Trường năng lượng sợ hãi – David Hawkins
Chúng ta nghĩ rằng trải nghiệm đáng sợ đó đang diễn ra ở ngoài kia. Thường thì, chúng ta không nhận ra rằng đó chỉ đơn giản là nỗi sợ hãi của chính chúng ta đang được phóng chiếu ra thế giới bên ngoài.
Khi hướng tới năng lượng của trường Sợ hãi, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng sợ hãi có thể gắn với mọi thứ và bất cứ thứ gì trong đời sống của chúng ta. Không có gì trong toàn bộ trải nghiệm của chúng ta, với tư cách là một con người, mà không thể gắn sợ hãi vào. Chúng ta yêu mẹ mình và rồi xuất hiện nỗi sợ kiểu như: “Nếu mẹ mất thì sao?” Chúng ta yêu cơ thể mình và rồi sợ chết hoặc sợ bệnh. Chúng ta thích tiền và rồi sợ mất tiền hoặc sợ bị chê là tham lam.
Dù chúng ta nghĩ về cái gì, sợ hãi cũng có thể được gắn với nó. Chúng ta yêu cái oto của mình và rồi sợ tai nạn. Người sợ hãi gắn nỗi sợ vào mọi thứ; do đó, mọi thứ xuất hiện trong tâm trí họ đều đi vào trường năng lượng sợ hãi, nên đều nhuốm màu sợ hãi. Thậm chí người ta còn sợ hãi chính đời sống, như được thể hiện trong bài hát, “afraid of living and afraid of dying” (Sợ sống và sợ chết). Nói cách khác, trường năng lượng sợ hãi đã làm ô nhiễm mọi thứ.
Nếu chúng ta là cội nguồn của trường năng lượng đó, thì tất cả trải nghiệm của chúng ta đều đi vào trường sợ hãi, và mọi thứ trong cuộc đời chúng ta đều có thể trở nên đáng sợ. Tương lai thật đáng sợ: tuổi già, lão hoá, cơ thể này rồi sẽ ra sao, tiền bạc của tôi rồi sẽ ra sao, các mối quan hệ của tôi rồi sẽ ra sao, gia đình tôi rồi sẽ thế nào, tài khoản ngân hàng của tôi rồi sẽ ra sao, đất nước tôi rồi sẽ ra sao, và thế giới này rồi sẽ ra sao?
Những người sợ hãi cho cả thế giới sẽ nói cho bạn biết họ sợ hủy diệt hạt nhân, hoặc chiến tranh giữa các thiên hà thiên thạch hoặc “ngày tận thế” vì Đại Hồng Thủy. Sợ hãi có bành trướng thêm thì cũng không thay đổi sự kiện rằng, nó vẫn chỉ là sợ hãi. Tám tụi nó về làm cho nó nghe có vẻ kịch tính không thay đổi được sự thật rằng nó chỉ là sợ hãi mà thôi. Sợ chiến tranh giữa các thiên hà, sợ loài người bị diệt vong và sợ ngày tàn của nhân loại không khác gì đứa trẻ sợ bóng tối hoặc sợ bị chó cắn. Về mặt trải nghiệm, sợ hãi bao giờ cũng vẫn là cùng một cảm xúc.
Đặc trưng của tất cả những hiện tượng này là trường năng lượng được gọi là Sợ hãi. Sợ hãi “cái” thực ra là vô hình. Chúng ta phải học để không nhìn vào ý nghĩ, mà nhìn vào cảm giác. Thực ra, chúng ta phải nhìn xuống bên dưới cảm giác, tức là nhìn vào trường năng lượng, xuất phát điểm của cảm giác, rồi sau đó học cách xử lý trực tiếp trường năng lượng này. Làm như thế, chúng ta sẽ xóa tan sự sợ nỗi sợ, và từ đó bắt đầu học được cách xử lý trực tiếp nỗi sợ. Nỗi sợ cực kỳ dễ xử lý một khi chúng ta đã làm quen với một số kỹ thuật tương đối đơn giản.
Thế giới này gần như điều khiển con người bằng sợ hãi, vì cuộc sống cá nhân của họ cũng chủ yếu bị điều khiển bởi sợ hãi. Nhưng khi đã học được cách tránh không để cho sợ hãi dồn vào chân tường, chúng ta bắt đầu siêu việt thế gian, cũng như siêu việt vai trò nạn nhân, vì thế giới chỉ có thể dùng sợ hãi để đe dọa chúng ta. Nếu họ cắt tài khoản ngân hàng của chúng ta, nếu họ tiến hành kiểm toán hoặc chạy trốn chúng ta, bỏ rơi chúng ta, bắn chúng ta, khẩu súng gí vào đầu chúng ta bao giờ cũng là khẩu súng đó – khẩu súng của sợ hãi. Người ta có thể sợ mất một phần cơ thể – không thể tính đếm hết được những nỗi sợ, nhưng có thể đặt dấu chấm hết cho sợ hãi và không còn là nạn nhân của sợ hãi nữa.
Chúng ta sẽ học cách xóa tan sự sợ nỗi sợ, cách tận hưởng quá trình này và làm sao để thực sự cảm thấy hài lòng về bản thân, khi chúng ta nhận ra rằng mình không còn là nạn nhân, không còn là con giun, cái kiến nằm trong vòng ảnh hưởng của sợ hãi lan tràn khắp nơi khắp chốn này. Vấn đề không phải là sợ hãi mà là trường năng lượng của nó. Chúng ta có thể bắt đầu thấy rằng chúng ta đang kiểm soát nó, vì chúng ta là cội nguồn của nó. Chúng ta bắt đầu với việc thừa nhận sự thật: “Tôi là cội nguồn nỗi sợ của tôi”. Chúng ta biết rằng trong một tâm trạng khác, cái làm ta sợ hãi không còn đáng sợ nữa. Chúng ta có thể nói về cái chúng ta sợ, “Tôi sợ cái đó”, nhưng khi đi cùng với người khác, hoặc mang tâm trạng khác, chẳng hạn như hài hước, và chúng ta đang cười vui vẻ, thì cái đó không còn đáng sợ nữa, vì vậy, cội nguồn của sợ hãi không phải nằm trong thế giới ở ngoài kia.
