Có phải bạn đã rơi vào ‘cái bẫy hạnh phúc’ không?

co-phai-ban-da-roi-vao-cai-bay-hanh-phuc-khong

một người nỗ lực truy cầu niềm vui và hạnh phúc, ngược lại lại càng cảm thấy bất hạnh hơn. Điều này có thể xảy ra sao? Nếu đúng, vậy thì nguyên do của nó là gì?

Người dịch: Trang Thu Trang/ Blog: To a Beautiful Life 

Tác giả: KnowYourself

Vài ngày trước, chúng tôi nhận được tin nhắn từ độc giả:

"Xin chào KY. Tôi đã đi làm được một năm, vốn nghĩ rằng cuộc sống sau khi tốt nghiệp sẽ phong phú và đầy đủ hơn, nhưng tôi không ngờ rằng mình lại không hề vui vẻ. Tôi cũng chưa bao giờ có những người bạn thân cùng nhau lên lớp, cùng nhau ăn cơm và cùng nhau tự học.

Gần đây, trong công việc tôi gặp phải một số thất bại, trong lòng cảm thấy rất buồn và tiêu cực. Tôi nghĩ rằng trạng thái không vui này không hề tốt. Để bản trở nên vui vẻ hơn, tôi đã thử rất nhiều cách. Làm đẹp, vận động, đi xem phim, có những chuyến đi ngắn vào cuối tuần, nhưng dường như tôi vẫn không thấy vui, không thể loại bỏ cảm xúc tiêu cực, thậm chí còn cảm thấy càng không vui.

Cảm thấy bản thân thật vô dụng… Xin hỏi, tôi nên làm thế nào để có thể cảm thấy vui hơn?"

Trong tin nhắn của bạn độc giả này, chúng ta nhìn ra được một nghịch lý: một người nỗ lực truy cầu niềm vui và hạnh phúc, ngược lại lại càng cảm thấy bất hạnh hơn. Điều này có thể xảy ra sao? Nếu đúng, vậy thì nguyên do của nó là gì?

Trên thực tế, có một nhà tâm lý học là Russ Harris đã nghiên cứu cụ thể về hiện tượng này. Ông gọi hiện tượng này là "Cái bẫy hạnh phúc" (The Happiness Trap).

Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn qua cuốn sách "Cái bẫy hạnh phúc" của Harris, cũng là giúp bạn độc giả này hiểu thêm và đối phó với sự nghi hoặc hiện tại.

(Lưu ý: Happiness bao gồm hai tầng ý nghĩa là "vui vẻ" và "hạnh phúc", khi trình bày và phân tích Harris đều đề cập đến cả hai.)

Bạn có thể đặt sách tại Shopee

1. Có bốn sự hiểu lầm phổ biến về hạnh phúc, và nó ngăn cản mọi người đến gần với hạnh phúc.

Hướng đến niềm vui/hạnh phúc là điều rất bình thường. Nhưng trong xã hội này, vẫn còn bốn sự hiểu lầm về phổ biến về niềm vui/hạnh phúc. Chính sự hiểu lầm này khiến chúng ta càng đi càng xa khỏi niềm vui/hạnh phúc trong quá trình mưu cầu nó.

Hiểu lầm 1: Cho rằng hạnh phúc là trạng thái tự nhiên của con người.

Nhiều người nghĩ rằng, sống một cuộc sống hạnh phúc là điều "nên" có, và là một trạng thái tốt đẹp tự nhiên.

Nhưng trên thực tế, hầu hết cuộc sống của mọi người đều đầy rẫy những rắc rối và phiền não: áp lực công việc, cảm giác cô đơn, căng thẳng giữa các cá nhân, thiếu đi ý nghĩa sống, v.v., còn cuộc sống hạnh phúc như trong tưởng tượng không thường gặp.

Hạnh phúc không phải là "tự nhiên" như chúng ta nghĩ, nhưng bất hạnh lại "bình thường" hơn nhiều so với chúng ta nghĩ.

Hiểu lầm 2: Cho rằng không vui vẻ/không hạnh phúc là một khiếm khuyết.

