Tóm tắt sách TRÒ CHƠI TÂM LÝ (4318 chữ)

tom-tat-sach-tro-choi-tam-ly-4318-chu

Chúng ta tham gia trò chơi mọi nơi, mọi lúc – trò chơi tình dục với bạn tình, trò chơi hôn nhân với bạn đời, trò chơi quyền lực với sếp và trò chơi cạnh tranh với bạn bè. Tiến sĩ Berne sẽ vạch trần những mảnh khỏe bí mật và những thao tác vô thức chi phố

1. Mỗi người trưởng thành đều mang trong mình một đứa trẻ

Nhà tâm thần học Eric Berne cho rằng có ba trạng thái cái tôi: Cha Mẹ, Đứa Trẻ và Trưởng Thành. Ba trạng thái hoạt động như một cột đèn tín hiệu giao thông.

Tác phẩm điêu khắc Burning Man. Nguồn: The Guardian.

Eric Berne (nhà tâm thần học đặt nền móng cho lý thuyết Phân tích tương giao) đã mô tả các trạng thái cái tôi như những phương thức suy nghĩ, cảm nhận và hành động liền mạch cùng xảy ra. Ngày nay, chúng ta cũng có thể khái niệm hóa chúng như những biểu hiện của những mạng thần kinh nhân tạo cụ thể trong trí não. Nhờ có những tiến bộ trong thần kinh học, mạng thần kinh nhân tạo đã có thể thực sự được minh họa trực quan.

Berne gọi những hệ thống hình thành từ khi còn nhỏ là trạng thái cái tôi Đứa Trẻ. Khi ta kích hoạt một trong chúng, ta sẽ hành động như khi ta còn nhỏ. Hệ thống thể hiện sự nội hiện hóa về những người đã nuôi dạy chúng ta theo cách chúng ta đã trải qua, được Berne gọi là Cha Mẹ.

Nội hiện hóa (Internalization) là một trong những cơ chế tự vệ trong tâm lý học về cái Tôi, theo đó cá nhân tiếp nhận những cá tính của người khác để được có cảm giác an toàn. Ví dụ một đứa trẻ sợ hãi ông bố nóng nảy, dữ tợn hay đánh đập có thể cũng trở nên nóng nảy để giống bố và được có cảm giác gần gũi, an toàn bên cạnh bố. Nội hiện hóa cũng có nghĩa cá nhân có khả năng mang hình ảnh của người thương yêu chăm sóc và có cảm giác gần gũi mặc dù người đó không ở bên cạnh.

Khi ở trong trạng thái Cha Mẹ, chúng ta suy nghĩ, cảm nhận, hành động giống như các bậc phụ huynh hoặc ai đó ở vị trí cha mẹ chúng ta. Các trạng thái cái tôi xử lý sự việc đang diễn ra theo một cách không bị chi phối bởi cảm xúc được gọi là trạng thái Trưởng Thành. Khi ở trong trạng thái này, chúng ta nhìn nhận thực tế một cách khách quan và ra những quyết định dựa trên thực tế, khi đảm bảo rằng cảm xúc của Đứa Trẻ hay Cha Mẹ không làm ảnh hưởng đến quá trình quyết định đó.

Các tình trạng cái tôi là thật và có thể quan sát được, không phải là một giả thuyết như bản ngã, bản năng và siêu ngã trong phân tâm học. Tất cả chúng ta đều có 3 trạng thái cái tôi và chúng ta tiếp sức cho từng trạng thái dựa vào những gì phù hợp với thời gian và tình huống. Người Trưởng Thành là một hoặc một nhóm trạng thái cái tôi, không phải là một người trưởng thành bằng xương bằng thịt.

Việc khái niệm hóa này để mô tả mối tương giao giữa các trạng thái cái tôi trong một con người hoặc những người khác. Mô tả và phân tích các mối tương giao cho phép chúng ta nhìn vào những cuộc đối thoại thành công và những cuộc đối thoại không thành công, để kiểm tra thật chi tiết cách con người có được sự công nhận của người khác cho mình.

2. Nỗi khao khát của con người được hình thành ra sao

Theo các nhà tâm thần học, sự khao khát công nhận có thể đến từ những chia cắt trong thời thơ ấu cần phải lấp đầy khi con người bước vào độ trưởng thành.

Ảnh minh họa. Nguồn: Penguin.

