Ba cách mà sự chấp nhận giúp bạn vượt qua những cảm xúc khó chịu

ba-cach-ma-su-chap-nhan-giup-ban-vuot-qua-nhung-cam-xuc-kho-chiu

Chào đón và cứ để mặc những cảm xúc dữ dội thay vì đẩy chúng đi – có thể là chìa khóa để thoát khỏi những trải nghiệm khó chịu.

Mọi người thường vấp phải các khái niệm về thế nào là chấp thuận như một phương pháp để đối phó với những cảm xúc tiêu cực và trạng thái tâm lý. Trong các nhóm liệu pháp nhận thức dựa trên tỉnh thức (mindfulness-based cognitive therapy – MBCT) mà tôi đã từng chỉ dẫn, điều hoàn toàn có thể dự đoán trước là thường ở buổi trị liệu thứ tư hay thứ năm, những người tham gia bao giờ cũng nói những câu như “Làm sao tôi có thể chấp nhận nỗi đau này được?” hoặc “Tôi muốn những cảm xúc khó khăn này bớt bớt đi, chứ không phải nhiều hơn!” Những phản ứng này phản ánh sự tính toán tiềm ẩn rằng cho dù lảng tránh những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực có thể vô cùng mệt mỏi, thì chiến thuật kiểu này cũng đã thành công trong quá khứ, vậy… tại sao phải đánh liều thử một phương pháp khác biệt và không quen thuộc?
zindel_emotions

Nguồn: grandfailure/Adobe Stock

Vào những lúc như thế này, thay vì trả lời những câu hỏi trên một cách trực tiếp, tôi nghĩ rằng sẽ có ích nếu như t ự nhắc nhở bản thân mình ba điều đơn giản sau:

1. Cho phép những cảm xúc tiêu cực tồn tại một chút trong cuộc sống của chúng ta – không có nghĩa rằng chúng ta lựa chọn không làm gì cả. Khái niệm về sự chấp nhận, như đã được giới thiệu trong MBCT, nhằm mục đích mô tả những khả năng phát triển một mối quan hệ khác để trải nghiệm, mối quan hệ mà được đặc trưng bởi việc cho phép một thử thách nào đó tồn tại và cứ để nó như vậy. Cho phép những cảm xúc khó chịu trong tầm nhận thức có nghĩa là ghi nhận sự hiện diện của chúng trước khi đưa ra sự lựa chọn về việc làm thế nào để đối phó với chúng. Cần có một cam kết thật sự và liên quan đến sự quan tâm có chủ đích. Quan trọng hơn cả, “cho phép” thì không đồng  nghĩa với việc rút lui hoặc bị động hay bất lực.

2. Từ chối lối suy nghĩ tiêu cực đang diễn ra sẽ đem lại nhiều rủi ro hơn cho sức khỏe tâm lý của bạn. Trở nên đối nghịch và chống lại sự cho phép thật ra khá là nguy hiểm. Việc không muốn trải nghiệm cảm xúc, suy nghĩ, cảm giác tiêu cực thường là mắt xích đầu tiên của chuỗi tâm lý sẽ dẫn đến những khuôn mẫu mang tính tự động, theo thói quen và nghiêm trọng của tâm trí mà sẽ dễ được thiết lập lại. Bạn có thể thấy điều đó khi có ai đó nói rằng “Mình thật ngốc khi nghĩ thế này” hoặc “Tôi cần phải mạnh mẽ đủ để đương đầu với việc đó.” Ngược lại, việc thay đổi lập trường của mình tới những trải nghiệm ấy, từ việc “không muốn” cho tới “cởi mở”, cho phép phản ứng dây chuyền của những hồi đáp theo thói quen được điều chỉnh lại ở ngay mắt xích thứ nhất. Như vậy, “Tôi cần phải trở nên mạnh mẽ” sẽ được chuyển thành “À, nỗi sợ hãi đang ở đây” hoặc “phán xét chính là có mặt ở hiện tại” (Câu này có nghĩa là, đừng nghĩ nhiều về những gì đã xảy ra hoặc sắp xảy ra, mà chỉ đơn giản là chú ý đến những gì đang xảy ra và chấp nhận nó).

3. Sự chấp nhận giúp bạn vượt qua được những trải nghiệm không mấy thoải  mái. Điều thứ ba này là việc thực hành MBCT cung cấp những cách cụ thể để nuôi dưỡng quan điểm của “cho phép và cứ để mọi thứ như vậy” ở ngay những lúc khó khăn nhất. Thực tế thì, thường mọi người “biết” một cách sách vở rằng, có thể sẽ là hữu dụng khi trở nên yêu thương, quan tâm và chấp nhận bản thân mình và những cảm xúc của mình, nhưng lại gần như không biết làm thế nào để đạt được điều đó. Những năng lực này thường không được sinh ra chỉ từ những nỗ lực của ý chí. Thay vào đó, chúng đòi hỏi làm việc thông qua cơ thể với những lẩn thực hành lặp đi lặp lại để để ý đến mọi thứ, ví dụ như sự lo âu có thể được thể hiện bằng việc tức ngực, hoặc sự buồn bã thì “thông báo” cho chúng ta biết bằng cảm giác nặng nề ở hai bên vai.

Đem sự chú ý và nhận thức đi kèm với các trải nghiệm khó khăn sẽ mang lại khả năng học được cách liên hệ khác đi với những trải nghiệm tương tự ở từng khoảnh khắc một. Qua thời gian, phương pháp thực hành thông qua cơ thể có thể cho phép mọi người nhận ra rằng họ có thể cho phép những trải nghiệm khó chịu ấy mà vẫn cảm thấy ổn; bằng chính sự thực hành của riêng mình.

Tác giả: Zindel Sengal (Giáo sư tâm lý học về các rối loạn cảm xúc tại Đại học Toronto Scarborough)

Dịch: Khánh Linh

Nguồn bài: https://beautifulmindvn.com/2016/11/19/ba-cach-ma-su-chap-nhan-giup-ban-vuot-qua-nhung-cam-xuc-kho-chiu/

menu
menu