12 Bí mật Giúp Việc Ghi Nhớ Trở Nên Dễ Dàng Hơn

12-bi-mat-giup-viec-ghi-nho-tro-nen-de-dang-hon

Đường cong lãng quên Ebbinghaus cho thấy chúng ta quên đi hơn một nửa những điều vừa học được chỉ sau 1 giờ.

"Bài viết sau được dịch từ chia sẻ trên Brightside.me"

Chúng ta học hỏi suốt cả cuộc đời nhưng không vẫn không thể nào biết hết được tất cả mọi thứ, bởi vì chúng ta cũng đồng thời quên đi rất nhiều thông tin đã biết đến. Tại sao lại như vậy? 

Bright Side quyết định tìm hiểu lý do và đã phát hiện được những cách thức giúp ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn. Một phương pháp phổ biến giúp ghi nhớ thông tin nhanh chóng được tạo ra bởi Hermann Ebbinghaus – nhà tâm lý học người Đức. Và nó có hiệu quả.

Tại sao chúng ta mau quên?

Não bộ luôn giúp chúng ta tránh bị quá tải với những thông tin vô bổ. Đó là lý do tất cả những dữ liệu mới được lưu trữ trong bộ nhớ ngắn hạn chứ không phải bộ nhớ dài hạn. Nếu bạn không lặp lại hoặc sử dụng chúng, bạn sẽ quên đi một cách nhanh chóng.

Đường cong lãng quên Ebbinghaus cho thấy chúng ta quên đi hơn một nửa những điều vừa học được chỉ sau 1 giờ. Và sau một tuần, ta chỉ còn nhớ được 20%. 

Cách để nhớ được tất cả mọi thứ?

Để nhớ được thông tin dữ liệu lâu hơn, ban cần đưa những thông tin này vào bộ nhớ dài hạn. Cố gắng học thuộc không mấy hiệu quả trong trường hợp này bởi bộ não không thể hiểu hết được dữ liệu một cách nhanh chóng và tạo các mối liên kết bền vững. Nếu muốn nhớ điều gì thật lâu, bạn cần kéo dãn khoảng thời gian ghi nhớ từ vài ngày cho đến vài tuần.

© Warner Brothers Television

 

Bạn có thể luyện trí nhớ với các thẻ ghi nhớ tự làm (như flashcard) hay các ứng dụng chuyên dụng như Anki (Android, iOS) hay SuperMemo (Android, iOS). 

Sau đây là 12 bí kíp ghi nhớ:

  • Cố gắng hiểu rõ những gì bạn học. Những điều bạn hiểu rõ sẽ được ghi nhớ nhanh hơn gấp 9 lần. 
  • Nắm những thông tin thiết yếu nhât. Bạn cần đặt thứ tự ưu tiên thật chính xác.
  • Lưu ý: Những thông tin nằm ở vị trí đầu tiên và cuối cùng trong một chuỗi thường được ghi nhớ tốt nhất (Hiệu ứng vị trí nối tiếp). 
  • Chuyển sự chú ý của bạn từ chủ đề này sang chủ đề khác. Những ký ức na ná nhau có thể được trộn lẫn vào nhau (thuyết nhiễu loạn). 
  • Học cả những điều đối lập. Ví dụ nếu bạn đang học một ngoại ngữ mới, khi học từ “ban ngày” thì nên học thêm từ đối ngược của nó là ”ban đêm”. Những điều đối lập giúp ta ghi nhớ dễ dàng hơn. 
  • Xây dựng “nơi chốn trong tưởng tượng” của riêng bạn. Ý tưởng chính là kết nối những điều bạn học với những sự vật hoặc vị trí cụ thể. Giả sử bạn đang học trong phòng của mình, hãy thử kết nối điều mà bạn đang cố ghi nhớ với một vật nào đó ở trong căn phòng. Lặp lại ý tưởng đó vài lần. Sau đó, cố gắng nhớ lại hình ảnh của căn phòng trông như thế nào trong trí nhớ của bạn, và nhớ lại điều bạn đang học theo cách này. 
  • Sử dụng từ khóa.Mục đích của kỹ thuật này đó là gắn kết điều cần ghi nhớ với một từ khóa. Để khi nhớ về từ khóa này, bạn sẽ ngay tức khắc nhớ ra điều mà bạn muốn. 
  • Kết hợp từ mới với những gì bạn đã được học. Nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới, bạn có thể ghi nhớ từ mới dựa trên những điều bạn đã biết.
  • Bịa ra một câu chuyện. Nếu bạn cần phải ghi nhớ rất nhiều thông tin theo một thứ tự nhất định, hãy thử sắp xếp từng ý nhỏ vào với nhau thành một câu chuyện. Đặc biệt, bạn phải để cho những ý nhỏ ấy được kết nối với nhau theo một mạch logic để dễ ghi nhớ và không bị lẫn lộn thứ tự. 
  • Sử dụng máy ghi âm. Ghi âm những thông tin bạn đang học, và nghe lại bản ghi âm đó nhiều lần. Phương pháp này hiệu quả nhất cho những ai có khả năng ghi nhớ tốt các thông tin thoại. 
  • Hình dung cụ thể. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi học thuộc hay ghi nhớ. Làm như vậy sẽ giúp tăng cường sức mạnh của bộ nhớ. 
  • Chọn những nguồn tư liệu tốt nhất. Không nên dùng những cuốn sách hay phương pháp học đã cũ và lỗi thời. Sự vật, hiện tượng có thể đã thay đổi rất nhiều kể từ khi cuốn sách được viết. Do đó, đừng lãng phí thời gian của bạn vào những thứ có nhiều nguy cơ sai sót.

 

Nguồn ảnh:  pixabay 

Dựa trên tư liệu  từ  theoryandpractice, cqeacademy, senseandsensation, ncbi.nlm.nih.gov, lifeinthefastlane, Rewire Your Brain: Think Your Way to a Better Life. John B. Arden

------------------------

Tác giả: Bright Side

Link bài gốc: TẠI ĐÂY

Dịch giả: Thanh Vân - YBOX.VN Translator

menu
menu