Triết Gia Aristotle

triet-gia-aristotle

Trong bài này, chúng ta sẽ được tìm hiểu sơ lược về Aristotle và 4 câu hỏi triết học mà ông đã dành công sức nghiên cứu:

Aristotle là một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất tại Châu Âu, người ta vẫn thường kính trọng gọi ông là “Master” (thầy) hay “Philosopher” (triết gia). Trong bài này, chúng ta sẽ được tìm hiểu sơ lược về Aristotle và 4 câu hỏi triết học mà ông đã dành công sức nghiên cứu:

  1. Điều gì làm con người hạnh phúc?
  2. Nghệ thuật để làm gì?
  3. Bạn bè để làm gì?
  4. Các ý tưởng vượt qua một thế giới bận rộn như thế nào?

Aristotle sinh ra vào khoảng năm 384 TCN tại Macedonia thời Hy Lạp cổ đại nơi cha ông từng là một bác sĩ hoàng gia. Ông được cho nhà triết học là có ảnh hưởng nhất với biệt danh khiêm tốn như 'Thầy' hay chỉ đơn giản là 'triết gia'. Trọng trách đầu tiên của ông là kèm cặp Alexander Đại đế, người chẳng bao lâu sau đó đã chinh phục thế giới được biết đến. Sau đó Aristotle tiến đến Athens, cộng tác cùng Plato ít lâu, rồi tách ra riêng. Ông thành lập một trường học nhỏ tên là Lyceum.

Các trường trung học cơ sở Pháp - được gọi là 'the lycees' để vinh danh nơi này. Ông thường dạo bộ khi đang dạy và bàn luận về các ý tưởng. Môn đồ của ông được gọi là 'peripatetics' hay 'những kẻ kẻ lang thang'. Đa số sách của ông là các ghi chú bài giảng. Aristotle bị mê hoặc bởi cách mọi thứ thực sự vận hành. 

Làm sao một chú gà con lớn lên trong một quả trứng?

Làm sao mực ống sinh sản?

Làm sao một cái cây sống tốt ở một nơi và khó khăn ở một nơi khác?

Và quan trọng nhất là, điều gì làm cho cuộc sống của một người và một xã hội tốt đẹp?

Với Aristotle, triết học là về trí khôn thực tiễn

Đây là bốn câu hỏi triết học mà ông đã trả lời

Một: điều gì khiến con người hạnh phúc?

Trong cuốn Đạo đức học Nicomachean (tên này được đặt theo người biên tập sách, con trai ông). Aristotle đặt cho mình nhiệm vụ xác định các yếu tố dẫn đến một cuộc sống tươi đẹp. Ông cho rằng những người tốt và thành công đều sở hữu 'những đức hạnh' khác nhau và đề xuất chúng ta xác định chúng rõ hơn, để có thể nuôi dưỡng chúng cho bản thân và tôn vinh chúng ở người khác. Aristotle tập trung vào 11 đức hạnh:

Can trường

Chừng mực

Tự do

Lộng lẫy

Khoan dung

Tự tôn

Kiên trì

Trung thực

Hài hước

Thân thiện

khiêm tốn

Aristotle cũng quan sát thấy mỗi đức hạnh phải cân bằng giữa hai thái cực xấu. Đây chính là cái ông gọi là 'trung bình vàng' (tấm ván cân bằng hoàn hảo trên đỉnh tam giác) giữa hai thái cực khác. Ví dụ, Tập 4 trong quyển Đạo đức học, 'Đức tính khi đàm thoại: hóm hỉnh, trò hề và thô lỗ'. Aristotle quan sát cách chúng ta tốt hơn hay tệ đi trong các cuộc trò chuyện. Ông nhận ra rằng biết cách có một cuộc đàm thoại ý nghĩa là một trong những nguyên tố của cuộc sống hạnh phúc. Vài người đi sai hướng vi họ thiếu sự hài hước tinh tế, đó chính là sự 'nhạt nhẽo', một người 'vô dụng trong mọi cuộc giao thiệp vì anh ta không đóng góp gì và mếch lòng vì mọi thứ. 

