Chứng kiến hành động thiện lương khiến mọi người làm việc tốt nhiều hơn

chung-kien-hanh-dong-thien-luong-khien-moi-nguoi-lam-viec-tot-nhieu-hon

Có phải một phần trong chúng ta sẽ thay đổi tốt hơn sau khi chứng kiến những việc làm tốt phi thường không? Một nhà nghiên cứu của trường Đại học British Columbia cho rằng như vậy.

Một cậu bé chụp hình bức tranh Mẹ Teresa được treo trên một toa của tàu tốc hành 'Mother Express' tại Mumbai. Nghiên cứu cho thấy việc chứng kiến những hành động từ bi cao thượng sẽ truyền cảm hứng cho những người khác làm nhiều việc tử tế hơn trong cuộc sống của chính họ. (Ảnh: Sajjad Hussain/AFP/Getty Images)

Có phải một phần trong chúng ta sẽ thay đổi tốt hơn sau khi chứng kiến những việc làm tốt phi thường không? Một nhà nghiên cứu của trường Đại học British Columbia cho rằng như vậy.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tờ Tạp chí Nhân cách và Tâm lý xã hội, tiến sĩ Karl Aquino và đội ngũ nghiên cứu của ông đã phát hiện ra rằng sau khi chứng kiến những hành động đặc biệt vì người khác và vô tư vô, người ta thường có xu hướng làm việc tốt [nhiều hơn].

Ông nói với thời báo The Epoch Times, “Điều đó tạo ra những thay đổi trong suy nghĩ của họ.” Ông còn nói thêm rằng việc chứng kiến những việc làm tốt cũng thúc đẩy mọi người hướng vào nội tâm và nhìn lại cuộc sống của chính mình và suy ngẫm xem họ có thể trở thành người tốt hơn hay không.

“Họ có một số loại phản ứng cảm xúc – họ cảm thấy được truyền cảm hứng, họ thấy có gì đó kinh ngạc trước hành vi đó, [hoặc] có thể có những phản ứng sinh lý nghiêm trọng. Rất nhiều những thay đổi này có thể khiến họ cố gắng làm điều tốt cho người khác sau đó.”

Nghiên cứu phát hiện ra rằng hầu hết mọi người có thể nhớ lại được thời điểm khi họ tự mình chứng kiến một hành động tốt đẹp, đã tác động lên những cảm xúc, suy nghĩ, và hành vi của họ trong đời.

“Phát hiện này nói với chúng ta rằng để sống sót, con người không nhất định phải làm điều ác, đôi khi đó còn là những việc tử tế,” nghiên cứu kết luận.

Nhóm nghiên cứu của trường Đại học British Columbia (UBC) đã tiến hành một loạt các thí nghiệm cho các cá nhân tiếp xúc với những bài báo, video âm nhạc, và câu chuyện về những hành động tử tế. Họ nhận thấy rằng có một mối liên hệ tích cực giữa việc trải nghiệm “sự thăng hoa đạo đức” với khả năng anh ấy hoặc cô ấy sẽ quyên tặng 15 đô la được nhận nhờ tham gia vào nghiên cứu này.

Tuy nhiên, điều kiện dẫn đến phản ứng tích cực này phụ thuộc vào khuynh hướng định nghĩa về đạo đức của mỗi cá nhân. Nói cách khác, nếu bạn không có giá trị quan đạo đức đó, thì việc chứng kiến những hành động này chỉ có thể có ảnh hưởng ít, hoặc không tạo nên ảnh hưởng gì đến bạn.

“Việc trở thành một người có đức hạnh là vô cùng quan trọng đối với một số người chúng ta, hơn là với những người khác. Và chúng tôi nhận thấy rằng những người này có xu hướng phản ứng mãnh liệt hơn trước những hành vi có đạo đức […] nhưng một số người khác lại kém nhạy cảm hơn trước chúng,” tiến sĩ Aquino cho biết.

Tiến sĩ Jonathan được giới nghiên cứu nhắc đến như người tiên phong nghiên cứu về phạm trù nâng cao đạo đức. Ông đã đưa ra một thuyết rằng có 5 giá trị đạo đức căn bản mà các nền văn hóa và mỗi cá nhân đều đồng tình ở các mức độ khác nhau. Những giá trị này là biết quan tâm đến những người khác, bảo vệ họ khỏi [những điều] có hại; công bằng, chính trực, đối xử bình đẳng với mọi người; trung thành với đoàn thể, gia đình, và quốc gia; tôn trọng truyền thống và [những] quyền chính đáng [của con người]; và sự thanh khiết trong sạch – tránh xa những thứ, những thức ăn, và hành động đáng ghê tởm.

Tiến sĩ Haidt thậm chí còn xác định được những khác biệt trong quy tắc đạo đức của những người tự nhận mình là tự do về mặt chính trị và những người tự nhận là bảo thủ. Ông nhận thấy rằng những người tự do [về mặt chính trị] coi trọng sự quan tâm và công bằng hơn là sự trung thành, tôn trọng, và thuần khiết. Những người bảo thủ đánh giá cả 5 đức tính quan trọng ngang nhau, nhưng sự công bằng được ít quan tâm nhất. Ngược lại, đối với những người tự do, sự thanh khiết trong sạch được đánh giá thấp nhất. Những phát hiện này đều tương tự như nhau ở các quốc gia và các nền văn hóa.

Tiến sĩ Aquino mong muốn rằng những kết quả trong nghiên cứu của ông sẽ có ảnh hưởng đến giới truyền thông. Ông tin rằng, thay vì tập trung vào những tình huống tiêu cực, giật gân, thì việc đưa tin về những việc làm tốt của con người có khả năng cao tạo ra một chuyển biến xã hội tích cực.

“Rất nhiều phương tiện truyền thông, khi họ cố gắng muốn người ta làm việc tốt, họ tập trung vào nhấn mạnh vào những khổ đau, hoặc những điều tồi tệ mà mọi người đang phải trải qua,” ông nói.

“Do vậy, chúng tôi gợi ý một phương cách khác, [đó là] có thể nhấn mạnh những tấm gương việc làm tốt phi thường. Theo định nghĩa [của cụm từ trên], những trường hợp đó là hiếm gặp; chúng không xuất hiện hằng ngày. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể xác định được những việc làm này và khiến chúng trở nên nổi bật, đáng chú ý, thì điều đó có thể khiến mọi người suy nghĩ khác đi về cuộc sống của họ và của những người khác, tạo ảnh hưởng lên họ [để họ có thể] làm việc tốt [nhiều hơn]. 

Tiến sĩ Aquino hy vọng sẽ thực hiện những nghiên cứu sâu hơn để theo dõi khoảng thời gian các tác động của sự đề cao đạo đức kéo dài được sau cảm hứng ban đầu.

Nhã Liên biên dịch

Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

menu
menu