Chiến lược để tránh hấp thụ khổ đau của thế gian 

chien-luoc-de-tranh-hap-thu-kho-dau-cua-the-gian 

Làm sao để không bị quá tải khi chứng kiến quá nhiều khổ đau của người khác. Chiến lược sống sót dành cho người giàu lòng trắc ẩn.

Những người thấu cảm (Empath) và người nhạy cảm thường có tấm lòng rộng mở. Họ không có khả năng phòng thủ cảm xúc giống như nhiều người khác. Họ cảm nhận được nỗi khổ của tha nhân—cả những người thân yêu và ‘người dưng’—và theo bản năng, họ muốn người khác hết khổ đau.

Hiện nay, chúng ta đang trải qua một khoảng thời gian đầy thử thách. Nhiều thân chủ của tôi thuộc kiểu người thấu cảm đang thấy vô cùng khổ sở trước những cảnh khổ đau kinh hoàng và sợ hãi đang lan tràn khắp thế giới. Điều này khiến họ và những người nhạy cảm đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự quá tải, choáng ngợp, kiệt sức và lo âu. Đặc biệt khi nhiều người trong số họ từng được dạy rằng từ bi đồng nghĩa với họ có nhiệm vụ lấy đi đau khổ của người khác.   

Sự thật không phải như vậy. Bạn có thể tạo ra một không gian mang tính nâng đỡ cho ai đó mà không cần phải hấp thụ nỗi khổ của họ trong chính cơ thể của bạn. Tìm thấy sự cân bằng này chính là nghệ thuật chữa lành. Trong thâm tâm bạn có thể nói, “Đây không phải là gánh nặng của tôi.” Việc cứu chữa một ai đó là điều bất khả thi, và thực sự thì đó cũng chẳng phải là chuyện của bạn. Hơn 20 năm hành nghề bác sĩ điều trị đã dạy tôi rằng con đường riêng của mỗi người đều xứng đáng được tôn trọng.

Dưới đây là vài mẹo trích từ cuốn sách Thriving as an Empath: 365 Days of Self-Care for Sensitive People để giúp bạn giảm bớt mức độ căng thẳng, ngay cả khi đang trong hoàn cảnh bất định và hỗn loạn.

  • Tập hít thở sâu để xả bớt căng thẳng 
  • Hạn chế đọc tin tức  
  • Đừng để người khác làm bạn thêm hoảng loạn. Dù chúng ta đang trải qua khoảng thời gian đáng sợ nhưng hoảng loạn không phải là giải pháp cho bất kì vấn đề nào. Khi bạn thấy hoảng loạn, hãy thở sâu, ngồi thiền trong vài phút để tập trung và hãy tập trung vào cảm giác an toàn ngay trong lúc này.
  • Nếu bạn thấy mình đang hấp thụ stress hay khổ đau của người khác thì hãy dành chút thời gian ở một mình để tập trung và tiếp thêm năng lượng cho bản thân.
  • Đừng để mình bị mắc vào chế độ nạn nhân. Cố gắng nhận ra những bài học mà bạn có thể học được từ khủng hoảng và tình cảnh hỗn loạn thay vì để mình mang cảm giác nạn nhân.
  • Sống trong hiện tại. Cách duy nhất để vượt qua chuyện này là từng ngày một (đối phó với các vấn đề hàng ngày khi chúng đến thay vì lo lắng về tương lai). Cố gắng ngăn bản thân khi tâm trí bạn lại thảm kịch hóa về tương lai.

Nhiều người thấu cảm quen với việc giữ khoảng cách xã hội như một phần cuộc sống thường nhật, nên họ cần ít nỗ lực để quen với điều đó hơn người khác. Trái Đất không phải là nơi chỉ có ánh sáng và ngọt ngào. Mà nó có bóng tối dày đặc và cả khổ đau tột cùng. Ý định của chúng ta, với tư cách là người nhạy cảm, không phải là trở thành những người tử đạo và nạn nhân, mà cố gắng triệu tập càng nhiều ánh sáng càng tốt để tăng thêm ánh sáng trên thế giới này và vượt qua bóng tối bằng tình yêu. Điều này đòi hỏi đức tin và một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu—tất cả chúng ta đều có thể làm điều đó cùng với nhau.

Hãy luyện tập ý định này từ cuốn sách Thriving as an Empath: Tôi có thể là người giàu lòng trắc ẩn mà không cần phải trở thành một người tử đạo hay gánh vác nỗi khổ của tha nhân. Tôi có thể tôn trọng quá trình chữa lành của một ai đó mà không tìm cách “cứu chữa” cho họ.  

 

Nguồn

Psychology Today

menu
menu