Tự do không đồng nghĩa với hạnh phúc: Cuộc hành trình từ kẻ nô lệ đến người trưởng thành

tu-do-khong-dong-nghia-voi-hanh-phuc-cuoc-hanh-trinh-tu-ke-no-le-den-nguoi-truong-thanh

Có hai loại tự do khác nhau. Tự do khỏi một điều gì (tự do phủ định) và tự do tới một điều gì (tự do khẳng định).

Có hai loại tự do khác nhau. Tự do khỏi một điều gì (tự do phủ định) và tự do tới một điều gì (tự do khẳng định). Nhà triết học Kant là người đầu tiên phân loại tự do thành hai khái niệm trên trong những tác phẩm của mình. Sau ông, sự phân loại này được Erich Fromm nhắc tới trong cuốn, Escape from Freedom, xuất bản năm 1941. Gần đây, khái niệm này được biết rộng rãi qua tiểu luận, Two Concepts of Liberty, của Isiah Berlin và được nghiên cứu dưới góc nhìn hiện đại bởi Charles Taylor.

Những triết gia và nhà tư tưởng trên thường sử dụng hai loại tự do khác nhau để bàn luận và tranh biện về vai trò của chính phủ trong cuộc sống của người dân. Nhưng qua bài viết này, chúng tôi muốn thử khám phá sự khác biệt giữa khái niệm tự do phủ định và tự do khẳng định để hiểu thêm về quá trình phát triển của mỗi cá nhân và hành trình lớn lên mà mỗi người trải qua từ một đứa trẻ đến một người trưởng thành.

Phân biệt giữa tự do phủ định và tự do khẳng định

Tự do phủ định/ Tự do khỏi một điều gì đó

Tự do phủ định là tự do khỏi những cản trở bên ngoài ngăn bạn làm những điều bạn muốn, khi bạn muốn làm điều đó. Những hạn chế này do người khác đặt lên bạn. Bạn sở hữu càng nhiều tự do phủ định, thì bạn sẽ càng có ít chướng ngại vật ngăn cản bạn làm những điều bạn muốn.

Charles Taylor gọi tự do phủ định là định nghĩa cơ hội của tự do bởi nó giúp bạn tiếp cận được rất nhiều những cơ hội đáng giá, bất kể bạn quyết sử dụng những cơ hội đó hay không.

Khái niệm tự do phủ định có thể được tóm gọn bằng câu: “Tôi không là nô lệ cho bất cứ ai."

Tự do khẳng định/ Tự do tới một điều gì đó

Tự do khẳng định chính là tự do được điều khiển và định hướng cuộc sống của bạn. Tự do khẳng định cho phép một người tự đưa ra quyết định của mình, tạo ra mục đích cho chính bản thân, và xây dựng cuộc sống cho chính mình; anh ta tự do hành động thay vì bị chi phối bởi những yếu tố khác.

Taylor gọi tự do khẳng định là khái niệm thực thi của tự do bởi nó bao gồm phân biệt tất cả cơ hội có thể xảy ra, và lựa chọn thứ phù họp với ý chí của bạn và điều bạn thực sự muốn trong cuộc sống.

Khái niệm tự do khẳng định có thể được hiểu ngắn gọn qua câu: “Tôi làm chủ chính bản thân mình."

Nếu sự khác nhau giữa tự do khẳng định và tự do phủ định vẫn còn khiến bạn gặp rắc rối, từ điển bách khoa Triết học Stanford đã đưa ra một hình ảnh tương đồng để làm rõ bản chất của hai khái niệm này.

Tưởng tượng một người đang lái xe. Người đó đi đến phần đường dành cho người đi bộ. Lúc đó không có đèn tín hiệu, không có cảnh sát và cũng không có một phương tiện nào khác; người lái xe được tự do rẽ bất kì hướng nào anh ta muốn và anh ta quyết định rẽ trái. Đây là tự do phủ định; người lái xe không chịu sự kiểm soát của bất cứ luật lệ nào ép anh ta phải chọn một trong các đường. Những giả sử nếu người lái xe rẽ trái vì anh ta muốn dừng tại một cửa hàng tạp hóa để mua thuốc lá, và mặc dù quyết định dừng xe đồng nghĩa với việc anh ta phải lỡ một cuộc hẹn quan trọng? Vậy chính cơn nghiện thuốc lá đang điều khiển chiếc xe. Điều này cho thấy người lái xe không có tự do khẳng định; anh ta không có tự do để làm điều anh ta muốn, hay trong trường hợp này đó là có mặt đúng giờ cho cuộc hẹn.

