Đứa trẻ chiến tích (The trophy child)
Những ảnh hưởng lâu dài từ sự thiên vị của người mẹ.
“Trong những bức ảnh hồi xưa của tôi, mẹ tôi ôm tôi như là một con búp bê và bắt tôi nhìn vào máy chụp ảnh. Mẹ tôi không bao giờ nhìn vào con người thật của tôi mà xem tôi như một vật sở hữu. Tôi được xem là một đứa con hiểu chuyện và luôn mặc lên người những thứ quần áo của một đứa con hoàn hảo của mẹ như váy công chúa, tóc đính nơ và một đôi giày trắng. Tôi khá có ấn tượng với đôi giày vì tôi không vào giờ được làm trầy nó. Sau đó tôi bắt đầu thể hiện bản thân nhiều hơn và càng ngày tôi càng giống cha tôi. Mẹ tôi rất buồn bực về việc này và dần lạnh nhạt với tôi”
Thông thường mọi người tin rằng tất cả người mẹ trên thế giời này luôn có bản năng yêu thương, nuôi dạy và đối xử với chúng một cách công bằng. Nhưng những nghiên cứu về tâm lý cho rằng điều đó không phải đúng với mọi trường hợp. Cha mẹ có thể thiên vị đứa con mà có tính cách gần giống như họ và chứng tâm lý này có tên riêng cho chính nó là PDT. Hình dung một người mẹ thích nói luyên thuyên và có tính hướng nội với hai đứa con, một đứa con thì hướng nội và dễ uốn nắn, đứa còn lại thì rất thích nghịch hay đùa giỡn. Đứa con nào dễ hơn để nuôi dưỡng?
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ triệu chứng tâm lý này có thể thấy rõ ràng hơn. Người mẹ muốn uốn nắn đứa con theo ý của mình thì sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nuôi dưỡng đứa con út hay đứa con nhỏ tuổi nhất trong gia đình thay vì đứa con lớn luôn lý lẽ và cãi lời của mình. Nhưng việc này có thể xảy ra ở một thời gian ngắn.
Không phải người mẹ nào cũng rơi vào tình trạng tâm lý này. Một trường hợp khi cô con gái lên chức làm mẹ đã nhớ lại người mẹ của cô ấy chăm sóc cô ấy:
“Khi tôi còn nhỏ, người chị lớn của tôi lúc nào cũng cần sự chăm sóc của mẹ trong khi đó tôi thì không. Chị ấy không có triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) nhưng về sau này khi chị ấy mắc phải mẹ tôi vẫn chăm sóc từng chút một cho chị ấy. Dù như thế nhưng tôi vẫn không cảm thấy buồn về việc này.
Trường hợp này khá là hiếm gặp, khá nhiều gia đình khác người mẹ có nhân cách tự yêu bản thân mình, thích kiểm soát và điều khiển cảm xúc của đứa con mình. Đứa trẻ trong giá đình này chẳng khác gì bản sao của cha mẹ chúng nhưng phiên bản nâng cao. Trong trường hợp này đứa trẻ được gọi là “Đứa trẻ thành tích”
Nhưng, đầu tiên, chúng ta sẽ phân tích về chứng thiên vị của các bậc cha mẹ (gọi tắt là PDT)
Sự ảnh hưởng của việc thiên vị
Những đứa trẻ rất nhạy cảm trong việc cảm nhận sự thiên vị của bố mẹ chúng, điều đó thể hiện qua việc ghen tị với anh chị em mình. Việc ganh tị với anh chị em trong nhà lại được xem là việc rất bình thường đối với mọi người nói chung nhưng với đứa trẻ thì nó có thể ảnh hưởng đến chúng. Kết quả của hai nhà nghiên cứu tâm lý Judy Dunn và Robert cho thấy rằng sự thiên vị đối với anh chị em trong gia đình ảnh hưởng lớn hơn dù cho bố mẹ có yêu thương chúng hay không.
Bài nghiên cứu có tựa là “Cái xấu mạnh hơn cái tốt” cho thấy một sự thật trái với lẽ thường và điều này giải thích cho quá trình hoạt động của bộ não con người. Bộ não con người theo bản năng sẽ nhớ những việc xấu, nguy hiểm và đe dọa đến họ hơn là những sự việc khiến họ vui vẻ. Chúng ta sẽ có xu hướng nhớ những kỷ niệm buồn một cách rõ ràng sống động nhất như là khuôn mặt hạnh phúc của mẹ chúng ta khi ôm anh chị em của chúng ta thay vì chính bản thân chúng ta thay vì những kỷ niệm như mẹ của chúng ta cười với và hài lòng về chúng ta. Điều này có thể giải thích cho việc dù cặp cha mẹ này có xu hướng bạo hành ngôn ngữ thì cũng chẳng khác gì một cặp cha mẹ khác cố gắng dùng sự thương yêu đối đãi với đứa con mình vì đứa con đó chỉ nhớ đến những sự việc xấu mà cha mẹ chúng đã làm.
