Câu hỏi: Bạn nghĩ vì sao một người lại tốt bụng?

cau-hoi-ban-nghi-vi-sao-mot-nguoi-lai-tot-bung

Người tốt tử tế với người khác bởi vì họ "KHÔNG KỲ VỌNG VÀO ĐỐI PHƯƠNG".

Câu hỏi: Bạn nghĩ vì sao một người lại tốt bụng?

Trả lời: Taku Aoyama, làm việc liên quan đến web

____________________________

Người tốt tử tế với người khác bởi vì họ "KHÔNG KỲ VỌNG VÀO ĐỐI PHƯƠNG".

Không có gì phải bàn cãi khi những người tốt bụng rất quan tâm đến đối phương.

(Cảm thông, đồng cảm, tình cảm, cảm giác muốn người kia hạnh phúc ... gọi chung là sự quan tâm)

Cũng có người trở nên độc ác dù họ rất quan tâm tới đối phương. Suy nghĩ quá nhiều về người kia có thể dẫn đến thái độ gay gắt, giống như đòn roi khi yêu. Và không thể gọi đây là tốt bụng.

Để dễ hiểu hơn, tôi sẽ chia nó thành 4 mức theo độ quan tâm và độ kỳ vọng vào đối phương.

1. "Trung sĩ quỷ" (Trung sĩ trong quân đội, lúc nào cũng bắt cấp dưới làm theo ý mình)

(Quan tâm cao, kỳ vọng cao)

Rất quan tâm đến đối phương, vì vậy luôn cố gắng chăm sóc họ, đưa ra lời khuyên và tích cực gắn bó với họ. Thêm nữa, là người có rất nhiều yêu cầu và kỳ vọng rất cao với đối phương.

Nếu người đó chỉ dạy /nói ra một điều gì đó, họ muốn đối phương làm theo những gì đã được dạy/nói mà không mắc lỗi.

Nếu họ tốt bụng, họ muốn được nói lời cảm ơn.

Nếu họ trả tiền, họ muốn dịch vụ phải tương ứng với đó.

Bằng cách này, nếu họ đặt kỳ vọng vào đối phương, thì sẽ có rất nhiều đòi hỏi quá đáng. Kiểu giống như một trung sĩ quỷ, người luôn nghĩ về cấp dưới của mình và huấn luyện họ.

2. Người tốt bụng (hiền lành)

(Quan tâm cao, kỳ vọng thấp)

Kiểu người này có mối quan tâm cao nhưng kỳ vọng thấp với đối phương.

Họ ra sức dạy một cái gì đó cho đối phương, kể cả đối phương không học được gì thì họ vẫn nghĩ đó là một điều đương nhiên.

Dù có thân thiện nhưng bị lạnh nhạt/không được để ý đến thì vẫn nghĩ đó là đương nhiên

Dù đã trả tiền nhưng nhận lại dịch vụ không tốt, thì vẫn nghĩ đó là điều thường thấy.

Vì kỳ vọng thấp vào đối phương, nên dù kết quả có ra sao, họ cũng không tổn thương. Lúc nào cũng có thể mỉm cười, vì chỉ cần nhận được dù chỉ một chút phản hồi tốt cũng thấy trên cả kỳ vọng rồi.

3. Người đòi hỏi

(Quan tâm thấp, kỳ vọng cao)

Đặc điểm của kiểu người này là bản thân không đối xử tốt với đối phương, nhưng lại mong đối phương làm gì đó cho mình.

Cấp dưới và đồng nghiệp nên tự mình cố gắng hết sức

Còn tôi mong muốn được mọi người đối xử tử tế.

Nhân viên bán hàng phải cung cấp cho tôi dịch vụ tốt nhất.

Kiểu người này thỉnh thoảng sẽ có những đòi hỏi vô lý.

4. "Tiên nhân" (Người tu tiên, sống một mình trên núi)

(Quan tâm thấp, kỳ vọng thấp)

Kỳ vọng đối với đối phương thấp và cũng không có nhiều yêu cầu. Mặt khác, họ cũng ít quan tâm đến đối phương, vì vậy ngay từ đầu họ cố gắng để không dính dáng đến người khác.

Tóm lại:

Để trở thành một người thực sự tử tế, thì sự quan tâm đến người kia (Cảm thông, đồng cảm, tình cảm, cảm giác muốn người kia hạnh phúc) là chưa đủ, "kỳ vọng thấp ở người kia" mới là điều quan trọng.

Ở ngoài phố, tôi thường thấy các bà mẹ mắng con mình:

"Sao con lúc nào cũng luộm thuộm!"

"Sao con lúc nào cũng làm bẩn quần áo của mình vậy!"

"Tại sao con không nghe lời!"

Một người mẹ như vậy chính là "trung sĩ quỷ". Không chỉ mức độ quan tâm cao mà còn có những kỳ vọng cao với con cái. Và sẽ tức giận khi đứa trẻ cư xử không như mong đợi.

Một người mẹ tốt sẽ khác một chút. Tất cả chúng ta đều biết luộm thuộm, làm bẩn quần áo và khó có thể nghe lời là những điều bọn trẻ con đều có. Vì vậy trên hết, hãy nghĩ là vì chúng mà thật kiên nhẫn.

(Dù việc luộm thuộm thì người lớn cũng giống với trẻ con thôi)

Tôi cảm thấy rằng có rất nhiều người trên thế giới này đặt kỳ vọng cao vào đối phương. Tôi mong chúng ta hãy giảm kỳ vọng của mình xuống một chút, rồi chúng ta sẽ được vui vẻ và hạnh phúc.

____________

Nguồn: https://qr.ae/pGIDUW

Cảm ơn bài dịch của bạn Hoa Lê, đăng trong group QRVN: https://www.facebook.com/groups/vietnamquora/permalink/2953352508231199

menu
menu