Từ điển Bách Khoa Triết học Stanford giải thích:

"Câu chuyện này cho chúng ta hai cách suy nghĩ khác nhau về tự do. Một bên, bạn có thể coi tự do là sự là sự vắng mặt của những chướng ngại vật bên ngoài cản trở một ai đó. Bạn tự do nếu không có ai bắt bạn dừng làm điều bạn đang muốn. Trong câu chuyện trên, bạn có tự do theo định nghĩa này. Nhưng xét trên góc độ khác, bạn có thể coi tự do đồng nghĩa với việc người đang bàn tới có khả năng kiểm soát. Để có tự do, bạn cần phải tự quyết định, có nghĩa là bạn phải điều khiển được số phận của mình theo cách bạn muốn. Trong câu chuyện nói trên, bạn là người tự do xét theo định nghĩa này: bạn không làm chủ số phận của mình, bạn đã không thành công điều khiển được nhu cầu mà bạn không muốn và thứ đang ngăn cản bạn tìm thấy điều bạn cần quan tâm nhất. Một ngườicó thể nói khái niệm đầu tiên về tự do chỉ đơn thuần bàn về số lượng cánh cửa mở ra cho nhân tố đang bàn tới, khái niệm thứ hai thiên về việc đi qua cánh cổng đúng dựa trên lí do xác đáng nhất."

Áp dụng khái niệm tự do phủ định và tự do khẳng định vào cuộc sống của một người

Giai đoạn 1: Khi còn bé. Ít tự do phủ định/ mực độ tự do phủ định thấp. ít tự do khẳng định

Khi còn là một đứa trẻ, bạn có rất ít cả tự do phủ định lẫn tự do khẳng định. Cha mẹ bạn đặt cho bạn thời gian biểu và bắt bạn phải tuân theo những quy định rõ ràng. Số lượng lựa chọn bạn có thể đưa ra rất hạn hẹp và những quan điểm và mục tiêu của bạn đều do bố mẹ đề ra. Bạn cũng không có khả năng tự chủ cao, và khả năng kiếm soát những hành động bốc đồng rất thấp và bạn sợ hãi trước rất nhiều điều khác nhau.

Giai đoạn 2: Tuổi mới lớn. Mức độ tự do phủ định cao. Mức độ tự do khẳng định thấp

Rồi đến một ngày bạn bước sang tuổi 18, tốt nghiệp cấp ba, và có thể xa gia đình để đi học đại học. Lần đầu tiên trong cuộc sống của bạn, không còn có ai quan sát, nhắc nhở bạn cần phải làm gì. Những thế lực bên ngoài vốn điều khiển bạn giờ biến mất, và đặc biệt trong thời kì Anomie, khi không thực sự còn bất kì luật lệ văn hóa nào, bạn có thể làm mọi điều bạn muốn (ngoại trừ những hành vi vi phạm pháp luật). Bạn có thể đi tiệc tùng mỗi tối, ngủ đến tận chiều mỗi ngày, bỏ tiết trên trường lúc bạn muốn và đưa bất cứ ai đến nơi bạn ở...

Bạn bị cuốn đi bởi vô vàn tự do phủ định - bạn có rất nhiều cơ hội, và vô vàn cánh cửa rộng mở. Cảm giác này có thể rất độc hại, và ban đầu bạn sẽ tôn thờ nó, thử bước ra khỏi những giới hạn trước kia chỉ để chứng minh với chính bản thân bạn rằng những điều đó không còn tồn tại. Bạn không để tâm tới việc rèn luyện kỷ luật, hay khả năng tự chủ.

Lưu ý: Hiển nhiên, tự do để làm bất kể điều gì bạn muốn không có nghĩa bạn tự do khỏi những hậu quả mà lựa chọn của bạn mang lại; bạn vẫn có thể bị cháy túi hoặc đuổi học. Bạn có thể chọn những điều bạn làm, nhưng bạn không thể chọn những hậu quả mà lựa chọn của bạn gây ra.

Giai đoạn 3: Bắt đầu tuổi trưởng thành. Mực độ tự do phủ định cao. Tự do khẳng định ngày một tăng.

Đến một thời điểm, bạn nhận ra mặc dù có vô số cơ hội mở ra cho bạn, không phải cơ hội nào cũng có mực độ quan trọng như nhau. Suy nghĩ của bạn chuyển giao từ, “Tôi có thể làm bất cứ điều gì mình muốn!” tới “Tôi thực sự muốn làm gì?” Bạn bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa lớn hơn và khám phá mục đích cuộc sống của bạn. Bạn tìm ra những ước muốn ý nghĩa hơn cho cuộc đời mình.