Rene Spitz (nhà tâm thần học) đã khám phá ra rằng, trẻ sơ sinh không được bế ẵm trong thời gian dài có xu hướng sa vào đáy sâu suy sụp không thể trở dậy và dễ bị ngã gục trước các chứng bệnh lặp đi lặp lại. Hiện tượng này được ông gọi là sự từ chối cảm xúc có thể gây nên những hậu quả sống còn. Những quan sát này bổ sung cho ý kiến về sự khao khát sự kích thích, rằng những dạng được ưa thích nhất của tình cảm được mang đến từ thân mật thể chất, một kết luận không khó chấp nhận dựa trên những kinh nghiệm sống hàng ngày.

Một hiện tượng song song được thấy ở những người trưởng thành liên quan đến sự suy giảm các giác quan. Theo thí nghiệm, những suy giảm đó có thể gây ra một dạng rối loạn tâm thần ngắn hạn, hoặc ít nhất sẽ làm tăng rối loạn tâm thần ngắn hạn.

Ở khía cạnh sinh lý, có thể sự thiếu hụt cảm xúc và cảm giác có xu hướng mang lại hoặc khuyến khích những thay đổi trong tế bào. Nếu hệ lưới hoạt hóa của não không được kích thích đầy đủ, sự thoải mái trong tế bào thần kinh sẽ xảy ra, ít nhất là một cách gián tiếp. Đây có thể là hậu quả thứ cấp xảy ra do thiếu hụt dinh dưỡng, nhưng thiếu hụt dinh dưỡng tự nó có thể là sản phẩm của tính thờ ơ, như trẻ sơ sinh mang chứng suy dinh dưỡng thể teo đét.

Do đó, một dây chuyền sinh học có thể được coi là gây ra sự thiếu hụt cảm xúc và cảm giác bao gồm từ tính thờ ơ cho đến những thoái hóa và cái chết. Trong tình cảnh này, nhu cầu kích thích các giác quan có cùng mối quan hệ với sự sống của tế bào con người giống như nhu cầu về thực phẩm.

Thực vậy, không chỉ về khía cạnh sinh học mà còn về khía cạnh xã hội và tâm lý học, nhu cầu kích thích giác quan và cảm xúc theo nhiều cách cũng giống như nhu cầu về thức ăn. Những thuật ngữ như suy dinh dưỡng, chán ăn, sành ăn, ăn kiêng theo mốt, khổ tu, nghệ thuật ẩm thực, đầu bếp giỏi dễ dàng được chuyển từ trường nghĩa dinh dưỡng sang trường nghĩa tâm thần học. Chẳng hạn, bội thực đồng nghĩa với kích thích quá độ.

Vấn đề mà nhà tâm thần học xã hội để tâm là những gì sẽ xảy ra sau khi trẻ sơ sinh bị chia tách khỏi mẹ trong tiến trình thường thấy để trưởng thành. Những gì đã được nói từ trước tới nay có thể được tóm gọn trong câu: "Nếu không được vỗ về, tủy sống của anh sẽ nhăn nheo lại". Do vậy, khi thời kỳ gần gũi với mẹ kết thúc, cá nhân sẽ đối mặt trong cả cuộc đời còn lại của mình với sự khó khăn mà vận mệnh và cuộc sống của anh ta phải vật lộn.

Một khó khăn là lực lượng xã hội, tâm lý học và sinh lý học ngăn cản anh ta tiếp tục có những cử chỉ thân mật về thể chất theo cách của trẻ sơ sinh.

Khó khăn khác là cố gắng liên tục của anh ta để có được điều đó. Anh ta sẽ thỏa hiệp trong hầu hết tình huống. Anh ta cố gắng trở nên tinh tế hơn, có khi ngầm ám chỉ, cho tới khi có một chút sự công nhận có thể thỏa mãn ở một mức độ nào đó, mặc dù nỗi khát khao tiếp xúc về thể chất của anh ta không hề được giảm đi.

Quá trình thỏa hiệp này có thể được gọi bằng nhiều thuật ngữ, dù được gọi là gì thì kết quả vẫn là sự biến đổi một phần của khát khao tình cảm kiểu trẻ con thành thứ được gọi là sự khát khao được công nhận.

3. Khi ba nhân cách của con người được kích hoạt

Ba cái Tôi (Đứa trẻ, Trưởng thành, Cha mẹ) trong lý thuyết Phân tích tương giao của Eric Berne thể hiện các chức năng khác nhau mỗi khi được kích hoạt.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Mario Wagner.