Nhưng lại có người khác thừa sự hài hước: 'Kẻ thích pha trò khó cưỡng lại một trò đùa, chẳng chừa bản thân lẫn người khác miễn có thể gây cười và nói những điều mà chẳng người tế nhị nào dám thốt ra. Vậy nên người 'đức độ' ở vị trí vàng tức là vào khoảng: dí dỏm, nhưng khéo léo. Khoảnh khắc đặc biệt thú vị là khi Aristotle vẽ ra bảng: 'quá ít', 'quá nhiều' và 'vừa đúng' về một loạt các đức tính. Chúng ta chẳng thể một sớm một chiều mà thay đổi hành vi của mình. Nhưng một lúc nào đó sự thay đổi là có thể. Aristotle cho rằng 'Đạo đức tốt là kết quả của thói quen'. Aristotle cho rằng 'Đạo đức tốt là kết quả của thói quen'. Nó yêu cầu thời gian, luyện tập, sự động viên. Vì thế, Aristotle nghĩ rằng người thiếu đạo đức cần được xem là bất hạnh chứ không phải là xấu xa. Điều họ cần không phải là lời mắng nhiếc hay ném vào ngục tù, mà là người thầy tốt hơn, nhiều chỉ dẫn hơn mà là người thầy tốt hơn, nhiều chỉ dẫn hơn

Hai: Nghệ thuật để làm gì?

Bom tấn thời đó quay quanh bi kịch. Người Athen xem những vở kịch đẫm máu tại lễ hội ở các rạp hát hoành tráng ngoài trời. Aeschylus, Euripides và Sophocles là những cái tên nổi tiếng. Aristotle đã viết một bản hướng dẫn 'làm sao để viết những vở kịch vĩ đại' tên: Thơ ca. Sách đầy những lời khuyên tuyệt vời. Ví dụ, hãy sử dụng nhé, peripeteia, sự thay đổi về vận may, khiến cho những thứ anh hùng đi từ tuyệt vời sang tồi tệ. Trong Titanic, Leonardo de Capio có được Kate Winslow (tuyệt) sau đó họ đụng tảng băng (tệ). Anagnoresis, khoảnh khắc hé lộ đầy kịch tính khi đột nhiên anh hùng nhận ra đời họ là thảm họa. 

Nhưng mục đích thực sự của bị kịch là gì? Mục đích của việc cả một tập thể cùng nhau xem những thứ kinh khủng diễn ra với nhân vật chính? Như Oedipus (trong vở kịch của Sophocles) vô tình giết cha, sau đó cưới mẹ và nhận ra mình đã làm những điều này sau đó mắt tự móc mắt của mình trong hối hận và tuyệt vọng.

Câu trả lời của Aristotle là Katharis, trong Hy Lạp là ... Catharsis, một dạng thanh tẩy, loại bỏ thứ xấu. Trong trường hợp này là cảm xúc của chúng ta, đặc biệt là sự bối rối giữa nỗi sợ hãi và thương hại. Chúng ta có vấn đề tự nhiên ở đây: không trao lòng thương cảm đến nơi nó xứng đáng. Chúng ta dễ dàng sợ hãi và lại không đủ sợ. Thảm họa gợi nhớ rằng: những điều tồi tệ có thể rơi lên đầu người tử tế (bao gồm chính chúng ta): một thiếu sót nhỏ có thể dẫn đến cả đời bị hủy hoại và vì thế chúng ta nên đồng cảm hay thương hại những hành động vô cùng sai trái. Cần phải dạy cho tập thể về những sự thật quan trọng này trên nền tảng thường xuyên. Nhiệm vụ của nghệ thuật, như Aristotle thấy,

là mang những sự thật tinh túy đến với tâm trí chúng ta.

Ba: bạn bè để làm gì?