Từ quan điểm “hạnh phúc là một trạng thái tự nhiên” có thể dễ dàng suy ra: nếu một người không hạnh phúc, không vui vẻ thì nghĩa là cuộc sống của anh ta thật khiếm khuyết và có vấn đề; một số người vì bản thân không hạnh phúc mà phán xét rằng có phải họ không đủ tốt không, có phải họ có vấn đề về tâm lý không.

Sự hiểu lầm này khiến mọi người liên tưởng việc không hạnh phúc với việc "có vấn đề", trong trạng thái không vui vẻ, không hạnh phúc mọi người thường nhanh chóng hoài nghi lẫn tự chỉ trích mình.

Hiểu lầm 3: Để sống một cuộc sống tốt đẹp, những cảm xúc tiêu cực buộc phải được loại bỏ.

Mọi người thường công nhận những cảm xúc tích cực hơn, muốn hạnh phúc, vui vẻ và thoải mái hơn - điều này là bình thường, nhưng do sự công nhận quá mức, mọi người quá sợ hãi và trốn tránh những cảm xúc tiêu cực. Thậm chí, một số người còn có hy vọng xóa bỏ hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực.

Hiểu lầm 4: Mọi người nên kiểm soát được suy nghĩ và cảm xúc.

Vẫn có nhiều người tin rằng, một người “khỏe mạnh” nê là một người có năng lực điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của mình thành tích cực. Một khi xảy ra tình huống “không làm được”, một chuyện gì đó thất bại, liền bị quy thành bản thân không có khả năng.

Trong những hiểu lầm như vậy, mọi người thường phủ nhận bản thân, kìm nén suy nghĩ và cảm xúc của họ. Và sau đó chất vấn về năng lực của chính mình.

Bị ảnh hưởng bởi những hiểu lầm này, mọi người thường bị cuốn vào sự cố chấp theo đuổi quá độ niềm vui/hạnh phúc, đồng thời lo lắng và phản ứng thái quá cho sự không vui vẻ nhất thời. Thậm chí, bởi vì sự không vui vẻ không hạnh phúc nhất thời, họ rơi vào nghi ngờ, chối bỏ và thậm chí là chán ghét bản thân trong một thời gian dài.

Lúc này, chúng ta bắt đầu rơi vào " Cái bẫy hạnh phúc".

Image: Source: Wikicommons

2. Đôi khi, những hành động được thực hiện vì hạnh phúc lại khiến mọi người càng xa rời hạnh phúc.

Trong nền văn hóa cực kỳ sợ hãi sự không vui vẻ và gắn bó quá mức với hạnh phúc, mọi người cũng học được một loạt các hành động cho phép họ thoát khỏi bất hạnh và nhanh chóng trở nên "hạnh phúc".

Theo những cách phổ biến để hạnh phúc và tránh sự khó chịu này, một số chiến lược đòi hỏi chúng ta phải chú ý nhiều hơn, thậm chí đòi hỏi cả sự cảnh giác của chúng ta – và khi điều này diễn ra trong một thời gian dài, chúng sẽ khiến ta dần xa rời hạnh phúc.

Harris chia các "chiến lược hạnh phúc" “đòi hỏi sự cảnh giác" này thành hai loại: Loại thứ nhất được gọi là "chiến lược trốn chạy":

(Xem ảnh chiến lược 1)

Loại thứ hai được gọi là "chiến lược chiến đấu":

Nếu bạn đang đọc bài viết này, bạn từng sử dụng một trong những chiến lược trong bảng trên khi bạn không vui chứ?

Theo quan điểm của Harris, các phương pháp kiểm soát này thường mang lại một số tác dụng ngắn hạn - bởi vì chúng ta có thể tạm thời tránh xa những suy nghĩa và cảm giác khiến chúng ta không vui vẻ - nhưng việc sử dụng lâu dài có thể sẽ phản tác dụng.

Nghiên cứu cho thấy những suy nghĩ bị kìm nén có hiệu ứng đàn hồi, chúng ta càng muốn trốn tránh và loại bỏ một số suy nghĩ nhất định, chúng sẽ càng trở lại. Và chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi chúng ở tần số cao hơn và cường độ cao hơn (Wenzlaff & Wegner, 2000).

Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy những người có mức độ trốn tránh cảm xúc cao hơn cũng sẽ cảm thấy lo lắng và áp lực mạnh mẽ hơn (Feldner, Zvolensky, Eifert, & Spira, 2003).