Người ta không thể nào vượt qua được nỗi sợ hãi trước thế giới, vì không thể nào kiểm soát được thế giới nhằm chấm dứt nỗi sợ của người đó, cũng như không thể thay đổi xã hội, thay đổi luật pháp hay thay đổi các quy tắc để người ta hết sợ. Cội nguồn của sợ hãi nằm bên trong bản thân mỗi con người.
Hãy tưởng tượng một sự kiện lớn. Ở đây có hai khía cạnh – một là bản thân sự kiện và thứ hai là cách chúng ta cảm nhận về nó. Nhiều cảnh sát có mặt tại sự kiện có thể khiến chúng ta cảm thấy an tâm hơn, nhưng trên thực tế, cảnh sát ở đâu khi căn hộ của chúng ta đang bị cướp? Ở đầu kia của thị trấn, tất nhiên rồi. Do đó, sợ hãi hay không sợ hãi thực sự phụ thuộc vào chính chúng ta. Nó là kết quả của thái độ sẵn sàng công nhận rằng, chúng ta là cội nguồn của sợ hãi, mà sợ hãi thì đang xảy ra trong ý thức của chúng ta. Do đó, chúng ta muốn giải quyết nó ở nơi chúng ta đang thực sự trải nghiệm nó.
Về mặt thể chất, hầu hết chúng ta đều trải nghiệm sợ hãi theo một cách nào đó, vì vậy, việc đầu tiên cần phải làm đối với trải nghiệm sợ hãi là hoàn toàn không quan tâm tới suy nghĩ. Cảm giác sợ hãi sẽ tạo ra hàng triệu ý nghĩ theo đúng nghĩa đen của từ này. Những ý nghĩ sợ hãi không bao giờ dứt, vì chúng xuất phát từ bản thân trường năng lượng của sợ hãi. Trường này tạo ra những ý nghĩ không bao giờ dứt. Về mặt lâm sàng, việc xử lý những ý nghĩ cụ thể chỉ có giá trị rất hạn chế, sau này sợ hãi chỉ đơn giản là tạo ra nhiều ý nghĩ hơn, vì vậy, chúng tôi muốn sử dụng một kỹ thuật có thể xử lý chính nỗi sợ.
Một người có thể chỉ hình dung ra một cái gì đó đáng sợ trong cuộc sống của mình, hoặc cái gì đó đáng sợ mà họ nghĩ là sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra, hoặc họ có thể tưởng tượng ra một trải nghiệm đáng sợ, ví dụ như bị trói vào đường ray trong khi đầu máy xe lửa đang lao tới. Khi người ta nhìn vào những thứ đang được trải nghiệm, khi bỏ qua ý nghĩ, họ sẽ thấy cái đó đang được trải nghiệm trước hết trong cơ thể mình. Họ có thể thấy cơ bụng căng lên, bụng dạ nôn nao, tay chân run rẩy hoặc khô miệng. Một số người bị co thắt ruột hoặc khó thở. Dù đó có là gì đi nữa, họ nhìn vào bên trong con người mình để thấy những hiện tượng đang thực sự được trải nghiệm. Sự thật triệt để có nghĩa là cái đang được trải nghiệm, không phải là cái người ta đang thực sự nghĩ về hoặc những khái niệm mà họ phóng chiếu vào trải nghiệm; nó không phải là dán nhãn, mà là những hiện tượng người ta đang trải nghiệm trong chính con người mình, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Kỹ thuật ở đây là buông bỏ việc chống lại quá trình trải nghiệm cái đang được trải nghiệm. Buông bỏ việc chống lại hiện tượng khô miệng. Để nó ở đó và chào đón nó. Buông bỏ việc chống lại hiện tượng phồng lên xẹp xuống ở trong bụng và run rẩy ở tay và chân. Khi làm như thế, chúng ta không còn nghĩ về những thứ đang được trải nghiệm. Chúng ta hoàn toàn buông bỏ và phó thác những cảm giác đó. Buông bỏ cũng tương tự như cây liễu trước gió.
Trí tuệ cổ xưa của Đạo giáo nói rằng cây sồi, hiên ngang trước gió, dễ bị gãy; còn cây liễu, ngả theo chiều gió, không bị gãy. Tương tự như cây liễu, chúng ta ngả theo trải nghiệm đang tới. Chúng ta để nó tự nhiên, hòa quyện với nó, và chào đón nó. Chúng ta nói, “Nhiều hơn nữa đi”. Khi làm như thế, chúng ta sẽ cảm thấy ngạc nhiên là cảm giác đó có giới hạn. Như thể số lượng sợ hãi mà chúng ta có là hạn chế. Làm sao lại có thể như thế? Dường như sợ hãi tương tự như một bình áp suất, chứa mọi nỗi sợ hãi bị đè nén mà chúng ta đã tích cóp được trong suốt cuộc đời, bắt đầu ngay từ thuở ấu thơ. Trong đó có tất cả các nỗi sợ hãi mà chúng ta không thể cho phép mình trải nghiệm hoặc bộc lộ, hoặc không được phép bộc lộ. Chúng ta không được phép có cảm xúc đó. Ví dụ, quân nhân không được phép thể hiện sự sợ hãi hoặc hèn nhát, vì như thế được cho là không đáng mặt nam nhi, vì vậy, sợ hãi bị đè nén, kìm nén và đẩy ra khỏi nhận thức.
Trong cuộc đời mình, những nỗi sợ mà chúng ta không nhận thức được đã lên đến hàng ngàn. Sợ hãi xuất hiện và chúng ta vô tình gồng mình lên. Sợ hãi bị đẩy ra khỏi nhận thức, hoặc chúng ta đánh trống lảng. Sợ hãi bị dập tắt nhanh chóng đến mức chúng ta thậm chí không nhận ra là nó đã xuất hiện. Năm tháng trôi qua, và chúng ta gom góp được năng lượng của sợ hãi. Năng lượng đằng sau sợ hãi gia tăng áp lực, và khi đạt đến một điểm nhất định, tương tự như kim đồng hồ đo áp suất chạm đến vạch đỏ trên mặt số: áp lực của nỗi sợ lúc đó bắt đầu thể hiện. Nó tràn ra ngoài và trùm lên trải nghiệm của chúng ta và bắt đầu tô màu cho trải nghiệm. Nếu không khảo sát nó, chúng ta sẽ nghĩ rằng sợ hãi đến từ thế giới bên ngoài, và chúng ta đổ lỗi cho thế giới vì đã làm chúng ta sợ. Chúng ta nghĩ rằng trải nghiệm đáng sợ đó đang diễn ra ở ngoài kia. Thường thì, chúng ta không nhận ra rằng đó chỉ đơn giản là nỗi sợ hãi của chính chúng ta đang được phóng chiếu ra thế giới bên ngoài.
