12 dấu hiệu cho thấy bạn quá tử tế

12-dau-hieu-cho-thay-ban-qua-tu-te

Chẳng có gì sai nếu bạn đối xử tốt với tất cả mọi người. 

Chẳng có gì sai nếu bạn đối xử tốt với tất cả mọi người. 

Món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể mang lại cho cuộc sống đó là lòng tốt, là sự sẻ chia như khi bạn giúp đỡ bạn bè, phụ giúp người thân hay tìm cách để kết thân với ai đó. 

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lòng tốt của bạn vượt quá giới hạn và nó gây ra tác dụng phụ ngoài mong đợi.

Theo chuyên gia tư vấn cách cư xử về mặt nhận thức Dr. Robin Buckey, CPC chia sẻ: “Quá tử tế là dấu hiệu cho thấy ai đó không tự tin với khả năng giao tiếp của mình, họ sợ làm đối phương phải thất vọng"

Sự gượng ép này có thể nhen nhóm từ một lần bị từ chối hay bị tẩy chay trong quá khứ. Nói một cách dễ hiểu, khi bạn thể hiện quan điểm cá nhân nhưng nó lại không được đánh giá cao hoặc thậm chí là một quãng thời gian buồn tẻ ở gia đình không mấy hạnh phúc.

Bất cứ điều gì từng xảy ra cũng có thể ghim vào đầu bạn cái suy nghĩ “Mình không được phản biện lại, nhỡ sai thì sao, mình phải nói có, tôi đồng ý, ý tưởng rất hay"

Vấn đề là, nếu cả cuộc đời của bạn bị gắn mác kẻ “thảo mai" và làm những điều tầm thường vì bạn sợ phải nói “không", nó sẽ khiến bạn bị nổ tung, bực nhọc và thậm chí là cáu giận thất thường.

“Là một người quá tử tế hoặc không nói ra quan điểm thật của bản thân dần dần sẽ làm bạn cảm thấy bất công đến mức căm phẫn" (theo Robyn D'Angelo, LMFT, một nhà trị liệy tâm lý cho các cặp đôi và gia đình hợp pháp).

Hơn nữa, quá tốt thậm chí có thể dẫn đến một dạng khủng hoảng đa nhân cách. Ví dụ, D'Angelo cũng chia sẻ thêm “Khi bạn luôn luôn xuất hiện mỗi khi ai đó cần, bạn dần dần sẽ mất đi chất riêng của mình, bạn không biết rốt cuộc mình là ai, mình muốn gì hay cảm thấy ra sao. Nó biến mối quan hệ của bạn trở nên chân thành và dễ bị tổn thương, một điều gần như bất khả thi. "

Dưới đây là danh sách những dấu hiệu nổi bật chứng minh bạn là một người quá tử tế, kết hợp các bí quyết để giữ cân bằng giữa bạn và những mối quan hệ xung quanh bạn:

1. Câu “Tôi xin lỗi" hay “Thứ lỗi cho tôi" là một trong những câu cửa miệng của bạn.

Những người tử tế thường có xu hướng xin lỗi vì mọi thứ họ làm và đôi khi chẳng vì điều gì to tát cả. 

Thậm chí nếu mục đích ban của bạn chỉ đơn thuần là tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt mọi người như một người tử tế và lịch sự thì việc bạn cứ luôn miệng “xin lỗi" hoàn toàn không cần thiết. Nếu bạn thường xuyên cư xử như vậy, có thể mọi người sẽ hiểu sai ý của bạn.

Nếu bạn nói điều gì đó thô lỗ, phải huỷ “kèo" vào phút cuối hay gây ra một lỗi lầm nào đó, hiển nhiên câu “xin lỗi" là cần thiết. Nếu không, một lời xin lỗi gượng ép sẽ làm bạn như thể một kẻ “tội đồ" trong khi bạn còn chưa làm điều gì sai cả.

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Hãy thử nghiệm cả một ngày mà bạn không nói câu xin lỗi một lần nào. Điều này có nghĩa là bạn thậm chí không phải xin lỗi nếu ai đó va vào bạn.

Bằng cách nắm bắt được xu hướng phản ứng của bản thân trong những khoảnh khắc tương tự như vậy, bạn sẽ biết được tần suất đưa ra lời xin lỗi quá mức, và bạn sẽ biết cách điều tiết lại.

