Áp dụng Hiệu ứng Lồng chim để tạo 1 thói quen tốt
Nếu một người vô tình có thứ mà họ không cần, để tránh lãng phí hoặc vì một lý do nào đó khác, họ sẽ tiếp tục bổ sung thêm những thứ họ không cần một cách có ý thức hoặc vô thức.
Nhà tâm lý học người Mỹ William James và nhà vật lý Carlson là một đôi bạn thân. Một ngày, James nói sẽ có "mẹo" buộc Carlson phải nuôi một con chim. Carlson nghe nhưng không tin. Đến sinh nhật của người bạn thân, James tặng Carlson một chiếc lồng chim rất đẹp. Nhà vật lý treo nó trong phòng khách.
Vài ngày sau, Carlson phát hiện ra rằng bất cứ ai đến chơi, khi nhìn thấy lồng chim đều sẽ hỏi con chim ở trong lồng đâu. Carlson ban đầu nhẫn nại nói về xuất xứ chiếc lồng, nhưng sau đó bắt đầu cảm thấy vô cùng phiền phức khi ngày nào cũng phải giải thích. Cuối cùng, anh quyết định đi mua một con chim thả vào lồng. Đó chính là "hiệu ứng lồng chim".
Hiệu ứng lồng chim có nghĩa là: Nếu một người vô tình có thứ mà họ không cần, để tránh lãng phí hoặc vì một lý do nào đó khác, họ sẽ tiếp tục bổ sung thêm những thứ họ không cần một cách có ý thức hoặc vô thức.
Đặc điểm của hiệu ứng lồng chim là những tín hiệu tâm lý nó tạo ra có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Thế nên, những người thông minh thường tận dụng điều này để giúp bản thân hình thành những THÓI QUEN TỐT. Ví dụ như ĐỌC 1 CUỐN SÁCH chẳng hạn. Một cuốn sách mở khiến bạn háo hức đọc hơn một cuốn sách đóng, vì bạn có thể có ý nghĩ rằng cuốn sách đã mở rồi, tốt hơn là nên đọc nó. Thói quen đọc sách cũng xuất phát từ việc mua cuốn sách về và tìm tòi nó.
Ảnh minh họa: Medium.
Thùy Linh (Theo Aboluowang)