Trong Tập tám và chín của Đạo đức học, Aristotle xác định ba kiểu tình bạn kiểu tình bạn mà mỗi người tìm kiếm niềm vui, 'sự hứng thú đến từ niềm vui cá nhân và cơ hội của khoảnh khắc' mà người khác mang đến. Rồi có những mối quan hệ bạn bè mang tính chiến lược 'họ tìm thấy niềm vui trong mối quan hệ với người kia miễn là còn tận dụng được' [cuộc gặp gỡ kinh doanh faux-jovial]. Rồi có tình bạn thực sự: 'ai đó không chỉ giống bạn, không phải bạn nhưng quan tâm bạn nhiều như cách bạn quan tâm đến chính mình. Nỗi buồn của một người thực sự cũng là nỗi buồn của bạn, niềm vui cũng vậy. Nó khiến cho bạn dễ tổn thương hơn nếu có điều gì xảy ra với người này. Nhưng thứ tăng cường đáng kể đó là: bạn được giải thoát khỏi quỹ đạo suy nghĩ và lo lắng nhỏ hẹp của mình, bạn mở rộng đến cuộc đời của người khác, cùng nhau trở nên rộng mở hơn, thông thái hơn, kiên cường hơn, công bằng hơn. Cùng chia sẻ các đức tính và loại bỏ thói xấu ở nhau. Tình bạn dạy cho chúng ta nên trở thành ai. Khá chính xác thì nó là phần đẹp nhất của cuộc đời.

Bốn: các ý tưởng vượt qua một thế giới bận rộn như thế nào?

Như nhiều người, Aristotle bị sốc bởi sự thật những lý lẽ hay nhất không luôn dành chiến thắng trong các cuộc tranh luận hay trận chiến. Ông muốn biết tại sao điều này xảy ra và chúng ta có thể làm gì để thay đổi. Ông có nhiều cơ hội để quan sát: ở Athen nhiều quyết định được đưa ra trong những buổi họp công khai (thường là ở Agora - quảng trường thành phố). Các nhà hùng biện sẽ tranh luận với nhau để lay chuyển các quan niệm phổ biến. Aristotle ngầm hiểu được cách khán giả và các cá nhân bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà không liên quan chặt chẽ với logic hay vấn đề của sự việc. Thật đáng tức giận. Những người nghiêm túc (đặc biệt là Plato) không chịu nổi điều này. Họ tránh cuộc tranh luận về thương trường và dân túy. Aristotle tham vọng hơn. Ông sáng tạo ra môn nghệ thuật mà ngày nay ta vẫn gọi là Rhetoric, nghệ thuật khiến người khác đồng ý với bạn.

Ông muốn những người sâu sắc, nghiêm túc và định hướng tốt học cách thuyết phục để chạm tới những người không đồng tình. Ông đưa ra một vài quan điểm vượt thời gian: bạn phải nhận ra, công nhận và làm dịu nỗi sợ hãi của con người. 

Bạn phải nhận ra, công nhận và làm dịu nỗi sợ hãi của con người.

Bạn phải thấy được mặt cảm xúc của vấn đề, liệu lòng tự tôn của ai đó có đang trên bờ vực, họ có đang bối rối.

Bạn phải làm mọi thứ vui vẻ bởi các quãng chú ý rất ngắn và có lẽ sử dụng cả thí dụ và minh họa để làm quan điểm thêm sống động.

Chúng tôi là những học sinh nhiệt thành của Aristotle.

'Triết học' hôm nay không giống hoạt động thiết thực nhất. Có thể vì gần đây chúng ta chưa đủ tập trung vào Aristotle.

Tìm đọc sách Luân Lý Học - Aristotle 

https://shope.ee/7UmffNVKs5


Xem video có phụ đề tiếng Việt

Nguồn: https://www.theschooloflife.com/article/the-great-philosophers-aristotle/

Về The School of Life:
 
Chọn sứ mệnh giúp mọi người sống cuộc đời viên mãn hơn, The School of Life (TSOL) cung cấp các khoá học và những cuốn sách chia theo 6 mảng chính: tìm hiểu bản thân (self-knowledge), các mối quan hệ (relationships), công việc (work), sự tĩnh tại (calm), tương tác xã hội (sociability), và giải trí (leisure). Điểm khác biệt làm nên thương hiệu và đế chế TSOL nay đã phủ sóng sang cả Trung Đông và Đông Á là bàn tay lèo lái của người sáng lập Alain de Botton, có thể coi là hoàng tử triết học đương đại số 1 trên thế giới. Cử nhân Lịch sử tại Cambridge, Thạc sỹ Triết học tại King's College, anh thông tuệ triết học, văn học, từ cổ điển đến hiện đại, và sở hữu một sự hài hước mang tính bác học thâm thuý. Những đúc kết của anh từ kho trí tuệ của cổ nhân có thể là câu trả lời cho hầu hết bể khổ của kiếp người.
menu
menu