10 hiệu ứng tâm lý ảnh hướng đến hành vi của chúng ta

10-hieu-ung-tam-ly-anh-huong-den-hanh-vi-cua-chung-ta

Đôi khi chúng ta làm một thứ gì đó rồi tự nghĩ: Logic của hành vi của mình là gì vậy? Nó có tồn tại hay không? Thực tế thì, luôn luôn sẽ có 1 kiểu logic gì đó, nhưng thường thì nó bị ẩn đi ở ở một góc nào đó trong tâm trí bạn.

Đôi khi chúng ta làm một thứ gì đó rồi tự nghĩ: Logic của hành vi của mình là gì vậy? Nó có tồn tại hay không? Thực tế thì, luôn luôn sẽ có 1 kiểu logic gì đó, nhưng thường thì nó bị ẩn đi ở ở một góc nào đó trong tâm trí bạn.

Đây là mô tả 10 hiệu ứng ảnh hưởng đến chúng ta gần như hằng ngày. Bây giờ thì bạn sẽ hiểu được tại sao mình lại làm cách này thay vì cách khác.

10. Hiệu ứng mỏ neo

Người ta cảm thấy dễ dàng hơn để đánh giá một thứ gì đó nếu họ thấy được giá trị gốc của nó (ngay cả khi điều đó sai) như thể một cái mỏ neo. Nó thường được sử dụng bởi các cửa hàng. Ví dụ, bạn sẽ chả bao giờ mua một cái áo blouse với giá 300 USD nếu bạn tỉnh táo. Nhưng nếu bạn thấy giá trị gốc của nó là 1000 USD, bạn sẽ nghĩ rằng nó sẽ là một tội ác nếu như mình bỏ lỡ cơ hội này, mặc dù cái giá đó chỉ được vẽ ra để lừa bạn.

9. Bẻ cong kết quả

Chúng ta thường đánh giá sự đúng đắn của quyết định dựa trên kết quả cuối cùng, chứ không phải dựa trên hành động để đạt được cái kết quả đó. Hiệu ứng này thường được sử dụng bởi các quảng cáo mà nó chỉ chăm chăm hướng chúng ta tới cái kết quả cuối cùng (ví dụ là phải mua nó). Nếu bạn đang sử dụng một cái iPhone mới tinh, bạn không thể nói được rằng quyết định chi ra toàn bộ số tiền của mình là một điều đúng đắn.

8. Nghịch lý của sự lựa chọn

Nghịch lý của sự lựa chọn nói rằng càng có nhiều sự lựa chọn, càng khó để chúng ta có thể cảm thấy hài lòng với sự lựa chọn cuối cùng của mình. Nhớ rằng: đôi khi chúng ta mua 1 thứ gì đó và rồi chợt hối tiếc vì mình có thể sẽ mua được nó lúc nó giảm giá, hay một dòng sản phẩm khác, hay… Ngay cả khi quyết định cuối cùng là lựa chọn tốt nhất, chúng ta vẫn cảm thấy không hài lòng bởi vì sự lựa chọn đó quá lớn

7. Ảo giác phân mảnh

Ảo giác này được định hình bằng xu hướng nhìn thấy sự liên kết của một hệ thống trong các điều trùng hợp ngẫu nhiên. Điều này đặc biệt được áp dụng vào dân cờ bạc hay các những người mê tín. Họ có điểm chung là sẽ luôn nhìn nhận sai lệch đi về các sự kiện. Đừng tự đánh lừa chính mình.

6. Hiệu ứng Pratfall

Hãy tưởng tượng có 1 cặp đôi đang đi trên đường, và một người bỗng nhiên va vào cột điện. Người kia sẽ không nghĩ rằng "Ôi một thằng ngốc!" mà ngược lại, người đó còn cho rằng điều đó thực sự thú vị và thậm chí là... ngọt ngào. Đó là bởi vì mảnh ghép trái ngược là mảnh ghép hoàn hảo, và lỗi lầm thường lôi cuốn - chúng làm chúng ta có cảm giác con người hơn. Chính vì thế bạn không nên cảm thấy buồn bã khi lỡ té trước mặt người mà bạn thích.  

5. Hiệu ứng Kuleshov

Hiệu ứng khi mà một người nhìn, khi nhìn thấy 2 khung hình khác nhau, tự nhiên liên tưởng đến một mối liên kết giữa chúng một cách vô thức được gọi là hiệu ứng Kuleshov. Hiệu ứng này được sử dụng thành công không chỉ bởi các nhà làm phim mà còn bởi những người tiếp thị, làm đọng lại trong tâm trí bạn một cái gì đó liên tưởng đến một sản phẩm hay một nhân vật nào đó.

4. "Cơ thể tiêu cực"

"Cơ thể tiêu cực" là trạng thái mà một người nghĩ rằng họ xấu xí, và điều này là lý do cuộc sống của họ là một trở thành một điều thất bại. Thường thì những người này lại khá cuốn hút, vấn đề nằm ở chỗ họ không c lòng tự trọng mới là sai lầm chính.

3. Thành kiến sống sót

Chúng ta thường xuyên đánh giá một tình huống chỉ bằng những người thành công ("Những kẻ sống sót"), và điều này là lý do chúng ta chỉ biết được một mặt của nó. Ví dụ, chúng ta ghen tị với những người doanh nhân khi họ trở nên giàu có nhờ bán pháo bông Bengal, nhưng chúng ta đơn giản không biết rằng có bao nhiêu người thất bại với chúng.

2. Hiệu ứng khó thực hiện

Nói trắng ra, hiện tượng này là các thứ khó có được luôn trở nên là những thứ đáng mong muốn. Ngay cả khi chúng ta nhìn vào đẳng cấp con người: người kín tiếng, có địa vị cao, "kẻ không ai biết họ đang nghĩ gì" luôn là những người thu hút khiến người khác đến làm quen.

1. Nỗi sợ hãi vẻ đẹp

Bạn có để ý rằng người bình thường sẽ ít khi ngồi gần những người đẹp (ví dụ, trên các phương tiện công cộng)? Họ chỉ làm vậy khi không có ghế nào trống mà thôi. Sự thật là một số họ cảm thấy có áp lực rất lớn khi ngồi cạnh những người đẹp: sự phấn khích, sự kiểm soát hành động của bản thân, lòng khao khát giữ thể diện, nỗi sợ hãi khi bị so sánh, nỗi sợ hãi trước các ánh mắt liếc nhìn. Tất cả những điều trên không tồn tại khi ngồi kế những người bình thường khác.

 

Preview photo credit Depositphotos

Mộc Dương dịch - cafebiz.vn

Nguồn: https://brightside.me/inspiration-psychology/10-psychological-effects-that-affect-our-behavior-352710/

menu
menu