Chịu đựng trong im lặng – The school of life

chiu-dung-trong-im-lang-the-school-of-life

Chúng ta hầu như sẽ chẳng nói ra, cho đến khi tất cả đã quá muộn, về những vấn đề mà chúng ta gặp phải, về những mong muốn, về những tức giận, những trăn trở, những bẽ bàng, và những khao khát thầm kín, dai dẳng,vô vọng.

Bạn biết không, thế hệ những người trẻ bây giờ, dù luôn được truyền cho những sự khích lệ mạnh mẽ, được hưởng những quyền lợi tự do hay những động viên về mặt tinh thần, thì, hầu hết tất cả chúng ta, đều đang chịu đựng trong im lặng. Chúng ta hầu như sẽ chẳng nói ra, cho đến khi tất cả đã quá muộn, về những vấn đề mà chúng ta gặp phải, về những mong muốn, về những tức giận, những trăn trở, những bẽ bàng, và những khao khát thầm kín, dai dẳng,vô vọng.

Cảm giác khó khăn của việc nói ra, thổ lộ mọi thứ có lẽ cũng không quá khó hiểu. Trong suốt tiến trình lịch sử loài người, nói lên suy nghĩ của bản thân là một trong những điều nguy hiểm nhất mà con người từng làm. Sẽ có những người bề trên mạnh mẽ và quyền lực, những kẻ luôn yêu cầu sự tuân lệnh tuyệt đối, và phản ứng vô cùng khắt khe với những gì mà chúng ta nói ra. Trong quá khứ, việc nói ra suy nghĩ của mình có thể khiến một người phải chịu hành hình, bị rút phép thông công, thậm chí là bị g.iết. Chế độ dân chủ, nhiều nhất cùng chỉ mới được khoảng 250 năm tuổi và sự phát triển về tâm lý và tinh thần của loài người lại thường đi chậm hơn rất nhiều so với thực tế của xã hội. Chiến tranh phải trôi qua rất lâu rồi thì con người vẫn phản ứng mãnh liệt với nỗi sợ bị truy đuổi, và hàng thế kỷ sau khi những thế hệ cuối cùng của địa chủ phong kiến kết thúc, con người vẫn còn hành xử khép nép, phục tùng và cứng nhắc theo mệnh lệnh như là những kẻ nô lệ thấp hèn.

Trong cuộc sống cá nhân cũng vậy, rất nhiều nguyên tắc của sự phục tùng vẫn còn được áp dụng. Suốt quá trình phát triển của loài người, một đứa trẻ ngoan bao giờ cũng là đứa trẻ không biết đòi hỏi, vòi vĩnh, kêu ca. Nếu chúng buồn, chúng chỉ dám úp mặt vào gối khóc thầm mỗi đêm. Nếu lỡ tay làm dây mực, chúng sẽ chỉ cố xóa đi dấu vết. Nếu như những bậc cha mẹ thường cáu gắt( vì gặp khó khăn trong công việc), hoặc trầm cảm, hoặc khủng hoảng, hay là đặt ra những yêu cầu quá cao và cứng nhắc cho con cái mình, thì những đứa con của họ thường không dám mở miệng vì bất kỳ điều gì và dần dần trở thành thói quen. Những người lớn không nên là những kẻ bắt nạt quá cứng nhắc và khắt khe như vậy để rồi kìm hãm sự phát triển của một đứa trẻ.

Và loài người chúng ta từ khi xuất hiện và đến tận bây giờ, là rất nhiều chuỗi những tổn thương và căm phẫn trong thầm lặng, những cơn phẫn nộ bị kìm nén, răng cắn chặt môi vì đau đớn hay tức giận, và tuyệt nhiên, không một lời nào được thốt ra. Cho đến gần đây, khi thế giới quan có những bước tiến hóa, thì con người mới được thức tỉnh về sự bức thiết, và ích lợi của việc nói ra suy nghĩ của mình.

Chúng ta biết rằng trong một tổ chức, sẽ tốt hơn nếu cấp dưới dám nêu ý kiến với cấp trên đề sửa đổi. Chúng ta biết rằng trong tình yêu cũng vậy, nếu có gì bực bội và khó chịu đều phải nói ra với nhau để cùng nhau giải quyết, để có thể cảm thấy được yêu thương và khao khát yêu thương. Chúng ta cũng biết rằng trong một gia đình, sẽ tốt hơn nếu con trẻ tâm sự với bố mẹ của mình về những khó khăn, hay phàn nàn nếu như chúng cảm thấy bị đối xử không đúng mực.

Nhưng những tàn tích của sự bó buộc đã ngăn chúng ta lại. Chúng ta mỉm cười quá mức thường trực, chúng ta cố gắng quá nhiều để thỏa hiệp, và chúng ta mất quá nhiều thời gian để diễn tả những đau đớn mà mình cảm thấy. Bằng cách này, không phải chúng ta đang sống TỬ TẾ, mà chúng ta chỉ SỢ HÃI và XẤU HỔ mà thôi. Sự thân thiện của con người ở đây không xuất phát từ lựa chọn, mà xuất phát từ việc không dám gây nên nỗi thất vọng cho đối phương.

Để học cách nói lên suy nghĩ của mình đòi hỏi hai điều “thoạt nghe thì hơi kỳ lạ”. Đầu tiên, phải nhận ra rằng, chúng ta lo sợ, lo sợ rằng nếu nói ra mình sẽ rơi vào thế bất lợi. Nghe thì hơi buồn cười, nhưng đó chính xác là những gì một đứa trẻ cảm thấy mỗi lần thấy bố khóa chốt cửa phòng lại hay nghe mẹ nói “mày chết với tao”, và viễn cảnh những gì xảy ra nếu chúng ta dám mở miệng, được hình thành ngay lúc chúng ta còn nhỏ, như thế này.

Và thứ hai, chúng ta phải công nhận rằng, thực sự chúng ta sẽ không thể rơi vào thế bất lợi bởi vì đã quá nhiều người hi sinh để đảm bảo cho chúng ta, thế hệ tương lai rằng chúng ta hoàn toàn có quyền được nói, được tự do ngôn luận, được đến một nơi khác và bắt đầu một cuộc đời mới. Chúng ta cần phải dũng cảm cất tiếng nói vì quyền lợi của chính mình.

Theo The school of life

Nguồn dịch: A Crazy Mind

menu
menu