Ám Ảnh Sợ Xã Hội – Chạy Trốn Hay Đối Mặt

am-anh-so-xa-hoi-chay-tron-hay-doi-mat

Ám Ảnh Sợ Xã Hội còn có tên gọi trong tâm lý học là Hội Chứng Sợ Xã Hội, là một “căn bệnh của thời đại”. Nếu chúng ta để ý, ở những nơi mật độ dân số càng cao, xã hội càng phát triển thì cũng chính là cái nôi sinh ra chứng rối loạn tâm lý này. 

Ngày nay cuộc sống hiện đại con người càng dễ dàng di chuyển khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng cũng có người lại càng có xu hướng nép mình vào sâu hơn trong sự thiếu tự tin của mình. Họ ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà chỉ giao tiếp qua màn hình điện thoại hoặc máy tính. Những người như vậy lâu dần sẽ mắc một chứng bệnh gọi là ám ảnh sợ xã hội.

Ám Ảnh Sợ Xã Hội – Bạn đã từng nghe đến cụm từ này. Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thực ra lại rất thường gặp trong xã hội ngày nay. Bạn ngại giao tiếp, thích ở một mình, cảm thấy lo lắng khi phải trò chuyện với người lạ, sợ bị người khác bàn tán về bản thân… những dấu hiệu trên rất có thể cho thấy bạn đang mắc hội chứng Ám Ảnh Sợ xã hội đó. Tất cả những điều trên đều được chia sẻ một cách đầy đủ từ tác giả Lý Thế Cường trong trong cuốn ám ảnh sợ xã hội – chạy trốn hay đối mặt. Cuốn sách chỉ ra dấu hiệu và giải pháp cho những người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội.

Hội chứng ám ảnh sợ xã hội rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Ám Ảnh Sợ Xã Hội của tác giả Lý Thế Cường sẽ giúp bạn có thể phân biệt được dâu là lo lắng thông thường và đâu là hội chứng ám ảnh sợ xã hội. Hội chứng này làm bạn có cảm giác bị ngăn cách với thế giới xung quanh, và mất đi nhiều cơ hội quý giá trong cuộc sống, công việc cũng như các mối quan hệ khác. Đọc xong cuốn sách bạn sẽ cảm thấy được lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ từ chính tác giả.

Sau khi đọc cuốn sách này bạn sẽ hiểu rõ bản thân mình hơn, từ đó tìm ra được những phương pháp giải quyết vấn đề liên quan tới bản thân một cách đúng đắn và tận gốc.

Một vài trích dẫn hay trong sách:

“Người mắc hội chứng sợ xã hội còn có một số đặc điểm dễ thấy so với người thường, đó là nhận biết nhạy bén hơn trước sự nguy hiểm và thái độ thù địch. Khi trên màn hình máy tính lướt qua từng bức ảnh, người mắc hội chứng có khả năng nhận biết chính xác những khuôn mặt nguy hiểm hơn. Có thể nói rằng, người mắc hội chứng khi đối diện với người khác có mức độ nhạy cảm hơn rất nhiều so với người bình thường, hạch hạnh nhân trong não của họ ở trạng thái hoạt động mạnh mẽ hơn so với người bình thường.”

“Tục ngữ có câu: Thể diện thường vô giá, là ngọc cũng có khi cũng là rơm. Rất nhiều người thấy rằng thể diện chính là lòng tự tôn, nhưng nó cũng sẽ mang đến rất nhiều phiền phức cho bản thân. Thể diện tất nhiên quan trọng, nhưng chúng ta cũng đừng quá vì thể diện mà dằn vặt bản thân, mang tội mang nợ với nó. Vậy nên, thuận theo tự nhiên là điều đáng quý nhất.”

“Bị người khác bàn tán là điều hết sức bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Ai ai cũng đã từng trải qua những lúc luống cuống khi nói trước đám đông. Thế nhưng nếu chỉ vì thế mà coi nó là gánh nặng tâm lý, từ đó tạo áp lực cho bản thân, trở nên không dám giao tiếp với người ngoài thì không chỉ làm cho bạn không cảm nhận được sự thú vị trong giao tiếp, mà còn chôn vùi tiềm năng của chính bạn.”

“Nếu trên đời này tồn tại một người có thể phủ nhận giá trị của bạn thì đó là chính bạn. Nếu như bạn đầu hàng trước cuộc đời, đồng nghĩa với đặt hạnh phúc vào tay kẻ khác.”

Những vấn đề không thể chia sẻ với ai bạn cũng sẽ có được sự đồng cảm từ cuốn sách này. Lựa chọn chạy trốn hay đối mặt là ở chính bạn, chúc bạn dũng cảm vượt qua chính mình tiến về phía trước với một tương lai tốt đẹp.

 

Xem sách tại Tiki

menu
menu