Bạn có thể thực hiện một cách tiếp cận dứt khoát hơn ở trong một vài tình huống trong cuộc sống.

Ví dụ: 

  • Thay vì xin lỗi một người bạn vì sự đến trễ của bạn trong bữa trưa, hãy cảm ơn họ vì đã kiên nhẫn chờ đợi bạn.
  • Thay vì xin lỗi sếp khi bạn không thể sắp xếp một cuộc họp với sự chuẩn bị kỹ càng, hãy thể hiện sự cảm kích của bạn vì đã được tham gia và yêu cầu gặp mặt để nắm rõ chi tiết vào thời điểm thuận lợi của hai bên.

2. Điều bạn muốn chẳng bao giờ được đáp ứng

Thực tế, người quá tử tế sẽ có xu hướng thu hút những người bạn có phần lười biếng, họ luôn luôn nhờ bạn giúp khi phải chuyển đồ đạc hay những thành viên trong gia đình luôn luôn “nhờ” bạn giúp họ việc này việc kia cho dù họ có thể tự làm được.

Thật đáng khen ngợi khi bạn giúp đỡ người khác nhưng nó sẽ là câu chuyện khác nếu những người đó không bao giờ “lộ diện" mỗi khi bạn cần. Bạn có để ý không? Nếu điều kể trên xảy ra, bạn không bao giờ có thời gian để hoàn thành mục tiêu riêng của mình hoặc những người xung quanh bạn hiếm khi đứng ra giúp bạn đến nơi đến chốn. 

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Hãy thành thật với bản thân cũng như những mối quan hệ xung quanh bạn rằng: “Bạn cũng có những khó khăn riêng và cần được giúp đỡ”. Hãy thể hiện cho bạn bè, người yêu hay người thân trong nhà rằng bạn thực sự chân trọng sự giúp đỡ của họ. Và một điều đặc biệt quan trọng, hãy bắt đầu ưu tiên hạnh phúc của bản thân.

3. Bạn cảm thấy “khó chịu" sau khi nói “có" 

Nếu bạn luôn luôn đồng ý làm mọi việc chỉ vì bạn muốn được yêu thích chứ không phải bạn thực sự chân thành muốn làm hay có thời gian và năng lượng, sự oán giận sẽ bắt đầu hình thành.

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Tuy có thể khó khăn giai đoạn đầu nhưng hãy thử tập nói “không" thường xuyên hơn. Hãy dành sự quan tâm đó cho những điều hoặc những người thực sự quan trọng với bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình bớt kiệt sức hơn, khi luôn phải ra sức đáp ứng yêu cầu của tất cả mọi người.

Nếu bạn lo lắng, hãy trả lời qua tin nhắn: “ Tôi rất muốn, nhưng rất tiếc hiện tại tôi chưa thể giúp bạn được" sau đó hãy cất chiếc điện thoại đi chỗ khác trước khi bạn muốn giải thích. Làm như vậy sẽ giúp bạn không cảm thấy quá tội lỗi. Hãy tôn trọng thời gian của bạn. Thời gian sẽ giúp bạn nhận ra đâu là những mối quan hệ đáng chân trọng thực sự.

4. Bạn lúc nào cũng lo lắng liệu bạn có đủ tốt trong mắt mọi người

Nếu bạn nghĩ “Mọi người chỉ quý mến bạn nếu bạn đối xử tốt hay luôn giúp đỡ họ" thì bạn đã sai. Bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Theo nhà trị liệu tâm lý Allison Gervais, LMFT, đây là lời nguỵ biện khi bạn muốn giảm bớt áp lực hay sự lo lắng thái quá. 

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Hãy thử suy nghĩ theo hướng này “Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi bạn nói “không" thay vì “có". Việc tìm cách tạm dừng lại để suy nghĩ kỹ hơn về câu trả lời sẽ giúp bạn kiểm soát được lời nói.

Hãy thử nói “không" với những điều ít tác động hay rủi ro nhất trước. Nếu bạn thấy quá khó, hãy nhờ một người bạn thực hành cùng. Trong suốt cả ngày, hãy học cách từ chối khéo léo.