Lúc đó, chúng ta công nhận cội nguồn của sợ hãi, đó là nỗi sợ mà chúng ta tích lũy được. Chúng ta bắt đầu chào đón nó và mong chờ cơ hội để cho phép nỗi sợ này vơi bớt đi. oát khỏi sợ hãi bằng cách phó thác ở tầng thật sâu. Cảm giác và trải nghiệm bên trong về chính nỗi sợ không hề thay đổi, dù chúng ta nghĩ mình sợ cái gì thì cũng thế. Nếu có người gí súng vào ngực chúng ta và nói, “Đưa tất cả tiền cho tao”, chúng ta sẽ trải nghiệm cái gì? Chúng ta sẽ phải trải qua cảm giác khô họng, đầu gối run và cảm giác bụng dạ nôn nao quen thuộc. Nếu một chiếc xe tăng địch lao tới căn nhà của chúng ta, húc đổ nó, xoay nòng súng và chĩa thẳng vào trán chúng ta, chúng ta sẽ trải nghiệm cái gì? Điều tương tự cũng xảy ra nếu có người để con chuột lên đầu chúng ta, chúng ta sẽ bị khô miệng, nôn nao trong bụng, co thắt trong ruột và chân tay run rẩy.
Những cảm giác đó là tất cả những thứ chúng ta cần phải xử lý, và với việc trải nghiệm kỹ thuật này, chúng ta sẽ học được rằng những gì chúng ta đang trải nghiệm trong ý thức chính là những hiện tượng chúng ta cần xử lý, dù nó nằm bên trong cơ thể hay ở nơi nào đó khác thì cũng thế. Sau khi suy ngẫm và làm việc với kỹ thuật này, chúng ta sẽ nhận thấy rằng trải nghiệm đó thực sự đang diễn ra một cách tổng quát và lan tỏa khắp nơi khắp chốn. Hiện tượng căng cơ, bụng dạ nôn nao và khô cổ họng đang được trải nghiệm ở khắp mọi nơi, một cách mơ hồ và lan tỏa. Chúng ta chỉ cần cho phép trải nghiệm diễn ra mà không chống lại nó. Vì chúng ta tập trung vào trải nghiệm, sợ hãi bắt đầu giảm cường độ, vì chúng ta không còn chú ý đến những ý nghĩ của mình nữa. Chính ý nghĩ đang sinh ra thêm sợ hãi.
Nếu làm việc liên tục với kỹ thuật buông bỏ chống lại sợ hãi, thì lúc đó chúng ta đang tập trung vào bản thân trường năng lượng. Đằng sau sự sợ hãi này là năng lượng, và chúng ta đang buông bỏ việc chống lại quá trình tháo cũi sổ lồng năng lượng đó. Bằng cách làm như thế, chúng ta không còn sợ nỗi sợ nữa. Nó không còn là nỗi kinh hoàng làm chúng ta giật mình thức dậy vào lúc nửa đêm. Nó chỉ còn là trải nghiệm cảm xúc ở bên trong, cảm giác mà nó gây ra có thể được xử lý một cách dễ dàng. Chúng ta có thể tự hỏi: “Đúng là tôi có thể xử lý hiện tượng khô họng? Tất nhiên, có thể”.
Một kỹ thuật khác nhằm loại bỏ những cảm xúc tiêu cực là buông bỏ những hình ảnh liên quan trong tâm trí, tức là những hình ảnh thu hút và khuếch đại những cảm xúc này. Chỉ cần khước từ hình ảnh và không để mình bị lôi cuốn vào việc thưởng thức nó là được.
Trong khi nghiên cứu và thử nghiệm với kỹ thuật cụ thể này, tôi đã có một trải nghiệm chứng minh một trong những nguyên tắc vừa mô tả. Cả đời tôi đã sợ độ cao đến mức khi lần đầu tiên tới thăm Grand Canyon , tôi phải đứng cách xa miệng vực hơn ba chục mét. Tôi hoảng sợ ngay cả khi nhìn thấy người khác đến gần miệng vực. Tôi đã sử dụng kỹ thuật này mỗi khi có điều kiện và vui mừng trước những tiến bộ mà tôi đạt được, nhưng tôi chưa bao giờ bắt tay vào việc chữa trị chứng sợ độ cao. Tôi đã nghiên cứu về sợ hãi xuất phát từ tất cả các nguồn gốc khác trong trải nghiệm của mình. Khoảng hai năm sau, tôi trở lại Grand Canyon và vô cùng ngạc nhiên thấy mình có thể đi đến cách bờ vực khoảng sáu, bảy mét mới có cảm giác căng tức ở vùng trong bụng. Tôi tiếp tục sử dụng kỹ thuật này trong một hay hai năm tiếp theo và quay lại thăm Canyon một lần nữa. Tôi rất ngạc nhiên là lần này mình có thể đi bộ đến ngay sát mép vực. Sau đó tôi còn ngồi vào khinh khí cầu và bay lên mà không hề lo lắng gì. Tôi vô cùng phấn khởi khi chứng minh được nguyên tắc nói rằng cái mà tôi tháo cũi sổ lồng chính là áp lực và năng lượng tích tụ của tất cả sợ hãi trong suốt cuộc đời mình. Tương tự như bình áp suất, khi nó tự xì hơi, những thứ tràn vào trải nghiệm ngày càng ít đi.
Buông bỏ chống cự là biện pháp rất hiệu quả, vì chống cự nhốt chúng ta vào một trạng thái ý thức nhất định; chống cự nằm bên trong chúng ta. Sợ hãi là năng lượng tiêu cực, có điểm hiệu chỉnh 100, và làm cho chúng ta mắc kẹt trong trường này. Chúng ta không thể vượt qua được nó cho nên chúng ta trở thành nạn nhân của những nỗi sợ hãi của chính chúng ta, trừ khi chúng ta nhận thức được rằng chúng ta là cội nguồn của chúng. Chừng nào còn hợp lý hóa và nói rằng cội nguồn của nỗi sợ hãi nằm “ở ngoài kia”, chừng đó chúng ta chưa thể vượt qua nó. Một khi bắt đầu công nhận rằng chúng ta là người trải nghiệm, chúng ta là người quy định cách thức trải nghiệm mọi sự mọi việc, chúng ta sẽ trở thành người làm chủ tình huống. Lòng tự trọng của chúng ta sẽ theo đó mà khác đi. Chúng ta không còn là nạn nhân hay đối tượng của sợ hãi nữa. Chúng ta là một cái gì đó khác chứ không phải là sợ hãi. Sợ hãi chỉ là trải nghiệm ở bên trong ý thức, và chúng ta không còn phải biến nó thành hiện thực bằng cách dán nhãn cho nó như thể đấy là sợ một cái gì đó – đấy có thể là một quá trình vô cùng vô tận, không bao giờ dứt.