Sự thiên vị của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến con của họ và dẫn đến những triệu chứng tâm lý như xem thường bản thân, tự trách bản thân, luôn nghĩ rằng mình không thuộc về gia đình mình và không được thương yêu. Ngoài ra, sự thiên vị khiến cho trẻ có hành vi tiêu cực và có thể dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em. Điều này cũng tạo ra mối quan hệ không tốt giữa anh chị em của chúng.
Dù cho đứa trẻ có trưởng thành, sự thiên vị của bố mẹ chúng cũng không có xu hướng giảm. Một nghiên cứu cho thấy, nếu ở tuổi trưởng thành mà sự thiên vị vẫn tiếp tục thì sẽ gây ra sự rạn nứt giữa mối quan hệ anh chị em trong gia đình và hạnh phúc cá nhân đứa trẻ. Những người trẻ tuổi luôn làm mọi việc một cách tốt nhất thường được sinh ra trong gia đình hoàn toàn không tồn tại sự thiên vị. Một điều hay ho là trong gia đình đó, cả những đứa trẻ được thiên vị và cả không được thiên vị đều tồn tại những dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
“Tôi đã từng bị so sánh với anh trai tôi, vận động viên thể thao và em gái nhỏ của tôi, vũ công ba lê. Trong khi đó tôi là học sinh đứng đầu lớp luôn đạt điểm A và thắng rất nhiều giải trong cuộc thi khoa học, nhưng mẹ tôi vẫn không cảm thấy tôi là một đứa trẻ tầm thường. Bà ấy luôn nhận xét về ngoại hình của tôi và so sánh với anh trai và em gái của tôi. Bà ấy luôn nói rằng những đứa trẻ tầm thường nên cười nhiều hơn những người khác và điều đó thật sự rất độc ác đối với tôi. Tôi cảm thấy cô bé lọ lem còn dũng cảm và kiên cường hơn cả tôi nữa."
Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sự thiên vị của bố mẹ có thể ảnh hưởng lớn hơn khi các đứa trẻ cùng giới tính.
Trở thành “Đứa trẻ Chiến tích” (Trophy Child)
Những bà mẹ - người coi con mình như một phiên bản khác của bản thân, và quan trọng hơn là coi con như bằng chứng sống cho thấy giá trị của họ - sẽ trân trọng những đứa con làm họ nở mày nở mặt với mọi người, đặc biệt là với người ngoài. Judy Garland, Brooke Shields, Gypsy Rose Lee và một số người khác nghĩ rằng đứa trẻ trở thành chiến tích cao nhất chính là khi một người mẹ đạt được giấc mơ của mình qua đứa con của mình. Nhưng (show bussiness) không cần phải là một phần của công thức; đứa trẻ thành tích có thể được tìm thấy ở các vùng ngoại ô, ở những trị trấn nhỏ, hoặc ở một căn hộ ngay trong thành phố lớn.
Trong khi cách đối xử khác nhau của phụ huynh đôi khi không rõ ràng về vai trò của mẹ, việc tạo ra vòng tròn của người chiến thắng trong gia đình là rõ ràng, rộng mở, công bằng và đôi khi còn nghi thức. Con cái ở trong những gia đình như vậy - cho dù họ là một đứa trẻ thành tích may mắn hay không - đã sớm nhận ra rằng việc họ là ai không quan trọng; điều quan trọng chính là họ làm gì và việc làm ấy ảnh hưởng như thế nào đến mẹ họ. Khi việc giành được tình yêu và sự tán dương trở thành một phần của gia đình hiện đại, nó không chỉ gia tăng cuộc chiến giữa những đứa trẻ mà còn nâng cao những tiêu chuẩn đánh giá các thành viên trong gia đình. Những suy nghĩ và cảm xúc của kẻ thắng và người thua đều không được coi trọng, mặc dù điều đó ít được những đứa trẻ Chiến tích kia nhận ra hơn những đứa trẻ “thua cuộc”:
“Tôi đã từng thực sự là một đứa trẻ chiến tích, cho tới khi tôi nhận ra mình có thể tự đưa ra quyết định của bản thân. Mẹ có thể yêu/ghét tôi, nhưng hầu như bà yêu chiều tôi vì lợi ích của bà (vì hình ảnh của bà, để khoe khoang, để nhận lại sự chú ý và tình yêu mà bà chưa bao giờ nhận được ở tuổi thơ của bà), và khi tôi dừng việc trao bà những cái ôm hay những nụ hôn và tình yêu mà bà yêu cầu từ tôi (Tôi đã lớn, nhưng bà thì chưa bao giờ), và khi tôi bắt đầu đưa ra quyết định cho bản thân, tôi mới nhận ra điều tệ nhất khi tồn tại trên hành tinh này. Tôi có hai lựa chọn: Hoặc lên tiếng bày tỏ bất chấp việc bà ý sẽ phản ứng ra sao, hoặc chấp nhận theo cách của bà và có mất dần những kì vọng cũng như có những biểu hiện kì lạ cùng với việc làm bản thân trầm đi… Tôi đã chọn việc lên tiếng, nói ra, gọi mẹ tôi và tự nói thật với lòng mình, và nó tốt hơn so với những gì những đứa trẻ chiền tích có thể làm.”
