính mình?”. Chỉ khi nào bạn quan tâm tới chính mình thì bạn mới có những điều tốt đẹp trao tặng cho người khác, thậm chí là cả thế giới này.

Khác biệt và giá trị lớn nhất mà cuốn Tích tiểu thành đại đem tới cho người đọc so với những cuốn sách cùng chủ đề nằm ở tích thực tiễn. Người đọc có thể lựa chọn bất cứ cách nào trong 52 cách để bắt đầu thực hành thay đổi tâm trí và cả não bộ. 

Tất cả bắt đầu từ những điều cơ bản nhất. Ví dụ bạn phải trân trọng và tiếp nhận những điều tốt đẹp nhỏ bé nhất. Những điều tốt đẹp dù cho có nhỏ bé và bình thường đến đâu thì chúng hiện hữu hơn bất cứ giấc mộng màu hồng nào. 

Rick Hanson – tác giả Tích tiểu thành đại và cả cuốn Bộ não của Phật –  lý giải rằng sở dĩ chúng ta luôn bất an và có thái độ tiêu cực với cuộc sống là bởi vì ta không nhận thức được giá trị của những thứ ta đang có. Ta luôn so sánh cái của ta và cái của người khác. Như vậy, tâm trí đang theo đuổi chính những điều không có thật thay vì những gì đang hiện hữu. Hay nói một cách khác, ta theo đuổi tiêu cực thay vì tích cực.

Ngược lại, khi bạn cảm nhận về một điều tốt trong hiện tại hay quá khứ, bạn đã cho chính bản thân mình trải nghiệm những khoảnh khắc tích cực. Thậm chí chỉ cần bạn duy trì sự hiện diện của một trong số trải nghiệm tốt đẹp đó trong 10 tới 30 giây cũng đem tới cảm giác đầy đủ, vẹn toàn giống như thực hành thiền định. 

Rick Hanson cũng dẫn chứng từ khoa học lợi ích của việc đối xử tốt với bản thân cũng chính là có lòng trắc ẩn với chính mình đem lại như:

  • Giảm bớt sự tự chỉ trích.
  • Giảm căng thẳng.
  • Tăng cường sự miễn dịch và phục hồi.
  • Chữa lành những tổn thương tâm lý.

Cùng những lợi ích khác nữa. Nhưng điều kinh ngạc ở đây là chỉ cần bạn “đối xử tốt với bản thân” chỉ trong vài giây cũng đem lại hiệu quả lớn.

Nhưng tại sao chúng ta lại không nhận ra điều này, hành động này và áp dụng vào đời sống hằng ngày như một thói quen tốt?

Bởi vì bạn thường nhìn thấy ở những người khác hơn là chính bản thân mình. Chính xác hơn là khuynh hướng tiêu cực của não bộ, vốn là bản năng có sẵn trong ta chỉ nhìn vào những nhược điểm thay vì ưu điểm của bạn. Đây không phải là lỗi hoàn toàn ở bạn. Con người đã tiến hoá và liên tục thay đổi chính mình để tồn tại trong tự nhiên. Một trong những điều lưu lại trong não bộ của con người là luôn ghi nhớ các điều tiêu cực hơn tích cực để sinh tồn. (Chi tiết hơn, bạn có thể đọc cuốn Bộ não của Phật cũng của tác giả). 

Nhưng khoa học cũng chứng minh rằng não bộ vốn có tính “dẻo” thay vì “rắn”. Não bộ có thể thay đổi chứ không phải là một thứ cố định không bao giờ uốn nắn được. 

Để bắt đầu hành trình thay đổi tâm trí và dạy dỗ não bộ, bạn có thể chọn một vài cách trong 52 cách thực hành đơn giản mà cuốn Tích tiểu thành đại đề cập tới. Thậm chí bạn chỉ cần chọn một trong 52 cách và kiên trì thực hiện mỗi ngày, mỗi lần không quá vài phút cũng đã đem tới sự cải thiện trong tâm trí lẫn não bộ. 

Ví dụ thay vì phải ngay lập tức ngồi xuống thiền định tối thiểu 30 phút, bạn chỉ cần 1 tới 2 phút mỗi ngày. Đó có thể là ở nhà hay chính tại văn phòng. Khi cần khoảng thời gian để thực hành những bài tập gia tăng lòng trắc ẩn lẫn nội lực của mình được để cập chi tiết trong Tích tiểu thành đại.

Một trong những bài tập ấn tượng nhất trong Tích tiểu thành đại chính là bài số 29 – Mạo hiểm với những trải nghiệm đáng sợ. 

Mạo hiểm với những trải nghiệm đáng sợ là một bài tập thực hành giúp bạn bộc lộ năng lực của bản thân tốt hơn trong trường hợp người khác cho đó là rủi ro hay viển vông.

Ví dụ bạn rất muốn làm quen với một cô gái và có ý định phát triển mối quan hệ này trở nên thân mật và gần gũi hơn, nhưng lại sợ bị từ chối và chính suy nghĩ này khiến bạn từ bỏ quyết định KHÔNG LÀM GÌ CẢ.   