Những người có tính sợ hãi có thể gắn nỗi sợ vào mọi thứ trên đời. Thay đổi thế giới cũng không giải quyết được vấn đề. Một người có thể thực sự sợ hãi trong tình huống rất an toàn và hoàn toàn không sợ hãi trong tình huống được cho là cực kỳ nguy hiểm. Ví dụ, một người đang bị bóp cổ, đó là một chuyện, và sau đó sợ bị bóp cổ, đấy là chuyện khác. Sợ bị bóp cổ không phải là thực sự bị bóp cổ. Trong đời sống, người ta rất có khả năng gặp phải những trường hợp rủi ro, nhưng hoàn toàn không cảm thấy sợ hãi. Trên thực tế, người đó thậm chí có thể trải nghiệm rằng mình chỉ đơn giản là nhân chứng của hiện tượng đã xảy ra.
Tôi đã gặp hiện tượng như vậy khi đối mặt với một con rắn đuôi chuông rất lớn trên đỉnh núi. Khi tôi chuẩn bị bước vào lều thì thấy một con rắn đuôi chuông khổng lồ đang cuộn tròn ngay trước lối vào, và, khi tôi nhấc chân để bước qua thì đầu của nó bỗng ngoẹo ra sau, lưỡi lè ra, và nó sẵn sàng tấn công tôi. Trong khoảnh khắc đó, ý nghĩ sợ hãi vụt lóe lên, rồi tôi nghĩ rằng tôi có thể nhặt một cành cây và đánh nó, hoặc tôi có thể chạy, hoặc tôi có thể hét lên để gọi người giúp. Tôi không có súng, nhưng một người nào đó có thể bắn nó. Tất cả những ý nghĩ mang tính tự vệ mà ý thức xã hội đã lập trình cho tôi đều xuất hiện.
Tôi có phúc và gặp may vì đã học được kỹ thuật này, nếu không tôi đã chẳng còn ở đây mà kể lại được chuyện này. Tôi nhận thức ngay được rằng cuộc sống của tôi phụ thuộc vào việc tôi sử dụng kỹ thuật, vì vậy, tôi lập tức áp dụng nó. Tôi tự động buông bỏ ước muốn làm gì đó đối với sợ hãi, buông bỏ mong muốn xử lý hay thay đổi bất cứ điều gì về sợ hãi. ay vào đó, tôi đi vào Đại ngã bên trong của mình và để trải nghiệm bên trong tự tháo cũi sổ lồng mà không gặp bất kỳ phản kháng nào. Tôi thậm chí hoan nghênh sợ hãi đến nhiều hơn nữa, bởi bằng cách nào đó, khi chúng ta thực sự đi vào trải nghiệm ý thức bên trong của chính mình, chúng ta thấy rằng sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào điều này. Tôi thấy rằng sự sống sót của tôi thực sự phụ thuộc vào việc tôi buông bỏ, phó thác cho iên Chúa, giải thoát và từ bỏ việc chống lại trải nghiệm đó xuất sắc tới mức nào. Khi tôi làm vậy, những suy nghĩ sợ hãi biến mất ngay lập tức, và tôi cảm thấy trạng thái yên bình sâu sắc hạ xuống cả tôi và con rắn.
Như thể tôi đã trở thành nhân chứng – không phải nhân chứng bị giới hạn trong cơ thể này, mà là nhân chứng trong ý thức, và nó dường như không có chiều kích. Chiều kích vô hình tướng này lúc đó là thứ trải nghiệm sự hiện diện của an lạc. Trạng thái sâu sắc này có sức mạnh đến mức áp đảo ý thức của cả con rắn và nhân cách của con người đang nói với bạn về hiện tượng này. Con rắn nhìn tôi với vẻ thích thú, có lẽ cả đời nó chưa gặp một người nào, chứ chưa nói người đứng cách nó chưa tới một bàn chân, tôi nhìn con rắn đuôi chuông với vẻ tò mò và coi nó như là anh em. Cả hai chúng tôi được đưa vào nhất thể của không gian tồn tại cùng nhau này trong trạng thái cực kỳ thân mật. Từ trạng thái đó nảy sinh ra một kiểu niềm vui bên trong, và tôi cảm thấy tình yêu đối với con rắn phát sinh từ trường năng lượng mà sợ hãi vừa được xóa bỏ.
Nhìn vào Bản đồ ý thức, chúng ta có thể theo dõi những hiện tượng đã xảy ra. Con rắn lập tức cảm nhận được nỗi sợ của tôi – đấy là trường năng lượng tiêu cực – cùng với cơn giận và mong muốn đánh nó đang nổi lên trong tôi. Tuy nhiên, phản ứng của nó thông qua hệ thống năng lượng của nó nhanh đến mức nó có thể tấn công tôi trước khi tôi kịp đưa chân mình cách xa khỏi nó. Nhưng tôi đã không làm vậy, vì mức độ đe dọa quá nghiêm trọng, tôi đã thực sự, thực sự buông bỏ. Tôi đã thực sự làm được như thế! Tôi chuyển ngay sang sẵn sàng buông bỏ, sang chấp nhận, tình yêu và niềm vui, và trạng thái phúc lạc. Nếu hiệu chỉnh trường năng lượng của trải nghiệm này, thì nó bắt đầu ở 100, nhưng gần như ngay lập tức chuyển lên 600. Rồi Hiện diện chiếm thế thượng phong – Hiện diện sâu sắc, vô biên vô tế mà bản chất cốt lõi của nó là an bình, với sức mạnh vô biên vô tế – kiểm soát toàn bộ trải nghiệm. Vì vậy, con rắn và tôi đã siêu việt được sợ hãi, và chúng tôi chuyển sang trạng thái im lặng phi thời gian. Con rắn như thể đã bị bỏ bùa. Chúng tôi nhìn nhau trong vài phút, và tôi đã miễn cưỡng phá bỏ câu thần chú bằng cách rời đi. Con rắn cũng trườn đi và không hề ngoe nguẩy cái đuôi phát ra tiếng chuông của nó.
