Vì sao chúng ta ăn lòng mà lại ghê sợ bát đựng phân?
Chỉ cần bạn có ưu thế độc đáo và vượt trội thì cho dù bạn có một đống khuyết điểm nhỏ, mọi người cũng tìm cách tha thứ và giúp bạn sửa đổi.
Vì sao chúng ta ăn lòng mà lại ghê sợ bát đựng phân? Câu trả lời sẽ tiết lộ một hiệu ứng tâm lý có thể giúp bạn kiếm nhiều tiền
Khi đưa ra quyết định nào đó, tư duy con người luôn bị ảnh hưởng bởi thông tin đầu tiên, giống như chiếc neo chìm sâu xuống đáy biển để cố định tư duy của bạn vào một phương diện nhất định.
Mới đây, nền tảng Zhihu của Trung Quốc xuất hiện một topic đang được đông đảo người dùng quan tâm:
Tại sao con người có thể ăn ruột chứa phân (lòng heo, lòng bò, lòng gà,...), nhưng lại ghê sợ cái bát đã từng đựng phân?
Trong đó, một câu trả lời của người dùng @Đại Khả (đã dịch) nhận được hơn 200 nghìn lượt tán đồng.
Hôm nay, tôi và vợ đi ăn món mì lòng bò. Nhìn những miếng lòng trong bát, tôi đột nhiên nghĩ đến topic này.
Sau đó, tôi đã kể cho vợ nghe về câu chuyện của bát đựng phân và lòng chứa phân, thậm chí còn giảng giải thêm về Hiệu ứng mỏ neo trong tâm lý học.
Không ngờ rằng vợ hoàn toàn không bị thuyết phục bởi tư tưởng sâu sắc của tôi. Sau khi ăn xong bát mì lòng, cô ấy bắt đầu phản đối quan điểm và luôn cho rằng những điều tôi nói đều xàm xí.
Vợ lại cầm lên một xiên lòng, chỉ vào nó và nói: “Vì sao chúng ta biết rõ ràng nó chứa toàn phân nhưng vẫn nhọc công rửa sạch, khử mùi rồi xào nấu thành thức ăn? Đó chính là vì nó ăn rất ngon, nên cũng đáng để chúng ta phải bỏ sức như vậy!”.
“Tại sao chúng ta lại vứt đi chiếc bát đã từng đựng phân? Vì hiện nay mấy cái bát ăn cơm rất là rẻ. Vứt cũng chẳng tiếc!”.
“Nếu như đổi thành vật đắt tiền hơn như chiếc đồng hồ bị dính phân chẳng hạn. Chắc chắn chúng ta sẽ cố mà rửa sạch nó để tiếp tục sử dụng!”.
Sau đó, vợ đã tổng kết lại một câu: Chỉ cần bạn có ưu thế độc đáo và vượt trội thì cho dù bạn có một đống khuyết điểm nhỏ, mọi người cũng tìm cách tha thứ và giúp bạn sửa đổi. Nhưng nếu bạn quá mức tầm thường thì hãy cầu mong người khác sẽ không tìm thấy khuyết điểm nào từ bạn, dù là nhỏ nhất.
Câu chuyện về bát mì lòng bò trên là một ví dụ có Hiệu ứng mỏ neo trong tâm lý học.
Hiệu ứng mỏ neo hay Ảo giác tập trung là một thiên kiến nhận thức. Hiệu ứng này khiến một cá nhân bị ảnh hưởng quá nhiều bởi một mẩu thông tin được cung cấp ban đầu khi đưa ra các phán đoán tiếp theo trong quá trình ra quyết định.
Là một hiện tượng tâm lý của con người, hiệu ứng mỏ neo xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống đời thường. Ấn tượng đầu tiên và định kiến chính là hình thức biểu hiện của hiệu ứng mỏ neo trong thực tế xã hội.
Thông thường, khi đưa ra quyết định nào đó, tư duy con người luôn bị ảnh hưởng bởi thông tin đầu tiên, giống như chiếc neo chìm sâu xuống đáy biển để cố định tư duy của bạn vào một phương diện nhất định.
Hiệu ứng mỏ neo được ứng dụng vào rất nhiều thực tiễn trong cuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh với mục đích khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm đáng tiền, chấp nhận mua và có thể hoàn thành giao dịch thanh toán một cách nhanh nhất.
Vậy thì làm sao có thể thực hiện được điều này? Nguyên lý đơn giản đó là để khách hàng nhìn thấy điều mà họ muốn nhìn thấy.
1. Lợi dụng bản tính lòng tham
Khiến khách hàng cảm thấy họ thật sự được hưởng lợi và nghĩ bản thân là “người tiêu dùng thông minh”.
Vào các ngày lễ lớn, những nhà kinh doanh sẽ đẩy mạnh chiến dịch giảm giá và hàng loạt khuyến mãi kèm theo.
“Khách hàng tham gia mua sắm chắc chắn sẽ được giảm giá, con số lên đến hàng triệu đồng, thậm chí còn có cơ hội bốc thăm trúng thưởng nhà lầu xe hơi…”.
Thế nhưng trên thực tế, khách hàng chỉ được giảm giá khoảng vài nghìn hoặc vài chục nghìn đồng. Lúc này, khách hàng cũng không có thắc mắc gì hơn mà chỉ nghĩ rằng “thôi như vậy cũng được, dù gì cũng được giảm giá, có còn hơn không”. Đương nhiên, cơ hội bốc thăm trúng thưởng kia chỉ là mồi nhử để kích thích khách hàng.
Giá cả ngày thường khác với giá cả trong các chiến dịch lễ. Đây chính là mỏ neo cố định tư duy của khách hàng, khiến họ đổ xô mua sắm nhiều hơn.
2. Lợi dụng bản tính hư vinh
Để khách hàng cảm thấy mua sản phẩm có thể giúp họ nâng cao phẩm vị và tư cách. Ví dụ như những món hàng hiệu cầm trên tay sẽ khiến khách hàng tự nảy sinh cảm giác bản thân họ thời thượng hơn, sang trọng hơn, địa vị cao hơn.
Đây chính là mỏ neo “giá trị”, phối hợp với kỹ năng chào mời bán hàng để kích thích nhu cầu của khách hàng.
3. Lợi dụng cơ chế lười nhác
Sau khi mua sản phẩm, khách hàng sẽ không cần phải bỏ quá nhiều công sức để làm việc gì đó, cảm thấy cuộc sống tiện lợi và nhanh gọn hơn. Ví dụ: Máy hút bụi tự động, máy rửa bát, bàn chải đánh răng tự động, ghế mát-xa, trà giảm cân,...
Trên thực tế, bản chất của hiệu ứng mỏ neo chính là so sánh. Khi đưa ra một quyết định nào đó, trong đầu chúng ta sẽ tự nhiên thực hiện một quá trình so sánh và đối chiếu với mục đích hướng đến cái lợi thuộc về mình. Điều chúng ta cần lúc này là đối tượng để tham khảo (mỏ neo). Đương nhiên, đối tượng tham khảo phải được đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy.
Hiệu ứng mỏ neo được áp dụng phổ biến trong kinh doanh. Nếu nắm được bản chất của nó, thành công là thứ đang nằm trong tầm tay bạn.
(Nguồn: Zhihu)