  1. Đứa trẻ

Từ "tính trẻ con" không được sử dụng trong phân tích cấu trúc, vì nó mang hàm ý nhấn mạnh về sự không được mong đợi, và về thứ gì đó nên được dừng lại hoặc từ bỏ. Thuật ngữ "như trẻ con" được sử dụng trong việc mô tả Đứa trẻ (một trạng thái của cái Tôi), bởi vì nó mang tính định kiến.

Trên thực tế, Đứa trẻ theo nhiều cách là phần có giá trị nhất của cá nhân, có thể đóng góp cho cuộc sống của gia đình: sự duyên dáng, niềm vui và sức sáng tạo. Nếu Đứa trẻ trong một cá nhân bị bối rối và không khỏe mạnh, hậu quả có thể không được may mắn, nhưng một số điều có thể và nên được làm về điều này.

  1. Trưởng thành

Với từ "trưởng thành và "không trưởng thành" cũng tương tự. Trong hệ thống phân tích biểu đồ cấu trúc của ba cái Tôi, không có thứ gì được gọi là "một người không trưởng thành". Chỉ có người mà Đứa trẻ trong họ lấn át một cách không hợp lý hoặc không hiệu quả, nhưng tất cả những con người đó đều có trong mình một người Trưởng thành khôn ngoan, hoàn thiện cần được khám phá ra hoặc kích hoạt.

Ngược lại, những người gọi là "người trưởng thành" là những người có khả năng kiểm soát trạng thái Trưởng thành trong hầu hết trường hợp, nhưng Đứa trẻ trong họ cũng sẽ kiểm soát trong một số tình huống, giống như mọi người khác, thường với những kết quả không được mong đợi.

  1. Cha mẹ

Ta nên lưu ý rằng, Cha mẹ được thể hiện bằng hai hình thức, trực tiếp và gián tiếp: như một trạng thái của tôi tích cực và như một nguồn ảnh hưởng. Khi nó được kích hoạt trực tiếp, con người phản ứng như cha (hay mẹ) thực của mình sẽ phản ứng (Làm như tôi làm). Khi nó là một nguồn ảnh hưởng, anh ta phản ứng theo cách mà họ muốn anh ta phản ứng (Đừng làm như tôi làm, hãy làm theo tôi nói). Trong trường hợp đầu tiên, anh ta trở thành một trong số họ, trường hợp thứ hai, anh ta biến mình trở thành mong muốn của cha mẹ.

Mỗi Đứa Trẻ được thể hiện qua hai hình thái: Đứa Trẻ thích nghi và Đứa trẻ tự nhiên. Đứa trẻ thích nghi điều chỉnh hành vi của mình dưới sức ảnh hưởng của cha mẹ. Anh ta có thể hành xử như cha (hoặc mẹ) anh ta muốn theo một cách hoàn toàn phục tùng hoặc có nhận thức.

Hoặc anh ta tự thích nghi bằng cách rút lui, phàn nàn. Do đó, ảnh hưởng của Cha mẹ là nguyên nhân, Đứa trẻ thích nghi là kết quả. Trong khi đó, Đứa trẻ tự nhiên là một biểu hiện không gò bó. Chúng nổi loạn và đầy sức sáng tạo. Trường hợp say rượu là một minh chứng. Thông thường nó loại bỏ Cha mẹ trước, từ đó Đứa trẻ thích nghi được tự do khỏi ảnh hưởng của Cha mẹ và được biến đổi qua việc chuyển thành Đứa trẻ tự nhiên.

Những trạng thái của cái Tôi đã nói bên trên là những hiện tượng tâm lý thông thường. Bộ não con người là tổ chức của đời sống tâm lý, những sản phẩm của nó được sắp xếp và lưu trữ dưới dạng những trạng thái cái Tôi.

Từng có những minh chứng vững chắc cho luận điểm này trong một số nghiên cứu của Penfield và cộng sự. Có một vài hệ thống phân loại ở các cấp độ khác nhau, như kí ức căn cứ theo sự thực, nhưng dạng tự nhiên của kinh nghiệm tự nó ở trong những trạng thái thay đổi của tâm trí. Mỗi loại trạng thái cái Tôi có giá trị quan trọng riêng cho con người.

4. Trò chơi tâm lý diễn ra trong tiềm thức của con người

Trong lý thuyết Phân tích tương giao, các hành động giao tiếp có tính lặp lại của chúng ta được gọi là trò chơi. Chúng ẩn chứa một thông điệp bí mật mà chỉ ta mới hiểu.

