Cảm xúc không đến ngẫu nhiên. nó xuất phát từ niềm tin
CÁC SỰ KIỆN KHÔNG LÀM BẠN BUỒN CHÍNH NIỀM TIN MỚI KHIẾN BẠN KHÔNG VUI
1
CÁC SỰ KIỆN KHÔNG LÀM BẠN BUỒN CHÍNH NIỀM TIN MỚI KHIẾN BẠN KHÔNG VUI
Bạn bị người mình yêu thương hết lòng đá. Phải chăng bạn thấy buồn bã? Dĩ nhiên là vậy. Cả bầu trời như sụp đổ trước mắt bạn.
Nhưng cũng tình huống đó, về sau bạn phát hiện người này thật ra có vấn đề tâm lý bệnh hoạn, bạn có thấy buồn vì mình bị đá nữa không? Không, chắc hẳn bạn còn đang ăn mừng chả kịp.
Do vậy, rõ ràng ở đây việc bị đá không phải là yếu tố quan trọng. Vậy điều gì đã thay đổi? Đó chính niềm tin của bạn thay đổi.
Còn khi bạn mất việc?
Nếu bạn tin đó là vị trí không phù hợp và tin mình sẽ dễ dàng tìm được một công việc tốt hơn, bạn sẽ bình tĩnh.
Còn nếu bạn tin đó là công việc tuyệt vời nhất và tin mình sẽ không bao giờ tìm được việc nào tốt như thế - bạn sẽ suy sụp. Cảm xúc không đến ngẫu nhiên. Nó xuất phát từ niềm tin.
Không có sự việc tốt hay sự việc xấu, tất cả chỉ là do góc nhìn. Shakespeare đã nói: "Chẳng có gì tốt cũng chẳng có gì xấu, chính suy nghĩ mới tạo ra tốt xấu." Ông cho rằng thế giới xung quanh ta là trung lập, nó có tính khách quan.
Hầu hết những cảm giác khó chịu của bạn là do các niềm tin phi lý gây ra.
Lần tới khi cảm thấy có cảm xúc tiêu cực, đừng tập trung vào sự việc đã gây ra cho bạn cảm xúc đó. Hãy tự hỏi bản thân tin điều gì về sự việc đó và tự hỏi niềm tin đó có hợp lý không:
- Nếu người mình yêu bỏ mình, mình sẽ không bao giờ vượt qua nổi.
- Nếu mất việc, cuộc sống của mình sẽ chấm hết.
- Nếu mình không đọc hết bài viết này, tác giả sẽ ghét mình mãi mãi.
Chỉ một phần ba các niềm tin là đúng. Hai phần ba là phi lý. Chính điều phi lý ấy là lý do bạn thấy lo lắng, tức giận hoặc phiền muộn. Hãy thay đổi niềm tin rồi bạn sẽ có thể thay đổi cảm xúc của mình: "Dù họ bỏ mình, mình vẫn có thể gặp một người khác."
Bạn cần thay đổi niềm tin của mình để vượt qua nỗi buồn và sự tức giận. Nhưng nếu bạn cảm thấy buồn rầu vì lo lắng về tương lai thì sao?
2
CHỈ CẦN KIỂM SOÁT NHỮNG GÌ CÓ THỂ KIỂM SOÁT, LỜ ĐI NHỮNG THỨ KHÁC
Bạn thường tự hỏi, mình có thể làm gì trong chuyện này?
Nếu bạn có thể làm thì hãy làm. Nếu không thể… thì bạn đừng lo lắng nữa. Lo lắng không giúp được gì trừ việc gây căng thẳng.
Bởi phần lớn những điều làm ta lo lắng là những thứ ta không kiểm soát được. Nếu ngày mai bạn định làm một việc gì đó và lo lắng trời mưa sẽ làm hỏng việc định làm thì tâm trạng căng thẳng của bạn không làm thay đổi việc trời có mưa hay không. Bạn không những sẽ hạnh phúc hơn nếu có thể phân biệt được điều bạn có thể và không thể thay đổi. Nếu tập trung toàn bộ năng lượng vào điều mình có thể thay đổi, bạn còn làm việc hiệu quả hơn nhiều.
Vì thế buồn rầu, tức giận và lo lắng là những phản ứng phi lý và nó không phải cách phản ứng đúng đắn khi có chuyện xảy ra. Vậy bạn cần làm gì trước những việc bạn không mong đợi?