Câu chuyện vừa kể có nhiều giá trị, vì nó minh họa cho thấy một trong những hệ thống niềm tin của tâm trí mà chúng ta phải học cách giải thoát – ý tưởng cho rằng sợ hãi là nguồn gốc của an toàn – là hoàn toàn sai. Chúng ta sẽ nhận thấy rằng tâm trí dường như tôn thờ sợ hãi, như thể nó là một vị thần. Tâm trí được nạp một chương trình nói rằng, “Tôi sống được đến nay là do tôi sợ. Tôi sống được đến nay vì tôi để cho sợ hãi quyết định những việc tôi sẽ làm”. Chỉ cần một chút hướng nội là sẽ thấy rằng hệ thống niềm tin này đang hoạt động. Một người nói, “Vâng, nếu không sợ về già mình sẽ nghèo thì tôi đã không mua bảo hiểm. Nếu không sợ tai nạn ô tô, tôi sẽ không lái xe một cách thận trọng”. Vì vậy, người này bắt đầu gán cội nguồn sự sống của họ, cội nguồn cuộc đời họ cho sợ hãi, đó là thần linh của họ. Họ thực sự bắt đầu tôn thờ sợ hãi.
Từ ví dụ vừa nêu, có thể thấy là ngược lại mới đúng. Không sợ hãi và thay thế nó bằng thái độ thận trọng và kiến thức thực tế mới là biện pháp bảo đảm cho sự sống còn của chúng ta. Chúng ta đã xoay xở để tồn tại, bất chấp những nỗi sợ của mình, chứ không phải vì sợ hãi mà chúng ta sống được tới ngày hôm nay. Chúng ta có thể quyết định trên cơ sở lựa chọn duy lý, trên cơ sở kiến thức và trên cơ sở giá trị xuất phát từ bản chất của con người mà chúng ta thực sự đang là, mà hoàn toàn không có nỗi sợ hãi nào trong tâm trí. Từng giây từng phút mỗi ngày, chúng ta đều quyết định chỉ trên cơ sở nhận thức của chúng ta về hiện thực, mà không dính líu với nỗi sợ hãi cụ thể nào. Không cần sợ hãi làm gì. Có người cho rằng sợ hãi có ích cho chúng ta, nó có lợi và có những giá trị tiềm tàng, bí ẩn. Người ta sẽ nhìn lại quá khứ và hợp lý hóa cách thức sợ hãi đã khiến họ phải làm điều này và điều kia như thế nào, còn tôi thì chỉ có thể nói, “Quá tệ”. Quá tệ vì họ đã không làm việc đó vì yêu chính mình hoặc yêu đồng bào của mình. Quá tệ vì họ đã không làm điều đó vì yêu cuộc sống, yêu sự sống của chính mình và yêu cơ thể của mình. Tại sao không làm điều có lợi cho cơ thể của chúng ta vì chúng ta yêu nó, chứ không phải vì sợ hậu quả? Tại sao không giữ cho cơ thể khỏe mạnh và hạnh phúc vì chúng ta yêu và quý trọng cơ thể, chứ không phải vì chúng ta sợ đau tim hay căn bệnh nào khác?
Có thể sử dụng kỹ thuật khác, mà tôi gọi là “tình huống xấu nhất”, để loại bỏ hơn nữa sợ hãi. Nếu theo dõi sợ hãi và hỏi, “Tại sao tôi lại sợ cái này?”, chúng ta sẽ thấy rằng câu trả lời sẽ dẫn đến nỗi sợ hãi khác. Tại sao chúng ta sợ lái xe ô tô? Vì chúng ta có thể gặp tai nạn. Tại sao chúng ta sợ tai nạn? Vì chúng ta có thể bị thương. Bị thương thì sao? Rồi, chúng ta có thể bị đau, v.v.. Chúng ta sẽ thấy rằng tất cả sợ hãi cuối cùng đều dẫn đến sợ chết, sợ cơ thể này chết. Nó sẽ dẫn đến tâm lý e ngại liệu người khác có thích hay đồng ý với chúng ta hay không. Nếu nhìn vào sợ hãi và liên tục tự hỏi cái này dẫn đến nỗi sợ nào, và nền tảng của cái đó là nỗi sợ nào, chúng ta chắc chắn sẽ đi đến tình huống xấu nhất.
Giả dụ sợ hãi về tài chính là chúng ta hết sạch tiền, không nơi tá túc, không có tiền mua thức ăn hay quần áo và cuối cùng, chúng ta chỉ còn mỗi cái quần đùi và đứng ở một góc phố, trong khi trời đang rét mà không biết đi đâu, bảo hiểm y tế cũng không có. Việc cần làm là không ngừng buông bỏ việc chống lại cảm giác sợ này và tưởng tượng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với chúng ta, ví dụ, ta đang ở trong một trang trại nghèo hoặc là người vô gia cư đang ngồi ở một góc phố nào đó. Rồi, chúng ta hình dung kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra − chúng ta đang ngồi bên cạnh chiếc túi xách, trong một góc phố lạnh lẽo lúc nửa đêm, tứ cố vô thân.
Chúng ta cứ liên tục tưởng tượng ra nỗi sợ hãi tồi tệ nhất có thể xảy ra theo cách như vậy. Nếu chúng ta đi sâu vào bên trong chính mình và tiếp tục buông bỏ việc chống lại trải nghiệm ở bên trong về những hiện tượng sắp xảy ra, nỗi sợ hãi về kịch bản tồi tệ nhất sẽ nhanh chóng kết thúc. Nếu tiếp tục luyện tập như thế trong thời gian tương đối dài, cuối cùng chúng ta sẽ ngồi xuống và xử lý vấn đề lớn nhất, đấy là tưởng tượng mình đang nằm trong quan tài và mọi người đi xung quanh. Đấy là kịch bản tồi tệ nhất mà phần lớn mọi người chúng ta đều có thể tưởng tượng được – cái chết của thân xác này.