Dường như hành vi được thực hiện để theo đuổi vui vẻ/ hạnh phúc lại khiến chúng ta gặp phải những cảm giác tiêu cực hơn trong dài hạn – và nó càng khiến chúng ra rời xa hạnh phúc hơn. Đây là điềuh chúng ta càng sa lầy vào "cái bẫy hạnh phúc”.

Do đó, tránh né và kiềm chế đơn giản không làm cho chúng ta thực sự hạnh phúc. Khi các phương pháp này ít có tác dụng, chúng ta vẫn vật lộn sử dụng chúng, sớm hay muộn chúng ta sẽ rước về những thứ mà chúng ta không hề muốn đối mặt.

Kết hợp ảnh hưởng của bốn sự hiểu lầm đã đề cập ở trên, không khó để thấy rằng cuối cùng tình huống trở thành: chúng ta nghĩ rằng một cuộc sống bình thường thì nên là hạnh phúc, vì vậy chúng ta phản ứng thái quá trong những lúc không vui nhất thời, không thể đợi được để thực hiện một chiến lược hành vi giúp ta thoát khỏi bất hạnh càng nhanh càng tốt, cuối cùng chính là tích trữ càng nhiều bất hạnh hơn cho tương lai.

Chúng ta đã lầm tưởng rằng chúng ta đang tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc, nhưng kết quả là, chúng ta thậm chí còn bất hạnh hơn.

3. Làm thế nào để thoát khỏi cái bẫy hạnh phúc?

Vì để kìm nén và trốn tránh những suy nghĩ và cảm giác đau khổ, có thể chúng ta sẽ phải trả giá đắt, vậy thì chúng ta nên làm gì đây?

Kết hợp các nguyên tắc trong Liệu pháp Chấp nhận và Cam kết (Acceptance and Commitment Therapy) được thảo luận trong cuốn sách của Harris, chúng tôi đưa ra các gợi ý sau:

1. Chấp nhận cảm xúc và cảm nhận của bản thân

Thay vì kìm nén cảm xúc và cảm nhận khiến bạn không vui, hãy cố gắng tạo thêm khoảng trống cho chúng trong nội tâm bạn. Bởi vì mọi cảm xúc đều có những thông tin liên quan đến chính chúng ta, chúng ta có thể xem xét rằng những cảm xúc và cảm nhận này đang muốn nói gì, đằng sau chúng là điều gì.

Ví dụ, đằng sau "cô đơn" là một nhu cầu tâm lý đang mong muốn được kết nối với mọi người, và nhu cầu này mọi người ai cũng đều có, là một nhu cầu rất bình thường. Thông điệp từ sự cô đơn là chúng ta cần có những nỗ lực và thử nghiệm chocác mối quan hệ con người tốt hơn. Do đó, đừng kìm nén cảm giác cô đơn, nhưng hãy để nó tồn tại trong trái tim bạn, nó ngược lại còn khiến bạn sẽ bớt băn khoăn hơn.

2. Kết nối với cuộc sống hiện tại

Có nhiều khi, chúng ta vốn không hề "sống trong hiện tại". Đôi khi chúng ta đắm chìm trong quá khứ, hoài niệm về những mối quan hệ thoải mái và hạnh phúc đã qua, cảm thấy rằng hiện tại đã bế tắc và cô đơn; có khi, chúng ta lo lắng về tương lai, không biết làm thế nào để có thể sống một cuộc sống thịnh hành và đáng ghen tị.

Hoài niệm quá khứ và lên kế hoạch cho tương lai đương nhiên là quan trọng, nhưng cuộc sống hiện tại cũng đáng để chúng ta đầu tư và cảm nhận. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách quan sát môi trường xung quanh và thực hành thói quen "sống trong hiện tại": xem xét kỹ hơn những thứ xung quanh bạn, màu sắc và kết cấu của chúng; chạm vào chúng và cảm nhận những xúc cảm không giống nhau.

Từ từ áp dụng thói quen này trong các tình huống cuộc sống nhiều hơn: thưởng thức ba bữa một ngày, cẩn thận cảm nhận trạng thái thể chất và tinh thần trước khi đi ngủ. Khi có một kết nối sâu sắc với những gì đang xảy ra ở đây và bây giờ, chúng ta sẽ cảm thấy đủ đầy hơn.