5. Bạn thường xuyên rơi vào “đầm lầy" ở nơi làm việc

Điều này xảy ra khi bạn luôn thay ca cho người khác hay đảm nhận những dự án mà bạn không có thời gian đủ để hoàn thành. Bạn sẽ nhận thấy bạn luôn luôn bị choáng ngợp bởi công việc. Mặc dù nghe có vẻ rất tốt khi bạn được tin cậy giao việc nhưng tất cả những gì bạn nhận được sau cùng là một lịch trình dày đặc, không ngày nghỉ và thức khuya dậy sớm. Ngay cả khi điều đó giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp, nó đôi khi nhắc khéo bạn rằng sếp bạn chỉ đang lợi dụng bạn.

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Hãy dành thời gian hoàn thành công việc và những mục tiêu dang dở khác trước khi nghĩ đến việc giúp người khác. Khi bạn thực sự bận, bạn nên từ chối đồng nghiệp một cách khéo léo.

6. Bạn thường bị lôi kéo vào những việc bạn không muốn hoặc không thích làm

Hãy nghĩ tới nhóm bạn của mình. Bạn có thường cảm thấy mình bị lôi kéo tham gia một hoạt động mà bản thân không hề quan tâm. Nếu có, chắc có thể bạn quá sợ phải nói lên quan điểm của mình, nhà tâm lý học Cynthia Halow đã nhận định. Những người quá tử tế thường cảm thấy rất khó để hoà nhập và nói ra những điều họ muốn, vì vậy họ thường bị cuốn theo chiều gió.

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Hãy cố gắng thể hiện một thái độ dứt khoát, ngay cả khi nó không hẳn là tính cách vốn có của bạn. 

Hãy cho phép bản thân đưa ra các ý tưởng ngay cả khi nó không được mọi người hưởng ứng nhiều. Bạn không thể mong đợi mọi người trên hành tinh này đồng ý với bạn. Vì vậy, đừng ngại nói ra suy nghĩ của mình.

7. Bạn hạ thấp hoặc dập tắt những ý tưởng hoặc suy nghĩ của mình

Bạn đã bao giờ cho rằng ý tưởng của mình không đủ hay hay không đủ thuyết phục mọi người. Người quá tốt thường sẽ cảm thấy người khác vượt trội hơn và tự hạ thấp giá trị của mình. Vì vậy, họ thường có xu hướng hạ thấp mình để tỏ ra dễ gần/dễ mến.

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Tự hạ thấp mình là một thói quen và cách duy nhất để phá bỏ thói quen xấu ấy là làm ngược lại, luyện tập thật nhiều. Khi bạn tìm ra điểm mạnh và giá trị của bản thân, chắc chắn bạn sẽ tự chân trọng mình. Và khi bạn tự chân trọng mình, cả vũ trụ sẽ chân trọng bạn.

8. Bạn thường phải lùi lại các kế hoạch đang dang dở

Để cố gắng tỏ ra thân thiện, bạn có thể đồng ý rất nhanh với các kế hoạch phát sinh mà không báo trước. Có một vài nguyên nhân chính như: bạn sợ phải nói không, bạn cảm thấy tội lỗi, bạn muốn được yêu thương. Nhưng tác dụng trái chiều của nó là việc bạn phải huỷ bỏ các kế hoạch hoặc lùi lại. 

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Nếu bạn có xu hướng nói “có” quá nhanh, hãy tập phản ứng chậm lại với yêu cầu. Hãy nói điều gì đó như “ Ồ bạn biết gì không? Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó và liên hệ lại với bạn sau nhé. Tôi muốn đảm bảo rằng tôi không nói có với bất kỳ xung đột nào khác và bạn có đủ thời gian để tìm phương án dự phòng"

Bằng cách này, bạn đang tôn trọng cảm xúc của chính mình cũng như của người đưa ra yêu cầu. Hãy nhớ rằng, đối phương sẽ muốn nghe câu trả lời “không" một cách trung thực thay vì câu trả lời “có" một cách gưỡng ép rồi làm không hết mình.

9. Mọi người chẳng bao giờ đối xử tử tế với bạn

Bạn có hay bị coi như không tồn tại. Ví dụ, người thân hay bạn bè thường nói bất cứ điều gì họ muốn mà chẳng quan tâm đến việc bạn nghĩ gì hay bạn cảm thấy ra sao, theo bác sĩ trị liệu được cấp phép Keischa Pruden,LCMHCS, LCAS, CCS.