Khi tâm lý bạn thay đổi, bạn bắt đầu phân biệt những lựa chọn bạn có, quyết định thứ quan trọng nhất - những điều có thể giúp bạn đạt được những khát vọng cao hơn. Khi bạn xem xét những cánh cửa trước mắt, bạn phát hiện ra những cánh cửa phía trước những ước muốn tầm thường đều mở rộng, và dẫn bạn tới một căn phòng, trong khi cánh cửa dẫn tới những khát vọng cao hơn của bạn mở ra một cầu thang đưa bạn lên một tầng mới với một hành lang chứa nhiều cánh cửa khác. Bạn cũng nhận ra rằng một số cánh cửa để tới được khát vọng cao hơn của bạn đang bị khóa. Những chiếc khóa này tượng trưng cho chướng ngại vật bên trong bạn đang ngăn cản bạn đạt được điều mình muốn trong cuộc sống. Ví dụ như:

- Bạn muốn kết hôn, nhưng bạn còn e thẹn không dám nói chuyện với người bạn yêu

- Bạn muốn học cao học, nhưng bạn còn thiếu kỷ luật để học chăm và đạt điểm cao

- Bạn muốn tham gia một cuộc thi chạy, nhưng bạn còn thừa cân, và không đủ thể lực

- Bạn muốn tự chủ tài chính những vẫn không kiểm soát được chi tiêu của mình

- Bạn muốn sống theo những luật lệ của một tôn giáo mới, nhưng bạn không bỏ được những thói quen cũ.

- Bạn muốn kiếm một công việc, nhưng bạn không dừng uống rượu và đến những cuộc phỏng vấn khi vừa mới tỉnh rượu.

- Bạn muốn trở thành một nghị sỹ, nhưng bạn vẫn còn sợ nói trước đám động.

- Bạn muốn là một người trưởng thành, nhưng bạn không biết điều đó có nghĩa là gì.

Bạn nhận ra bạn có rất nhiều tự do tiêu cưc - bạn tự do khỏi những rào cản bên ngoài - nhưng bạn không có nhiều tự do khẳng định, khả năng vượt qua nỗi sợ, sự thiếu hiểu biết, hay những thói quen tật xấu ngăn cản bạn trở thành người bạn muốn.

Giai đoạn 4: Trưởng thành. Nhiều tự do phủ định. Nhiều tự do khẳng định

Mặc dù không còn ai đưa ra những giới hạn bên ngoài cho bạn, bạn quyết định rằng để trở thành người bạn muốn, bạn phải tự đưa ra những luật lệ cho bản thân mình và đặt ra giới hạn cá nhân. Bạn sẵn sàng làm việc để phát triển khả năng tự chủ, tính kỷ luật và ý chí quyết tâm. Trong khi làm vậy, bạn có thể kiểm soát được những ước muốn thấp hèn của mình, và vì vậy bạn không còn bị những thứ bạn nghiện điều khiển mình.

Những nhà triết học như Kant từng nói những luật lệ bạn đề ra cho bản thân không làm giảm tự do phủ định bạn có, bởi bạn tự mình tạo ra những luật đó, dựa trên ý chí và lựa chọn của chính bạn, và vì thế không ai có thể bắt bạn làm nô lệ. Tự do phủ định của bạn chỉ có thể bị cưỡng bức bởi người khác, bắt ép bạn làm những điều trái với ý muốn của bạn. Bằng việc học kiểm soát và ngăn chặn ước muốn của mình, bạn càng trở nên tự chủ. Bạn không chỉ tự do khỏi những giới hạn bên ngoài, mà còn thoát khỏi những thôi thúc của bản thân. Bạn không chỉ có tự do để đứng trước rất nhiều cánh cửa khác nhau, mà bạn còn có tự do để bước qua bất kì cánh cửa nào. Khả năng tự chủ chính là chìa khóa để mở mọi cánh cửa.

Quá trình theo đuổi tự do khẳng định và hành trình trưởng thành

Không may mắn thay, rất nhiều người dừng lại ở giai đoạn thứ hai. Họ lớn lên trong nền văn hóa nhấn mạnh rằng tự do phủ định là mục đích của mọi thứ; hạnh phúc có nghĩa là làm được điều bạn muốn. Vì vậy họ không bao giờ trải qua sự chuyển tiếp từ nghĩ tới tự do khỏi đến suy nghĩ về tự do tới điều gì. Nhưng chính quá trình chuyên giao này là bước quan trọng để một đứa trẻ có thể trở thành người trưởng thành.