Sự năng nổ trong việc nhà:
“Bạn có biết câu nói “Nếu mẹ không vui, không ai vui cả” không? Ồ, đấy là biểu hiện ở nhà tôi, nhưng tôi không hề biết rằng chuyện này không bình thường cho tới khi tôi trưởng thành. Tôi cũng chẳng phải siêu sao gì, nhưng cũng phải nói thêm rằng, tôi cũng chẳng phải người bị ghét bỏ hay gì cả. Chị tôi là một Chiến tích, bản thân tôi thì là đứa chả ai để tâm tới, còn thằng em tôi thì lại là đứa thất bại. Đây là vai trò của chúng tôi trong quá khứ, nó cứ lớn dần khi chúng tôi vẫn còn là trẻ con. Thằng em tôi bỏ đi, làm mọi thứ có thể ở đại học, và tôi là người duy nhất nó nói chuyện cùng. Chị tôi hiện tại đang sống cách hai con phố chỗ mẹ tôi ở, và tôi cũng chẳng nói chuyện với họ. Hai anh em tôi đã sống tốt cuộc sống của mình. Có cuộc sống tốt. Có gia đình hạnh phúc, và cả hai vẫn thường xuyên liên lạc với nhau.”
Hãy tưởng tượng người mẹ như mặt trời và những đứa con trong nhà như các hành tinh quay xung quanh, cố gắng lấy được hơi ấm và sự chú ý bằng những hành động, việc làm phản ánh tốt hình tượng người mẹ, và làm hài lòng bà. Trong một số nhà, thường những đứa trẻ Chiến tích sẽ có một vị trí vững chắc, và nó giống như một động lực xoay quanh trong lòng những đứa khác, và cũng như trường hợp của cô con gái dưới đây, vẫn còn tồn tại hàng thế kỉ xuyên suốt lúc bé và vẫn còn nguyên vẹn đến bây giờ, ngay cả khi không còn phụ huynh bên cạnh:
“Đứa trẻ Chiến tích trong gia đình chúng tôi thường thay đổi dựa trên việc mẹ tôi nghĩ là một đứa nào đấy đang làm một việc mà những đứa khác cũng nên làm theo. Sự ấm ức đối với nhau ngày càng nhiều hơn, và những năm tháng sau khi trưởng thành, khi mẹ tôi yếu đi, cần có sự chăm sóc và qua đời, cái kim trong bọc lâu ngày mới lòi ra. Vấn đề đó lại phát sinh khi bố tôi ốm và qua đời, và chúng tôi vẫn phải vật lộn với nó đến tận bây giờ khi chúng tôi phải giải quyết chuyện riêng gia đình. Cô ấy là một trong bốn chị em bằng tuổi, và cô ta luôn học cách chơi ván bài lật ngửa. Đứa em trai tôi là đứa con trai duy nhất của mẹ tôi, và bà cũng chẳng có anh em ruột thịt gì cả. Những câu câu nói mang đậm sự châm biếm hay những tính cách khó chịu của cậu ấy thường được gói gọn trong nghĩa rằng “Nó có ý tốt”. Nó là đứa trẻ thành tích giữa hai cô chị, và tôi nghĩ nó biết rằng, ở vấn đề này nó hơn chúng tôi rất nhiều, tuy nhiên nó vẫn tin rằng tôi là người mẹ yêu quý nhất. Chúng tôi đều nhận ra sự thay đổi của những bục vị trí mà chúng tôi được lớn lên cùng. Vị trí thứ nhất, thứ hai, thứ ba giúp cá nhân chúng tôi nhận ra mình đã lựa chọn tốt như nào cho cuộc đời để vượt qua được sự đau khổ đó.”
Đây là một gia đình mà trong đó mọi người luôn xem xem là ai được ngưỡng mộ hơn mình. Nhiều người mô tả nó như một sự mệt mỏi.
