Tiến Sĩ Từ Stanford Dành 20 Năm Nghiên Cứu Để Tiết Lộ: 3 Hành Động Nhỏ Này Khiến Bạn Trở Thành ‘nam Châm Thu Hút Sự May Mắn’

tien-si-tu-stanford-danh-20-nam-nghien-cuu-de-tiet-lo-3-hanh-dong-nho-nay-khien-ban-tro-thanh-nam-cham-thu-hut-su-may-man

Thực tế may mắn là điều bạn có thể tạo ra. Vị tiến sĩ này dành 20 năm nghiên cứu và quan sát để tìm ra yếu tố giúp bạn trở thành “nam châm thu hút may mắn”.

Trong suốt 20 năm quan sát và nghiên cứu điều gì khiến một số người may mắn hơn người khác, Tiến sĩ Tina Seelig của Stanford đã khẳng định: Những người may mắn nhất có xu hướng là người tự tạo ra may mắn cho chính mình. 

Trong một buổi nói chuyện tại TED Salon, Seelig định nghĩa may mắn là một cơn gió nhẹ. Đôi khi nó là một cơn bão. Nhưng bạn không bao giờ thực sự biết khi nào đến hoặc từ đến từ hướng nào. 

Lời khuyên của giáo sư Tina Seelig là tự xây dựng cánh buồm của bạn, cũng chính là tự tạo ra may mắn cho bản thân. Đó cũng là cách giáo sư huấn luyện các sinh viên của mình nhằm cải thiện xác suất giúp họ gặp may mắn trong cuộc sống. Để xây dựng cánh buồm của bạn, Seelig gợi ý 3 cách sau:

Tiến sĩ Tina Seelig

1. CHẤP NHẬN RỦI RO

Bước đầu tiên bạn cần làm là học cách chấp nhận rủi ro và bước ra ngoài vùng an toàn của mình. Cô luôn khuyên sinh viên của mình suy nghĩ về chiến lược và những rủi ro mà họ sẽ phải đối diện. Cũng giống như một đứa trẻ muốn chuyển từ xe tập đi 4 bánh sang xe 2 bánh đòi hỏi phải mạo hiểm. Phải mất khá nhiều lần cố gắng chúng mới có thể đi được thăng bằng. Song mỗi lần thử và cố gắng một chút, chúng sẽ tiến bộ không ngừng. 

Trong lớp học của mình Seelig luôn yêu cầu sinh viên của mình làm bài tập về rủi ro. Cô thách thức sinh viên tự đánh giá mức độ thích nghi của họ với các loại rủi ro về trí thức, vật lý, tài chính, đa cảm, xã hội, chính trị và đạo đức.

Sinh viên sẽ phải so sánh về rủi ro mà họ gặp phải trong từng trường hợp, đẩy mình vào những rủi ro mà họ khó chấp nhận nhất. Một khi bước qua giới hạn của bạn thân, họ sẽ tự mở ra cánh cửa cơ hội cho mình. 

Ví dụ, nếu bạn là người hướng nội và nhút nhát, bạn có thể tự thử thách bản thân nói chuyện với những người không quen biết. Có thể việc chấp nhận những rủi ro này không chắc sẽ đảm bảo cho sự thành công của bạn. Nhưng nó sẽ giúp bạn khám phá nhiều khía cạnh đáng ngạc nhiên của bản thân.

Tina Seelig đã đạt được hợp đồng mua sách đầu tiên của mình bằng cách bắt chuyện với một người lạ trên máy bay. Có vẻ như giáo sư đã gặp được may mắn - nhưng hợp đồng "vàng" này sẽ không đến nếu như cô ấy đeo tai nghe nhạc và lờ đi người bạn ngồi bên cạnh.

2. THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN NGAY CẢ KHI BỊ TỪ CHỐI

Giống như nhiều nhà nghiên cứu về hạnh phúc, Seelig đánh giá cao tầm quan trọng của lòng biết ơn ngay cả khi bạn không nhận được kết quả như mong muốn. 

Có thể bạn không nhận được công việc như mong muốn. Có lẽ bạn đã bị từ chối thẳng thừng với những cơ hội tưởng rằng phù hợp với bản thân. Dẫu vậy hãy dành thời gian suy ngẫm về những gì học được và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Sau đó, bạn cần cảm ơn những người đã giúp đỡ mình trải qua thử thách đó. 

"Khi ai đó giúp đỡ bạn cho dù đó có thể là điều rất nhỏ nhặt, họ đang tặng thời gian quý báu của mình cho người khác, nên biết ơn vì điều đó". Seelig nói thể hiện lòng biết ơn là một bước tiến lớn giúp bạn tạo ra may mắn cho bản thân. Nhưng đáng tiếc, nhiều người không làm được điều này.

Giáo sư Tina Seelig điều hành một vài chương trình học bổng cạnh tranh cao tại Stanford. Tina thường nhận được những ghi chú mà sinh viên dành cho mình, một trong số đó là những lời phàn nàn hoặc yêu cầu Tina phản hồi lại để giúp đỡ họ may mắn hơn trong lần sau. Cô đặc biệt ấn tượng với ghi chú của một cậu sinh viên tên Brian, người đã bị từ chối học bổng 2 lần. Sinh viên này đã viết: "Em rất cám ơn giáo sư vì cơ hội này. Em đã học hỏi được nhiều điều trong quá trình nộp đơn". Sau khi đọc được mẩu giấy nhắn, Tina đã có cuộc gặp mặt với Brian. Cậu sinh viên được tham gia vào một chương trình nghiên cứu độc lập. Rõ ràng, cơ hội mà Brian có được là nhờ lời cảm ơn dù bị từ chối học bổng.

3. TÌM Ý TƯỞNG TỐT TỪ NHỮNG ĐIỀU TỒI TỆ

Trong cái rủi có cái may. Một ý tưởng tốt và khả thi có thể không bao giờ đến với bạn khi tất cả mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ. Tina Seelig không tin điều gì là tồi tệ hoàn toàn. "Thực tế, những hạt giống tuyệt vời của ý tưởng thường bắt nguồn khi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn, tồi tệ. Đó là điều thật sự đáng chú ý", giáo sư khuyến khích sinh viên nhìn vào những điều tồi tệ để tìm kiếm khả năng cải thiện nó, cho dù chỉ có một cơ hội duy nhất.

Điều này cũng tương tự với các công ty thành công với những ý tưởng hàng triệu đô la. Nhiều tình huống bất ngờ và rủi ro có thể xảy ra, người thành công nhất là người biết cách biến rủi ro thành cơ hội để phát triển mang lại lợi ích.

Theo Đinh Anh

Theo Thể thao & văn hoá 

Ảnh: Shutterstock

https://www.inc.com/betsy-mikel/a-stanford-professors-simple-3-step-formula-to-make-your-own-luck.html

menu
menu