Nhiều người tin rằng chúng ta là cơ thể vật lý này, và cơ thể vật lý là tất cả những gì chúng ta có. Trước sau gì chúng ta cũng tiếp cận nỗi sợ đó, và đến lúc ấy, chúng ta cũng chấp nhận nó như chúng ta chấp nhận bất kỳ nỗi sợ hãi nào khác. Chúng ta buông bỏ cái chết, đó chỉ là một cái nhãn, chỉ là ý nghĩ và khái niệm. Chúng ta không có trải nghiệm sự thật về cái chết, chúng ta chỉ có những tưởng tượng, suy nghĩ và niềm tin về cái chết; do đó, chúng ta phải dán nhãn nó, coi nó chỉ là hình ảnh tưởng tượng của tâm trí. Cái mà mọi người thực sự trải nghiệm khi họ hình dung về cái chết và buông bỏ việc chống lại những tình cảm và cảm giác về nó làm cho họ vô cùng kinh ngạc. Khi người ta đi qua toàn bộ quá trình này và trở thành lớn hơn toàn bộ trải nghiệm, họ mới nhận thức được rằng họ đã qua được kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra trong đời.
Đầu tiên, tôi tưởng tượng mình là một người vô gia cư. Khi đã hết sợ, tôi cảm thấy thích thú. Tôi nghĩ sẽ rất vui nếu được làm những việc tôi muốn làm, đi chơi với những người tôi muốn hàn huyên; không phải đi làm hay thanh toán bất kỳ hóa đơn nào và không phải trả phí bảo hiểm ô tô hoặc bảo hiểm y tế. Sống như thế vẫn ổn, vì đấy là kết quả của lựa chọn, chứ tôi không phải là nạn nhân. Đó sẽ chỉ là một trải nghiệm khác, khác hẳn với phần còn lại của cuộc đời tôi.
Đã lựa chọn thì không sợ; sợ hãi biến mất. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là dừng lại ở một góc phố và sống cuộc đời như thế, nhưng nỗi sợ trước cách sống như thế đã biến mất. Tôi có thể không chọn một đời sống như thế, nhưng nếu đời sống ấy có xảy đến thì cũng không làm tôi sợ hãi nữa. Nỗi sợ ấy không còn áp đảo tôi nữa, vì vậy, ban đêm tôi không phải nằm trên giường với nỗi lo chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó mình hết tiền. Dù có giàu nứt đố đổ vách, người ta vẫn sợ hết tiền. Ý nghĩ rằng chúng ta có thể kiếm được ngày càng nhiều tiền hơn và chất đầy tiền trong ngân hàng là ý nghĩ vô ích. Tôi biết một người có tài sản trị giá sáu mươi triệu đô la, nhưng cuối cùng phá sản, phải bán đồ dùng cá nhân để thanh toán các khoản chi tiêu lặt vặt.
Sáu mươi triệu đô la có thể làm cho chúng ta hết sợ hay không? Tất nhiên là không. Tiền bạc không bảo vệ chúng ta; hàng rào với cánh cửa có sáu ổ khóa, hay thuê thêm cảnh sát cũng không bảo vệ được chúng ta. Biện pháp bảo vệ duy nhất là nhận thức được rằng, chúng ta là cội nguồn của những trải nghiệm của chính mình, chúng ta là ông chủ của nó, chúng ta có thể xử lý nó và chúng ta lớn hơn nó.
Tất nhiên, tâm trí luôn tìm cách biện minh cho nỗi sợ hãi của chúng ta. Nó nói, “Có rất nhiều vụ trộm cắp, cho nên tôi sợ là đúng”. Tại sao lại có thứ gọi là “sợ hãi đúng”? Ai cần cái sợ đó? Tại sao không đi về nhà theo con đường mà chúng ta biết rằng sẽ không xảy ra cuộc tấn công nào? Tại sao không chọn đường đi từ tình yêu chính bản thân mình? Tại sao không chọn đường đi vì muốn tận hưởng đời sống và đánh giá nó cao đến mức không muốn mạo hiểm?
Sống sót không phụ thuộc vào sợ bị bóp cổ hay bị cướp, mà phụ thuộc vào lựa chọn trước đó − lựa chọn do tâm trí không sợ hãi thực hiện. Vì “không sợ” nên tôi vẫn còn sống đến ngày hôm nay. Sự không sợ đã ghìm giữ con rắn đuôi chuông, không cho nó tấn công tôi khi nó chỉ cách tôi chưa đến nửa gang tay. Đấy là nhờ tôi không còn sợ hãi và buông bỏ nỗi sợ đó. Người ta có thể gặp những tình huống rất nghiêm trọng, nguy hiểm mà vẫn chỉ trải nghiệm niềm vui, hạnh phúc và sự tin tưởng. Tôi đã đi ngang qua một đám đông những kẻ giết người, họ sẵn sàng tấn công một người có dáng vẻ sợ hãi và cắt cổ người đó với nụ cười hạnh phúc, hân hoan ra mặt. Họ rất ngạc nhiên khi thấy một gã như tôi đi qua, trong khi họ đang cầm súng, xích và dao với vẻ mặt đầy hăm dọa. Nếu tôi sợ, họ sẽ nghi ngờ thái độ dũng cảm của tôi và tấn công tôi. Tôi an toàn vì buông bỏ sợ hãi. Tôi không sợ hãi hay tỏ ra oai hùng thì họ cũng không có đối tượng để thể hiện cảm xúc.
Buông bỏ tình huống xấu nhất mang lại rất nhiều lợi ích. Khi làm như thế, chúng ta sẽ nhận thức được rằng có cái gì đó đang làm cho chúng ta sợ. Bây giờ, khi chúng ta không còn sợ nỗi sợ nữa, thì khi sợ hãi xuất hiện, chúng ta chỉ việc đi cùng với nó. Có lần tôi đi cùng sợ hãi trong hai tuần liền. Với cảm giác run rẩy như thể luồng điện chạy khắp cơ thể, tôi tiếp tục làm việc và mặc cho sợ hãi phát tác vì tôi nhận thức được rằng nó sẽ kiệt sức. Tuy nhiên, khi làm như thế, chúng ta có thể nhận ra rằng phải xử lý một nguồn gốc khác bên dưới nỗi sợ ban đầu, đó là cảm giác tội lỗi.