Có phải bạn thường nghĩ những người tử tế sẽ được đối xử tốt. Nhưng đôi khi, đời không như mơ, lòng tốt của bạn sẽ bị lợi dụng. Khi bạn quá tốt, bạn thường là bia đỡ đạn cho những cảm xúc tồi tệ, những bình luyện ác ý hay những nhận xét mang tính phán xét của người khác. Họ sẽ không dám nói với ai khác ngoài bạn, người mang mác “quá tử tế".

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Thiết lập danh giới với mọi người. Hãy nhắc nhở bất kỳ ai luôn cố tỏ ra coi thường bạn hoặc phạm vào các ranh giới mà bạn đặt ra trong mối quan hệ của bạn với họ. Nó có thể mất thời gian để làm quen nhưng hãy vững vàng và cứng rắn lên.

10. Suy nghĩ của bạn không khớp với những gì bạn thể hiện ra 

Theo chuyên gia trị liệu tâm lý Melissa Fulgieri, LCSW, đôi khi chúng ta cảm thấy không thoải mái như cáu giận hoặc đố kỵ, chúng ta sẽ có xu hướng thể hiện trái ngược, chẳng hạn như “giả trân". Về cơ bản, đó là một cơ chế tực phòng vệ để những người “tử tế" không xù lông lên với người đối diện.

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Trước tiên, bạn hãy tự nhủ chẳng có gì sai nếu bạn thể hiện suy nghĩ thật của bản thân. Thực tế, mọi người sẽ cảm thấy cởi mở hơn nếu bạn thành thật nói ra cảm xúc của mình. Lần tới, nếu bạn đang phát điên vì điều gì đó, đừng cười bề ngoài nhưng bên trong lại gặm nhấm nỗi đau. Thay vì thế, hãy nói “Bạn biết không. Tôi đang cảm thấy không ổn". Thậm chí, nếu bạn không cảm thấy đỡ, bạn có thể nói chuyện với một bác sĩ tâm lý. Trên hết, bạn có thể rút ra được rằng “tử tế" không đồng nghĩa với “an phận" hoặc không phản kháng.

11. Bạn lúc nào cũng cảm thấy kiệt sức 

Nhà trị liệu Rachel Rennie, LSCW cho biết, nếu bạn thường xuyên làm những việc cho người khác, đối mặt với sự ngược đãi và thực hiện vai trò “người tốt nhất trên trái đất”, điều đó có thể giải thích tại sao bạn luôn cảm thấy kiệt sức. Lối sống tử tế sẽ để lại cho bạn cái vỏ bọc của con người, thậm chí có thể đến mức bạn mất hứng thú với những thứ bạn từng thích.

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Hãy nhớ rằng có một khoảng cách lớn giữa “tử tế" và “tốt bụng một cách chân thành". Trong khi sự “tử tế" là do dự để nói “không" hoặc trì hoãn với người khác thì lòng tốt là yêu thương một cách có lý trí và chân thành. Hãy yêu bản thân trước khi muốn yêu người khác.

12. Bạn luôn tránh các cuộc tranh luận bằng mọi giá

Bạn nên hiểu rằng, đưa ra quan điểm trái chiều hay phản đối là hoàn toàn bình thường. Bạn thường để mọi thứ xảy ra với bạn vì bạn quá sợ để nói ra hoặc bạn không muốn người khác thay đổi cái nhìn về mình.

Làm thế nào để cải thiện điều này?

Điều này có thể sẽ khá khó nhưng hãy trở nên quyết đoán, thậm chí nếu điều đó khiến bạn trở nên lạnh lùng. Quyết đoán không có nghĩa là thô lỗ hay xấu tính. Nó chỉ đơn giản là bạn bảo vệ quan điểm của chính mình. Bạn có thể thực hành từng chút từng chút một hàng ngày với nhóm nhỏ đến những cuộc hội thoại lớn. 

Dịch và biên tập: Ori - Acrazymind.vn

Ảnh: RicardoImagen/E+/Getty Images

Nguồn: https://www.bustle.com/wellness/168653-11-signs-youre-too-nice-what-to-do-about-it

menu
menu