Ảnh minh họa về thế giới tiềm thức trong bộ phim Inception. Nguồn: Inception.

Một trò chơi là một loạt tiếp diễn của những quy trình giao tiếp nằm ngoài điều quan sát được tới một kết quả có thể dự đoán, được định hình rõ. Một cách tượng hình, nó là một loạt những giao tiếp có định kỳ, thường là lặp đi lặp lại, với bề ngoài có vẻ hợp lý, với một động cơ được che giấu, hoặc, dễ hiểu hơn, một loạt bước đi với một cạm bẫy hay một "mánh khóe".

Các trò chơi rõ ràng khác với quy trình, lễ giáo, thú tiêu khiển bởi hai tính chất chính: (1) chất lượng ẩn giấu của nó và (2) kết quả. Các quy trình có thể thành công, các lễ giáo có thể đạt hiệu quả và thú tiêu khiển được định nghĩa là vẻ bề ngoài, chúng có thể bao gồm những cạnh tranh, nhưng không mâu thuẫn, kết thúc có thể mang lại cảm xúc, về cơ bản đều không trung thực, kết quả có mang kịch tính, để phân biệt với sự thú vị đơn thuần.

Vẫn còn một kiểu hành vi xã hội để phân biệt với trò chơi chưa được bàn đến. Một hoạt động là một giao tiếp đơn giản hoặc một loạt giao tiếp diễn ra vì một mục đích cụ thể, rõ ràng. Nếu một người thẳng thắn yêu cầu được trấn an và có được thứ anh ta muốn, đó là một hoạt động.

Nếu một người yêu cầu được trấn an và sau khi được nhận lại biến nó trở thành bất lợi cho người mang lại điều đó, đó là trò chơi.

Bề ngoài, một trò chơi nhìn như một chuỗi hành vi, nhưng sau khi kết quả xảy ra nó trở nên rõ ràng là những "hành vi" rất giống như "thủ pháp", không phải là những yêu cầu trung thực mà là những bước ở trong trò chơi.

Ví dụ "trò chơi bảo hiểm", cho dù người khởi xướng trông như thế nào trong cuộc hội thoại, nếu anh ta là tay chơi cứng, anh ta thực sự tìm kiếm hoặc nỗ lực vì một viễn cảnh. Những gì anh ta theo đuổi, nếu anh ta là người "đáng đồng tiền bát gạo", là "trúng một quả đậm". Điều tương tự được áp dụng với "trò chơi bất động sản", "trò chơi pajama" và những nghề nghiệp tương tự.

Do đó, tại những buổi tụ tập, trong khi một người bán hàng tham gia vào một thú tiêu khiển, đặc biệt là những biến thể của "Cân bằng tài chính", sự tham dự hợp lý của anh ta có thể che giấu một loạt những mánh khóe đầy kỹ năng được thiết lập để lấy được những thông tin anh ta muốn có trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Có hàng tá những bài báo kinh doanh được viết ra nhằm củng cố những mánh khóe thương mại, tường thuật về những người chơi và những trò chơi nổi bật. (Những người thú vị thực thi những thương vụ lạ thường).

Các trò chơi được thực hiện một cách tinh vi dưới sự điều phối của cái Tôi Trưởng thành để có được lợi ích lớn nhất.

Những gì chúng ta quan tâm ở đây là những trò chơi vô thức được chơi bởi những con người ngây thơ tham gia vào những giao tiếp kép mà trong đó họ không hoàn toàn nhận thức được. Điều đó tạo nên mặt quan trọng nhất của đời sống xã hội trên thế giới. Bởi vì những phẩm chất chính của chúng, các trò chơi dễ dàng được phân biệt với những thái độ bất biến đơn thuần, điều xảy ra bởi việc ta đặt mình vào một vị trí.

Việc sử dụng từ "trò chơi" không nên bị hiểu sai. Nó không hẳn ám chỉ sự vui đùa. Trò chơi là một chuỗi những tương giao lặp lại, có thể dự đoán được và tưởng chừng chân thực nhưng thực chất che đậy những động cơ dẫn tới một kết quả rõ ràng.

5. Trò chơi tâm lý của các đôi trong hôn nhân

Một người phụ nữ thường đổ lỗi cho chồng quá lấn át mình thực chất có thể là người thích bị kiểm soát và được đảm bảo trong một vùng an toàn.

Ảnh minh họa. Nguồn: IMDB.