Những người trưởng thành nhận ra sức mạnh của tự do khẳng định và khám phá ra rằng những hạn chế họ đặt cho bản thân không giới hạn tự do phủ định họ có. Mặc dù tính kỷ luật ngăn cản một vài khả năng có thể xảy ra, nó mở ra rất nhiều lựa chọn mới chỉ dành cho những người có khả năng tự chủ cao. Hầu hết bất kì ai có thể kiếm được một công việc, nhưng chỉ có người trưởng thành với tự do khẳng định có thể đạt được công việc mơ ước. Hầu hết bất kì ai cũng có thể trở thành một người chồng và một người bố, nhưng chỉ người trưởng thành mới có thể là một người chồng tốt và một người bố tốt.

Mặc khác, người không trưởng thành tập trung toàn bộ vào tự do khỏi, thấy mọi rào cản đặt ra bởi người khác hoặc bởi chính mình giới hạn tự do phủ định. Nếu họ phát hiện ra rằng thứ họ muốn nằm sau cánh cửa đang bị khóa, thay vì cố gắng để vượt qua những hạn chế bản thân, họ phủi vai và cho rằng họ cũng không cần nó một chút nào. Chính bởi lí do này, những người bị dừng chân ở giai đoạn hai ít tiến bộ trong cuộc sống và không bao giờ đạt được mức độ cao nhất của quá trình hiện thực hóa bản thân, trở thành một vị anh hùng, nếu bạn muốn.

Những người vẫn ở bước tự do khỏi thường bồn chồn và cảm thấy không hạnh phúc với cuộc sống của họ. Cảm giác điều khiển được cuộc sống của bạn tạo ra hạnh phúc và sự toại nguyện, và khả năng điều khiển phụ thuộc vào việc bạn có được tự do khẳng định. Một người hiểu rõ tự do khẳng định tạo ra kết nối mạnh với mục đích của bản thân, và những gì anh ta phải từ bỏ để đạt được mục đích nó, và đặc biệt anh ta sẵn sàng làm điều đó. Anh ta hiểu rõ quy luật hy sinh, và làm chủ, chịu trách nhiệm trước mọi hành động của mình.

Cuối cùng, lợi ích của việc hình thành tự do khẳng định chính là bởi trong khi tự do phủ định của một người có thể bị kiểm soát bởi người khác, trữ lượng tự do khẳng định của người đó sẽ là một người năng lượng không ai có thể đúng tới, giúp anh ta duy trì bất chấp những thay đổi bên ngoài và những tình huống khó khăn mà anh ta gặp phải.

Đây chính là điều mà nhà trị liệu tâm lí Viktor Emil Frankl quan sát được khi ông sống cùng những tù binh khác - những người đã mất đi toàn bộ tự do phủ định - trong những trại tập trung của phát xít Đức. Frankl kể lại trong cuốn sách nổi tiếng của mình, Đi tìm lẽ sống (Man’s Search for Meaning):

"Bất chấp cuộc sống thiếu thốn cả về thể xác lẫn tinh thần ở trại tập trung, những người sống ở đây vẫn có thể đào sâu cuộc sống linh thiêng của mình. Những người nhạy cảm đã quen với lối sống giàu có về tri thức phải trải qua nhiều nỗi đau (họ vốn đã thể chất yếu ớt), nhưng những thiệt hại tới con người bên trong của họ vẫn ít hơn rất nhiều. Họ vẫn có thể thoát khỏi hiện trạng sống tồi tệ để đến với cuộc sống nội tâm giàu có và tự do tâm linh. Chỉ qua cách lập luận này mà ta có thể giải thích được vì sao những người bị giam với thể chất yếu hơn lại chịu đựng được cuộc sống ở trại tập trung tốt hơn những người vốn dĩ khỏe mạnh hơn.

Cuộc sống ở trại tị nạn cho thấy con người có thể lựa chọn hành động của mình. Có đủ bằng chứng, thường về những người anh hùng, cho thấy con người có thể vượt qua sự hờ hững, hạn chế được những tức giận. Con người có thể gìn giữ được dấu tích của sự tự do tâm linh, của một tâm trí độc lập ngay cả trong những điều kiện căng thẳng tâm lý và thể chất.

Những người đã sống tại trại tập trung như chúng tôi đều có thể nhớ được hình ảnh của những người đàn ông đi bộ các túp lều an ủi những người khác, cho đi miếng bánh mì cuối cùng họ có. Mặc dù chỉ có một số ít những người như vậy, nhưng họ đã đủ để chứng tỏ rằng con người có thể mất đi mọi thứ ngoài trừ: sự tự do cuối cùng của mỗi người - đó là khả năng lựa chọn thái độ của bản thân trong bất kể tình huống nào, đó là lựa chọn cách hành xử của bản thân."

Trạm Đọc dịch

Theo Art of Manliness

menu
menu