3
CHẤP NHẬN TẤT CẢ, NHƯNG ĐỪNG BỊ ĐỘNG
Đây là thử thách cho tất cả mọi người. Không ai thích từ "chấp nhận" bởi họ nghĩ đó là "bỏ cuộc". Không phải vậy.
Chấp nhận đối với chúng ta nghĩa là buông xuôi, nhưng đối với nhiều người nó có nghĩa là chấp nhận thực tế như bản chất vốn có của nó và sau đó quyết định bạn sẽ làm gì khi đó. Khi kỳ vọng mọi thứ mọi thứ diễn ra theo ý mình, ta nghĩ rằng chấp nhận nghĩa là cam chịu, trong khi trên thực tế ta không hề biết chuyện gì khác có thể xảy ra.
Chuyện tồi tệ này có thể đã giúp ta tránh khỏi chuyện tồi tệ hơn nhiều. Hoặc có thể nó sẽ mở ra cho ta một cơ hội mới tuyệt vời mà ta chưa nhận ra. Đừng lãng phí chút năng lượng nào để chống lại với những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của ta, hãy chấp nhận nó, trân trọng nó và sao đó tiếp tục tiến về phía trước và xem xét mình có thể làm gì với nó.
Lần tới khi mọi việc không diễn ra như ý bạn muốn, đừng phủ nhận thực tế. Hãy chấp nhận nó. Sau đó tự hỏi mình có thể kiểm soát được nó hay không. Nếu có, hãy làm điều gì đó. Nếu không, hãy hỏi niềm tin của mình có hợp lý hay không.
Thay vì nói "Trời không nên mưa. Chúng ta không thể đi công viên. Ngày hôm nay hỏng bét rồi!". Chúng ta nên nghĩ rằng: "À thì trời đang mưa. Hôm nay chúng ta không đi công viên. Hãy ở nhà cùng nhau xem phim thôi."
4
CHỌN NGƯỜI THẦY CHO CHÍNH MÌNH
Tất cả những gì chúng ta đã nói nãy giờ đều xảy ra trong đầu bạn. Đó là nơi khơi nguồn các vấn đề. Nhưng để cuộc sống trở nên tốt hơn, ta cần học hỏi từ những người khác.
Bạn không đơn độc trong thế giới này. Bạn có rất nhiều điều để học từ những người khác. Đó là những tấm gương, người thầy. Anders Ericsson, vị giáo sư đã đưa ra lý thuyết về 10.000 giờ cho rằng bước đầu tiên để trở nên giỏi hơn trong bất kỳ điều gì (kể cả cuộc sống) là tìm một người thầy.
Ta cần nói chuyện với một người mà ta thật sự ngưỡng mộ, người đang làm điều gì đó theo cách mà ta muốn cuối cùng mình cũng làm được. Người này sẽ giúp ta nhận ra điều gì điều ta muốn làm. Người này sẽ giúp ta nhận ra điều mà ta cần thay đổi.
Những người thầy sẽ giúp bạn trong việc giúp bạn trở nên hoàn thiện nhất có thể. Nhưng làm thế nào bạn đảm bảo mình thật sự đang tiến bộ? Làm sao bạn biết mình đang dần trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình?
5
THÓI QUEN BUỔI SÁNG VÀ BUỔI TỐI LÀ RẤT CẦN THIẾT
Nhiều nghiên cứu cho thấy các thói quen thật sự có thể giúp cải thiện cuộc sống của bạn. Đó là các thói quen buổi sáng và buổi tối. Một thì giúp bạn sẵn sàng cho ngày mới, một thì phản ánh mọi việc đã diễn ra như thế nào và tìm ra những chỗ cần cải thiện.
Bạn nên bắt đầu ngày mới bằng thói quen nhắc nhở bản thân về điều mình sẽ đối mặt. Đó không thể hiện sự bi quan, Đừng nghĩ mọi chuyện đều là nhắm vào mình và cố gắng hiểu vì sao mọi người hành động như thế, và tha thứ, yêu thương họ vì điều đó. Bạn nên bắt đầu ngày mới bằng cách suy ngẫm về những điều sắp tới và nên kết thúc một ngày bằng việc suy ngẫm về những gì đã diễn ra và những gì có thể được cải thiện.
Bạn không nên tin vào sự hoàn hảo. Tất cả chúng ta đều đang phát triển. Bạn luôn có thể trở nên giỏi hơn. Miễn bạn còn sống, cứ tiếp tục học cách sống.
Hải Minh dịch
Nguồn: Bakadesuyo