Trò chơi tâm lý thường được chơi giữa vợ chồng được gọi một cách thông dụng là: "Nếu không phải tại anh" (NKPTA). Cụ thể nội dung trò chơi như sau.

Bà White than phiền rằng chồng bà đã giới hạn nghiêm trọng những hoạt động xã hội của bà, nên bà chưa bao giờ đi học nhảy. Vì những thay đổi trong thái độ của bà do được đi chữa trị tâm lý, chồng bà trở nên không chắc chắn về bản thân mình và bao dung hơn. Do đó, bà White được tự do để mở rộng phạm vi những hoạt động của mình. Bà đăng ký vào lớp nhảy rồi tuyệt vọng khi khám phá ra bà có một căn bệnh sợ nhảy và phải từ bỏ kế hoạch này.

Sự việc không may này, cùng với một số việc tương tự khác đã phơi bày những mặt quan trọng trong cấu trúc cuộc hôn nhân của bà. Trong những người theo đuổi mình, bà đã chọn một người chồng thích lấn át. Do đó, bà đã phải ở trong một vị trí để phàn nàn rằng bà đã có thể làm bao nhiêu việc "Nếu không phải tại anh". Nhiều người bạn nữ của bà cũng có những ông chồng thích lấn át và họ gặp nhau trong một buổi cà phê sáng, hầu hết thời gian buổi gặp là đều chơi trò "Nếu không phải vì lão ta".

Tuy nhiên, ngược lại với những lời than phiền của bà, chồng bà đã giúp rất nhiều so với việc cấm bà làm gì đó mà thực ra bà rất sợ hãi phải làm. Từ trong lý thuyết Phân tích tương giao, trạng thái cái Tôi Đứa trẻ trong bà White đã chọn người chồng thích lấn át để tốt cho bản thân.

"Nếu không phải tại anh" là một trò chơi tay đôi và trong đó có một người vợ bị ngăn cấm và một người chồng hay lấn át. Người vợ có thể chơi trong vai trò người Trưởng thành hoặc một Đứa trẻ hờn dỗi. Người chồng lấn át có thể giữ một trạng thái cái tôi Trưởng thành (Tốt nhất là em làm như tôi nói) hoặc Cha mẹ (Em làm như tôi nói đi).

Lợi ích tâm lý bên trong của trò chơi này là hiệu quả trực tiếp của nó đến sức mạnh tâm lý. Trong NKPTA, sự đầu hàng ở mức chấp nhận được về mặt xã hội của người vợ với quyền lực của người chồng giữ cho người vợ không phải trải qua những nỗi sợ tinh thần. Cùng lúc đó, nó thỏa mãn nhu cầu nam tính, nếu có, nó sử dụng nam tính không ở ý nghĩa của sự xả thân mà bởi ý nghĩa cổ điển của nó về sức hấp dẫn tính dục trong những trường hợp tước đoạt, làm nhục, đau đớn. Như vậy, nó làm cho người vợ cảm thấy thích thú khi được tước đoạt và đàn áp.

Lợi ích tâm lý bên ngoài là sự né tránh của những tình huống gây sợ hãi qua việc chơi trò chơi. Nhờ việc chỉ trích sự độc đoán của người chồng, người vợ tránh được tình huống công cộng mà bà ta sợ hãi.

Lợi ích xã hội bên trong được chỉ định là thành phần chính của trò chơi bởi vì nó được chơi trong vòng tròn thân thiết cá nhân. Bởi sự tuân thủ của mình, người vợ có quyền được nói: "Nếu không phải tại anh".

Lợi ích xã hội bên ngoài được chỉ định bởi các tác dụng tạo nên do tình huống trong các giao tiếp xã hội bên ngoài. Trong trường hợp trò chơi NPKTA, những gì người vợ nói với người chồng, đã có sự biến đổi thành trò tiêu khiển khi cô ấy gặp bạn bè trong buổi cà phê sáng.

Trên đây là các đặc tính của trò chơi NKPTA được các nhà tâm thần học sử dụng nhằm phân tích tâm lý của các cặp đôi trong hôn nhân.

6. Những trò chơi tâm lý tình dục

Trong lý thuyết Phân tích Tương giao, có ba trò chơi tình dục được Eric Berne đưa ra nhằm phân tích tâm lý con người

Ảnh minh họa từ bộ phim Fifty Shades of Grey. Ảnh: Universal Studio.

