Trầm cảm không phân biệt bất cứ ai

tram-cam-khong-phan-biet-bat-cu-ai
"Gần đây tôi mới nói chuyện với hai người khác nhau. Cả hai đều đau khổ và nản lòng khi biết được rằng các rối loạn cảm xúc như trầm cảm hay lưỡng cực là những tình trạng thường hay tái phát và phục hồi. Điều này có nghĩa rằng những giai đoạn trầm cảm hay hưng cảm đến rồi lại đi với những khuynh hướng đặc biệt tuỳ theo từng người, dù cho họ đang nhận được những "điều trị tốt nhất."
 
Hai người này mô tả bản thân họ có một cuộc sống rất tốt, "đạt được" những thứ mà nhiều người trong chúng ta chỉ có thể mơ tưởng đến ví dụ như nền giáo dục xuất sắc, công việc tốt, tài chính ổn thoả, có những căn nhà thoải mái, và cuộc sống đầy những hoạt động kích thích với nhiều người xung quanh. Họ bị ngạc nhiên với chứng trầm cảm của mình. Cái gì? Không phải tôi? Sai lầm ở đây là họ nghĩ rằng "có nhiều tài nguyên và đạt được nhiều thứ sẽ ngăn cản chứng rối loạn có căn nguyên sinh học này, hoặc ngăn ngừa nó tái phát" - nó sẽ không. Trầm cảm không phân biệt đối xử với bất kỳ ai. Nó tấn công đủ mọi lứa tuổi và thành phần xã hội. Sự phát triển của nó được tin rằng đến từ cơn bão gien tương tác với những sự kiện xảy ra trong môi trường xung quanh bạn.
 
Source: Photosepia/Bigstock
 
Sai lầm thứ hai là nghĩ rằng mình có thể "mua" được sức khoẻ, tinh thần hay thể chất tốt - bạn không thể. Bạn có thể tham gia điều trị với những chuyên gia điều trị sức khoẻ tâm thần phù hợp với bạn nhất. Và còn có rất nhiều việc phải làm để đối phó với bất kỳ chẩn đoán nào. Kết quả cuối cùng có thể là cái mà hai người này không thích.
 
Tại sao hai người này lại suy nghĩ như vậy? Tôi nghi ngờ rằng trên những chặng đường đời của mình, họ chưa phát triển những kỹ năng về sức bật (resilience). Sức bật là khả năng bật dậy từ những đau thương, khó khăn trong cuộc sống bao gồm những giai đoạn trầm hay cảm lưỡng cực. Nó là bộ kỹ năng giúp xây dựng sự tự tin từ bên trong, khi bạn đối mặt với những nỗi sợ của mình, có những cái nhìn thực tế, giữ vững sự lạc quan, và dựa vào những giá trị trụ cột bên trong; tìm kiếm và chấp nhận hỗ trợ xã hội; noi gương những hình mẫu có sức bật; thách thức tâm trí bạn;chú tâm đến sức khoẻ thể chất; tinh thần; cảm xúc; tìm kiếm ý nghĩa, mục tiêu và cơ hội giữa những nghịch cảnh.
 
Sức bật không thể xảy ra nếu bạn không thách thức cuộc sống, nếu bạn không vươn mình ra ngoài, thử những thứ mới và chấp nhận rủi ro. Nó cũng không thể xảy ra khi nếu bạn không có những nghịch cảnh trong đời mà bạn rút ra được những bài học, dù đó có là tình huống với sức khoẻ của bạn.
 
Hai người này có thể được "bảo vệ" bởi gia đình, những người bảo vệ hoặc cung cấp cho họ. Hoặc giả là họ có được một cuộc sống rất suôn sẻ và may mắn. Tôi đoán rằng điều này cũng không thông thường lắm, đa phần chúng ta đều có những thử thách và trải nghiệm nghịch cảnh.
 
Bạn có thể đoán được câu trả lời của tôi tới họ là gì không? Bên cạnh việc luyện tập gầy dựng sức bật, tôi giải thích rằng họ nên cố gắng tìm kiếm sự chữa trị tốt nhất từ sớm, quản lý bệnh tình của mình với kế hoạch ngăn cản tái phát và làm theo những hướng dẫn bảo vệ sức khoẻ tâm thần cơ bản (uống thuốc, ngủ đủ giấc, chế độ ăn uống khoẻ mạnh, tập thể dục hằng ngày, có một bản kế hoạch thời gian mỗi ngày, tránh cô lập bản thân và giữ những mối quan hệ xã hội.)
 
Nghe thì có vẻ rất là nhiều, và họ thú nhận rằng họ rất sợ bản thân sẽ trở thành những "bệnh nhân chuyên nghiệp", cả ngày chỉ nghĩ về bệnh tình và đi bác sĩ. Nhưng đây không phải là trường hợp như thế. Nếu bạn khiến những thứ này trở thành một phần tự nhiên trong cuộc sống bạn, kết hợp nó vào trong những hoạt động thường ngày thì nó sẽ trở thành một thói quen. Và bạn sẽ có thời gian chú tâm vào những hoạt động mà bạn thích. Nó sẽ không khiến bạn bỏ lỡ những niềm vui trong cuộc sống hoặc cướp lấy bản thân bạn. Bạn có thể phát triển mạnh mẽ!"
 
Tác Giả: Susan Noonan
Ảnh: Miki Takahashi
Dịch: Hải Đường Tĩnh Nguyệt
menu
menu