Bây giờ chúng ta bắt đầu thấy giá trị của công việc mà thế giới gọi là ý thức tâm linh hoặc một cái gì đó tương tự như thế. Chúng ta có thể thấy lợi ích của các kỹ thuật, ví dụ như tập trung vào giá trị của tha thứ. Khi tha thứ cho mình, cũng như tha thứ cho tha nhân và không còn phán xét iên Chúa nữa, chúng ta bắt đầu phát hiện được rằng, bằng cách thôi lên án mình và tha nhân, cảm giác tội lỗi vô thức bắt đầu làm cho nỗi sợ vơi bớt, vì sợ hãi được giữ trong tâm trí là do chúng ta đã cảm thấy một cách vô thức rằng người ta sẽ trả thù mình, vì mình đã tấn công họ. Chúng ta nghĩ rằng họ sẽ báo thù và phản công. Mỗi ý nghĩ tiêu cực hoặc thù địch về tha nhân đều làm cho chính chúng ta sợ, vì trên bình diện tâm linh hoặc tâm thần – vốn không thể nhìn thấy bằng mắt thường – chúng ta dường như đang tự tạo ra cho mình những thứ đầy đe dọa sẽ quay trở lại với chúng ta. Chúng ta biết rằng sợ hãi bắt đầu giảm khi chúng ta buông bỏ thái độ tức giận, thù địch, những lời chỉ trích và ý nghĩ chê bai người khác. Chúng ta học được giá trị của việc buông bỏ những suy nghĩ cho rằng người khác sai. Chúng ta bắt đầu đánh giá cao và yêu quý họ vì bản chất của họ, vì con người mà họ đang là. Chúng ta bắt đầu thấy mình khác trước, và do đó, chúng ta bắt đầu thấy người khác cũng khác trước. Chúng ta trở thành những người sẵn sàng tha thứ, dễ quên và dễ bỏ qua.
Kết quả là, chúng ta bắt đầu nhận thấy rằng, tất cả những điều ở người khác mà chúng ta lên án thực ra chỉ là biểu hiện tính người của họ. Điều chúng ta đã và đang lên án ở chính con người mình và ở mọi người khác là tính người, là sự ngây thơ của đứa trẻ bên trong – nó từng tin tất cả những gì nó nghe được trong khi đang lớn lên. Ý thức của đứa trẻ rất ngây thơ, có đúng thế không? Nó yêu và tin tưởng cha mẹ nó. Nó yêu mẹ nó. Vì vậy, sự ngây thơ của đứa trẻ đã được lập trình. Đứa trẻ ngây thơ tin tất cả những gì cha mẹ, thầy giáo và chương trình chính trị/xã hội phát trên tivi và các hệ thống tín ngưỡng của quê hương nói với nó.
Ai hay cái gì đã đưa tất cả các hệ thống niềm tin này vào trong tâm trí chúng ta? Ai đã mang tới cho chúng ta những niềm tin? Đó là tâm trí của con người ngây thơ ở bên trong chúng ta, vì tâm trí của đứa trẻ ngây thơ đó – chính là bản chất của ý thức – không hề thay đổi kể từ khi chúng ta ra đời. Ý thức đang đọc những dòng này, ngay lúc này, là ý thức ngây thơ của đứa trẻ, nó nói: “Tôi tin điều này. Tôi mang theo nó trong tâm trí mình”. Đứa trẻ ngây thơ không bao giờ chết, sự ngây thơ đó vẫn đang hiện diện. Trong thế giới ngày nay, chúng ta thấy những hành động của những thanh niên ngu dốt, nhạy cảm bị lập trình lòng căm thù (ngược đời là chính tôn giáo đã lập trình họ). Rồi họ tin rằng việc căm thù và giết người vô tội là “tốt”, thậm chí là “thánh thiện”.
Chúng ta bắt đầu thấy sự ngây thơ bên trong con người mình và nhận ra rằng tất cả những điều chúng ta đã từng học mà cuối cùng lại là sai đều do tâm trí bên trong không biết sự thật và cũng do nó tiếp thu những thứ không phải là sự thật. Vì vậy, chúng ta sẵn sàng buông bỏ những lời chỉ trích người khác và chỉ trích chính mình. Chúng ta đang bắt đầu công nhận sự ngây thơ của mình và của người khác. Đáng buồn và có lẽ đáng tiếc là những thông tin sai lầm đó đã đi vào tâm trí ngây thơ của chúng ta.
Chúng ta có thể coi tâm trí như phần cứng của máy tính và hệ thống niềm tin của nó là phần mềm. Đứa trẻ năm tuổi có thể nghi ngờ hệ thống chính trị mà nó nghe các bạn cùng lớp, cha mẹ hoặc ông bà nó mô tả ngay từ khi còn học mẫu giáo hay không? Chúng ta có thể thấy, đó là do nó “không biết”. Chính vì sự ngây thơ của “sự không biết” của nó mà nó tin những điều nó đang tin. Kết quả là, chúng ta sẵn sàng tha thứ cho người khác, chúng ta không chỉ trích họ nữa, mà hiểu họ.
Do hiểu biết mà có tâm từ bi. Người từ bi thì không sợ hãi. Có gì phải sợ trong thế giới đầy từ bi này, vì chúng ta là cội nguồn của trải nghiệm và tâm từ bi của chính mình khi chúng ta giành lại nó bên trong con người mình? Chúng ta nhìn thấy sự ngây thơ của chính mình và sự ngây thơ của người khác, và đã trải nghiệm thế giới đầy lòng từ bi và nhân ái. Chúng ta không còn mang sợ hãi theo nữa, vì chúng ta không còn tạo ra nó trong lòng mình. Chúng ta thấy rằng chúng ta chính là cội nguồn của tâm trạng sợ hãi của chúng ta. ế giới không bao giờ là cội nguồn của sợ hãi, chúng ta chính là cội nguồn. Khi không còn tạo ra sợ hãi và làm cho nó sinh sôi nảy nở vì lúc nào cũng có cảm giác tội lỗi – kết quả của những phán xét bất tận mà quá trình huấn luyện của xã hội đã nhồi nhét vào chúng ta, cảm giác tội lỗi vô thức sẽ giảm dần. Việc buông bỏ mặc cảm tội lỗi vô thức diễn ra bên ngoài nhận thức của chúng ta.