Tâm trí và não bộ luôn đưa ra những phản hồi làm điều này và tránh làm điều kia với lý do ngăn cách bạn khỏi đau khổ. Trong ví dụ trên, ta có thể thấy não bộ đã nghiêm trọng hoá tiêu cực như thế nào, đồng thời bỏ qua điều tích cực ta có thể nhận được trong tình huống ấy chính là ta đã thách thức những giả định “liệu chúng có thể đúng?”.

Khi bạn dám thách thức hệ thống tâm và não trước đây vốn luôn chi phối bạn, bạn đang di chuyển khỏi giới hạn, vùng an toàn của mình bằng cách chấp nhận những rủi ro đã được tính toán trước. Ngay cả khi kết quả xấu nhất có thể xảy ra thì bạn sẽ không bị chìm vào tiêu cực, bởi vì bạn đã dự đoán trước kết quả. Có chăng chỉ là sự khó chịu hoặc chưa hài lòng. Nhưng rồi sẽ nhanh chóng tan biến. 

Khi những tình huống này xảy ra trong cuộc sống, việc chấp nhận những trải nghiệm đáng sợ có thể gây ra những nỗi đau khổ và thất vọng cho bạn. Nhưng đồng thời, ngay sau những khoảnh khắc này, tâm và não sẽ ghi nhận những nỗ lực của bạn. Thay vì ngăn cản bạn bước ra khỏi vùng an toàn, tâm và não đã trở nên mềm dẻo hơn, đã được huấn luyện trong việc chấp nhận đau đớn để đánh đổi lấy niềm vui lớn lao từ việc được bộc lộ bản thân một cách đầy đủ và trọn vẹn. 

Khi bạn học được cách yêu thương chính mình, bạn mới có thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, ngay cả trong những lúc bận rộn nhất. Bạn sống dựa trên những điểm mạnh là các giá trị cốt lõi của mình. Dựa trên những giá trị này bạn sẽ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống và cuối cùng là tận hưởng sự bình yên trong một thế giới không ngừng biến động như ngày này.   

HÃY CHĂM SÓC BẢN THÂN MÌNH MỘT CÁCH KỸ LƯỠNG

Xuyên suốt 52 bài học và thực hành trong Tích tiểu thành đại liên tục nhắc nhở bạn hãy để mọi thứ đúng theo bản chất của chúng chứ không phải như bạn nghĩ chúng là tích cực hay tiêu cực. 

Hãy buông bỏ con người bạn đã từng là. Hãy buông bỏ cả tâm và trí trước đây. Hãy chăm sóc bản thân bạn một cách kỹ lưỡng. Hãy cho phép bản thân mình học hỏi, phát triển và nhờ đó mà thay đổi cả tâm trí lẫn não bộ.

Để làm được điều này ta phải không ngừng thực hành chánh niệm trong đời sống hàng ngày. Mấu chốt của sự thay đổi toàn diện nằm ở tính kiên trì. Tâm trí và não bộ cũng không nằm ngoài quy luật Tự nhiên: bạn càng thực hành, bạn càng đạt được kết quả lớn. Điều này rất giống với lợi ích của thói quen tập thể dục. Nếu bạn chỉ thi thoảng tập luyện, bạn sẽ nhận ít kết quả. Nhưng nếu bạn tập luyện thường xuyên, bạn sẽ thấy sự thay đổi rất rõ rệt.

Khi tâm trí thay đổi thì não bộ cũng sẽ thay đổi. Khi não bộ thay đổi tâm trí cũng có sự tăng tiến không ngừng bằng cách nỗ lực, siêng năng và kiên trì trong mọi ngày để nhận được kết quả lớn lao.  

Mỗi ngày trong trong cuộc sống, ít nhiều những trải nghiệm tốt đẹp sẽ đến với bạn. Kể cả trải nghiệm đó chỉ kéo dài trong vài chục giây ngắn ngủi. Nhưng nhờ việc thực hành chánh niệm trong Tích tiểu thành đại, bạn sẽ biến khoảnh khắc ngắn ngủi đó thành một trải nghiệm tích cực khiến bạn hạnh phúc và an yên.

Thứ gì được lưu giữ trong nhận thức càng lâu, càng kích thích về mặt cảm xúc thì càng nuôi dưỡng cho những thay đổi tích cực của não bộ và khiến tâm trí liên tục tìm kiếm những trải nghiệm tích cực trong bất cứ thời điểm nào. 

Vì thế, để hạnh phúc và giác ngộ, hãy đối xử và chăm sóc bản thân bạn như một người quan trọng nhất một cách kỹ lưỡng. Như vậy là bạn đã phần nào kiểm soát được cuộc sống và những gì đang diễn ra xung quanh mình, cả bên ngoài lẫn bên trong. 

Làm được điều này là bạn đã trao cho bản thân mình và cả chính những người xung quanh món quà giá trị nhất trong hiện tại, tương lai. 

Mời bạn đặt sách TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI tại: 

https://tinyurl.com/3yfjf37j

menu
menu