3. Xác định rõ giá trị thật sự của bản thân

Trong quá trình trưởng thành, nhiều người luôn cảm nhận được kỳ vọng và đòi hỏi của cha mẹ và xã hội, nhưng lại quên tự hỏi mình: Trong lòng tôi điều gì là quan trọng? Điều gì càng có ý nghĩa hơn? Tôi muốn trở thành loại người nào? Đôi khi, chúng ta cảm thấy trống rỗng và mờ mịt vì nội tâm chúng ta không đồng tình với những kỳ vọng của thế giới bên ngoài, nhưng chúng ta cũng không nghe rõ tiếng nói thực sự của trái tim mình.

Do đó, khi cảm thấy bối rối, bạn không cần phải vội vã thoát khỏi những cảm xúc như vậy, mà hãy hướng về nội tâm và suy nghĩ về giá trị của mình. Sau khi chúng dần hiện ra một cách rõ ràng, phương hướng cho cuộc sống cũng sẽ từ từ xuất hiện.

4. Thực hiện những hành động thật sự đem lại hiệu quả

Khi các giá trị của chúng ta trở nên rõ ràng hơn, chúng ta cần thực hiện các hành động hiệu quả và sống phù hợp hơn với các giá trị của chính chúng ta. Điều này đòi hỏi chúng ta phải biết cách đặt ra các mục tiêu hợp lý cho bản thân và chia các mục tiêu dài hạn thành các bước nhỏ có thể đạt được mỗi ngày.

Về cách thiết lập mục tiêu, có một mẹo thế này: khi chúng ta muốn thay đổi thói quen sống ban đầu của mình, đừng chỉ đơn giản đặt ra những thứ như “không nên thế này”, “nên như thế này”, mà hãy nghĩ về những hành động phù hợp với giá trị để thay thế thói quen ban đầu.

Ví dụ: nếu bạn muốn bỏ việc lướt điện thoại vào ban đêm, bạn có thể nghĩ về việc "tôi sẽ làm gì nếu tôi không lướt điện thoại trước khi đi ngủ vào ban đêm", cuối cùng, đặt mục tiêu là "đọc sách một tiếng trước khi đi ngủ". Mục tiêu này dễ đạt được hơn là "không lướt điện thoại trước khi đi ngủ".

Có lẽ nhìn thấy điều này, bạn vẫn tự hỏi: Liệu những phương pháp này có thực sự khiến tôi vui vẻ và hạnh phúc hơn không?

Thật ra, vui vẻ và hạnh phúc, thậm chỉ là cảm giác sống có ý nghĩa, thường chỉ là sản phẩm phụ của cuộc sống. Nhiều lúc, chúng ta cảm nhận được chúng, không phải vì chúng ta đã theo đuổi chúng thông qua những nỗ lực liên tục, mà là vì chúng ta đã quên mất khát vọng của mình với chúng, là cố gắng sống một cuộc sống phù hợp mong muốn và giá trị của riêng bạn.

Do đó, thay vì đấu tranh với việc bạn có vui vẻ và hạnh phúc hay không, tốt hơn là bạn nên nghĩ về việc sống một cuộc sống mà bạn nhận ra. Trong quá trình đó, chúng ta sẽ cảm thấy vui, cũng sẽ cảm thấy buồn bã và cáu kỉnh. Đây là những khía cạnh thực sự của cuộc sống, cũng là bản chất của việc sinh ra làm người.

Tài liệu tham khảo:

Feldner, M. T., Zvolensky, M. J.,Eifert, G. H., & Spira, A. P. (2003). Emotional avoidance: An experimentaltest of individual differences and response suppression using biologicalchallenge. Behaviour research and therapy, 41(4), 403-411.

Harris, R. (2011). The happinesstrap. ReadHowYouWant. com.

Wenzlaff, R. M., & Wegner, D. M.(2000). Thought suppression. Annual review of psychology, 51(1), 59-91.

_______

Nguồn: https://zhidao.baidu.com/daily/view?id=206765

Mời bạn đặt sách Bẫy hạnh phúc: Ngừng vật lộn và bắt đầu sống tại:

https://shope.ee/8pMP6FkWZE

menu
menu