Mỗi khi chúng ta quyết định ngừng lên án một người nào đó, mà thay vào đó, cố gắng tìm hiểu anh ta, thì những mặc cảm tội lỗi vô thức của chính chúng ta cũng sẽ giảm đi. Trong vô thức, đấy là mắt đền mắt, răng đền răng. Nếu chúng ta ao ước người nào đó lăn ra chết, xin hỏi chuyện gì tương tự sẽ xảy ra trong tâm trí vô thức của chúng ta? Chúng ta sẽ lăn ra chết. Chúng ta không nghĩ rằng chuyện mình nghĩ “Giá như thằng đó… thằng đó lăn ra chết” có liên quan gì đến cảm giác sợ hãi của chúng ta về một cơn đau tim, nhưng tất nhiên là chúng có liên quan. Khi chúng ta buông bỏ mong muốn người khác lăn ra chết, thật đáng ngạc nhiên là chúng ta sẽ thấy cảm giác sợ hãi và ám ảnh về việc chúng ta có thể hoặc sẽ mắc chứng nhồi máu cơ tim và tất cả các biện pháp phòng ngừa trong ăn uống đi kèm với căn bệnh này đều giảm đi. ay vào đó, chúng ta cảm thấy rất bình yên về tất cả mọi sự, mọi việc. Khi đi, chúng ta chỉ đi. Khi đứng, chúng ta chỉ đứng. Ngạc nhiên chưa!
Chúng ta trân trọng sự sống, và chúng ta không còn chú tâm vào việc mong muốn cho người nào đó chết nữa; do đó, chúng ta có trải nghiệm khác về quá trình trải nghiệm đời sống và về chúng ta là ai. Chúng ta là con người mà trải nghiệm này đang diễn ra ở bên trong. Sau đó, như những bức tranh cổ điển về chăn trâu mô tả, thay vì bị con trâu sợ hãi kéo đi – đầu gối máu me, quần áo nhàu nát – chúng ta có thể buộc con trâu này vào một cái cây vì chúng ta đã xác định được thủ phạm. Đã buông bỏ cảm giác sợ con trâu, bây giờ chúng ta trở thành ông chủ. Chúng ta cưỡi lên lưng trâu, và con trâu đã được thuần hóa; chúng ta là chủ. Chúng ta đã xác định được mình thực sự là ai và không còn là nạn nhân nữa.
Tâm lý nạn nhân là do vô thức. Có nghĩa là chúng ta không nhận thức được kết cấu của trò chơi đã và đang diễn ra trong tâm trí mình. Nhận thức được nó cũng có nghĩa là chúng ta đã thoát ra khỏi nó. Khi đọc xong những dòng này, bạn thoát khỏi vai trò nạn nhân; bạn đang buộc con trâu này vào một cái cây. ực hành những kỹ thuật được trình bày ở đây, chúng ta sẽ nhanh chóng cưỡi được lên lưng trâu.
Khi cảm giác sợ hãi xuất hiện, chúng ta chào đón nó và nói, “Tuyệt vời! Đây là cơ hội để buông bỏ nhiều hơn nữa”, vì bây giờ, chúng ta cảm thấy lợi ích của việc giảm bớt những nỗi sợ mà chúng ta đã mang theo suốt cả đời này. Rất ít người nhận ra họ đã sợ hãi đến mức nào cho đến khi nỗi sợ trong họ bắt đầu biến mất, và khi đã hiểu ra như vậy thì tâm trí họ choáng váng. Chúng ta nói, “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình là một người sợ hãi như thế”. Có lẽ sẽ dễ hiểu hơn nếu nhìn vào Bản đồ ý thức, chúng ta có thể thấy các trường năng lượng ảnh hưởng thế nào đến cách chúng ta trải nghiệm thế giới.
Tâm trí có sức mạnh đến mức cách nó lưu giữ trải nghiệm của chúng ta quyết định trải nghiệm của chúng ta. Cảm giác sợ hãi tạo ra một thế giới quan nhất định và có xu hướng trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Nghiên cứu ở trường đại học trong thời gian vừa qua, cũng như nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy điều mà tâm trí của một người lưu giữ có xu hướng hiển lộ trong trải nghiệm của người đó về thế giới. Lúc đó, thế giới trong trải nghiệm của chính chúng ta trở thành biểu hiện bên ngoài của những điều chúng ta lưu giữ trong tâm trí, vì vậy, đời sống của chúng ta thực sự là thế giới của những cái gương. Những hiện tượng chúng ta đang thực sự nhìn thấy và trải nghiệm là do tầng ý thức của chúng ta phóng chiếu ra. ật khó tin và khó mà hiểu được hết điều này, nhưng chỉ để có được một cái nhìn thoáng qua về nó thôi thì đã là cả một lĩnh vực nghiên cứu rồi. ánh nhân Ramana Maharshi dạy rằng, thế giới mà bạn nhìn thấy (tri giác) thậm chí không hề tồn tại và chỉ là ảo mộng (Phật gọi là Maya – huyễn hóa).
Xin so sánh tầng ý thức với cảm xúc của nó, với thế giới quan của chúng ta và cách thức những cái đó tạo cho chúng ta quan điểm về Thiên Chúa trên Bản đồ ý thức. Ở dưới cùng của Bản đồ là trường năng lượng tiêu cực, gọi là Tội lỗi, điểm hiệu chỉnh 30. Đó là thế giới của sự thù ghét chính mình, tự hủy hoại và con người mang mặc cảm tội lỗi. Những người ở tầng này nhìn thế giới như là nơi đầy tội lỗi và đau khổ, nó cho thấy vị Chúa trong bối cảnh như thế cai trị thế giới của những đau khổ và tội lỗi bất tận. Kết quả của tội lỗi trong trường ý thức tập thể: Chúa là kẻ hủy diệt tối thượng của chúng ta. Ngài trừng phạt bằng động đất, núi lửa, lũ lụt, dịch bệnh, v.v.. Chúa tạo ra thế giới tội lỗi và đau khổ, chúng ta bị hủy diệt ở trong đó, còn linh hồn của chúng ta thì bị ném vào địa ngục vĩnh viễn. Đó là viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Bài viết được trích từ sách: Healing & Recovery – Chữa lành và Hồi phục
Tác giả: David Hawkins. Ông cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy Power Vs Force - Trường Năng Lượng Và Những Nhân Tố Quyết Định Hành Vi Của Con Người
Bạn đặt sách ở đây nha:
Shopee: https://shope.ee/5zxZ4DZbOc
Lazada: https://shorten.asia/KA3qjxxn
Fahasa: https://shorten.asia/M1SvWVTk