Một số trò chơi được chơi để lợi dụng hoặc để xua đi sự thôi thúc tình dục. Đây là những lầm lạc của bản năng tình dục trong đó sự thỏa mãn bị loại ra khỏi hành vi tình dục để nhường chỗ cho những giao tiếp cốt yếu cấu thành trò chơi.

Điều này không thể luôn được minh họa một cách thuyết phục, bởi những trò chơi như vậy thường được chơi riêng tư, nên thông tin trị liệu về chúng phải được thu thập một cách riêng tư.

Trong hầu hết trường hợp, trò chơi tâm lý về tình dục được khởi xướng bởi phụ nữ. Điều này là bởi những trò chơi tình dục nặng trong đó nam giới là người khởi xướng thuộc phạm trù khác trong lý thuyết Phân tích tương giao. Sau đây là các trò chơi tâm lý.

  1. Hãy để anh ta chiến đấu

Trò chơi này có thể là âm mưu, một nghi thức trong giao tiếp xã hội. Trong từng trường hợp, phần tâm lý học ở đây chủ yếu thuộc phái nữ bởi tính kịch tính của nó.

Nói là một âm mưu vì nó có phần lãng mạn. Người phụ nữ thách thức hai người đàn ông chiến đấu, hoặc ám chỉ hoặc đưa ra lời hứa là cô ta sẽ nộp mình cho kẻ chiến thắng.

Nói là một lễ giáo vì nó có xu hướng đau khổ. Truyền thống là hai người đàn ông phải chiến đấu vì cô kể cả khi cô không mong muốn, kể cả nếu cô đã có sự lựa chọn cho riêng mình. Nếu người đàn ông cô không thích chiến thắng, cô vẫn phải đi với ông ta.

Đây là một trò chơi hài hước, người phụ nữ đặt ra cuộc thi, trong khi hai người đàn ông chiến đấu, cô có thể đi với người thứ ba.

  1. Biến thái

Những loại biến thái tình dục như bái vật, bạo dâm và khổ dâm là triệu chứng của trạng thái cái Tôi Đứa trẻ bối rối. Tuy nhiên, những mặt giao tiếp của nó, như được biểu thị trong các tình huống tình dục thực tế, có thể được xử lý bởi phương thức Phân tích tương giao.

Người phải chịu đựng bạo dâm và khổ dâm thường có vị trí sức khỏe tinh thần ở dạng nguyên thủy. Họ cảm thấy mình khỏe mạnh về mặt tình dục, và rằng sự tiết chế lâu ngày sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Cả hai kết luận này đều có thể không đúng, nhưng chúng tạo nên lời biện hộ: "Anh trông đợi gì từ một người có sức khỏe tình dục mạnh như tôi".

  1. Rapo

Trò chơi này có ba cấp độ. Ở cấp độ một, người phụ nữ ra dấu cô ta sẵn sàng và sung sướng khi thấy đàn ông theo đuổi mình. Người chơi điêu luyện trò này thường di chuyển xung quanh để đàn ông phải tung ra mánh khóe nhằm bám đuổi mục tiêu.

Ở cấp độ hai, người phụ nữ cảm thấy thỏa mãn khi từ chối lời tỏ tình từ đối phương

Ở cấp độ ba, người phụ nữ có thể cho phép thực hiện các hành vi tình dục để cô ta có được sự hưởng thụ trước khi bước vào giai đoạn đối đầu. Trò chơi này có thể bị biến đổi khi người phụ nữ quy hành vi tình dục trên là hành động quấy rối, cô ta có thể kêu gọi các "đồng minh" có thầm quyền, chức năng vào để mình thắng cuộc. Người đàn ông lập tức mất lợi thế và trở thành con mồi.

Nguồn review: Zing

Bài viết trích từ cuốn sách TRÒ CHƠI TÂM LÝ

Tác phẩm bán ra hơn 5 triệu bản, được dịch sang gần 20 ngôn ngữ khác nhau.

Cuốn sách về ‘Tâm lý học đại chúng’ đầu tiên, ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

Chúng ta tham gia trò chơi mọi nơi, mọi lúc – trò chơi tình dục với bạn tình, trò chơi hôn nhân với bạn đời, trò chơi quyền lực với sếp và trò chơi cạnh tranh với bạn bè. Tiến sĩ Berne sẽ vạch trần những mảnh khỏe bí mật và những thao tác vô thức chi phối cuộc sống thân mật của chúng ta. 

Bạn có thể đặt sách tại đây nha: https://shope.ee/3KwGSEzmWD

menu
menu