Đôi khi là một đứa trẻ Chiến tích vẫn là chưa đủ, và nỗ lực làm căng vấn đề bao gồm việc làm những đứa trẻ còn lại cảm thấy xấu hổ hoặc ít hơn, như một phần của nghi thức vậy. Sự đổ thừa có thể được thực hiện bởi phụ huynh, sau đó được những đứa trẻ khác thực hiện để làm vừa lòng bà mẹ, để có một chỗ đứng trong lòng mặt trời hoặc để ôm nó:
“Nó gần như được chấp nhận ngay bởi đại gia đình của tôi rằng chị tôi rất hoàn hảo, nên khi có chuyện gì xấu xảy ra, hoặc có ai/việc gì đó cần bị đổi lỗi, thì đương nhiên người đó sẽ là tôi. Khi chị tôi quên không đóng cửa sau, và con mèo bị lạc mất, tôi là người phải chịu trách nhiệm. Chị tôi luôn là người làm, và luôn nói dối mọi thứ về tôi, kể cả khi còn bé đến khi lớn lên. Tôi không nghĩ mẹ tôi sẽ bao giờ nói một từ với chị tôi trong vòng 40 năm, nhưng tại sao bà ý phải làm thế chứ? Bà ý còn tôi, ít nhất là như vậy, cho tới khi tôi chấm dứt mối quan hệ với hai người họ 5 năm về trước.”
Suy ngẫm về chiến tích, kẻ thắng và người thua
Từ việc trích dẫn các câu chuyện từ người đọc, tôi nhận ra một điều: Có rất nhiều cô con gái không được yêu thương và có khi bị bỏ rơi nói rằng, ngược lại, họ thấy may mắn vì họ không phải là đứa trẻ Chiến tích. Là một người không phải là nhà trị liệu hay nhà tâm lý học nhưng đã phỏng vấn nhiều phụ nữ về việc người mẹ không yêu thương mình trong vòng hơn 15 năm, điều này làm tôi rất bất ngờ. Lưu ý với bạn rằng những người phụ nữ này không che giấu những trải nghiệm của họ hay chối bỏ nỗi đau bị ruồng bỏ ấy (trên thực tế, họ rất rõ ràng về vấn đề này), hay nhìn chung về sự khủng khiếp của thời ấu của họ. Tuy nhiên - và điều này rất quan trọng - nhiều người chỉ ra rằng những đứa trẻ Chiến tích không được thử phá vỡ khuôn mẫu mà gia đình đã đặt ra trong khi họ được thử, bởi vì họ phải đối mặt với sự ruồng bỏ. .
Có nhiều câu chuyện về tôi phiên bản nhỏ hơn của mẹ, con gái Chiến tích mà giống mẹ từng tí một về việc thích kiểm soát, quá yêu bản thân, và có những kĩ thuật chia nhỏ và thống trị. Có những câu chuyện về những người con trai được nuôi dạy trong sự tán dương và bao bọc bảo vệ - sau cùng thì họ vẫn phải hoàn hảo - vì họ vẫn phải sống với bố mẹ 45 năm sau. Một số kể lại việc những khuôn mẫu đã được truyền lại qua các thế hệ như thế nào, và việc đó ảnh hưởng đến cháu của những bà mẹ Chiến tích đó ra sao.
Mặt khác, có những cô con gái đã tìm thấy giọng nói của mình và không chịu im lặng. Những con gái người đã để lại gia đình của họ ở đằng sau và những người vẫn mang nặng chữ Hiếu, đã gọi sự việc như nó đã xảy ra, mà không hối tiếc. Những người mà đã nhận ra rằng họ có thể là một mặt trời tỏa sáng của một hệ sinh thái khác và cố gắng để nhận thức, xây dựng tình bạn, giúp đỡ các hệ thống, và gia đình của họ. Đó là không kể đến việc họ bước ra mà không bị thương - họ không - nhưng họ có một điểm chung: Họ quan tâm nhiều hơn về việc mọi người là ai hơn việc mọi người làm gì.
Tôi gọi đó là sự phát triển.
Tác giả: Peg Streep
Người dịch: Team dịch The Rescue.
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/tech-support/201705/the-trophy-child?collection=1103225
-------------------------------------
Nếu Bạn đang cần sự hỗ trợ về tâm lý, hãy gọi cho Psychologist Vietnam - Dịch Vụ Hỗ Trợ Sức Khỏe Tinh Thần cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu cho trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và chủ doanh nghiệp có nhu cầu phát triển về thể chất, tinh thần, với nhiều nhà tham vấn có trình độ chuyên môn cao và phương châm “chân thành, thấu cảm, trung thực và chuyên tâm”.
Liên hệ với chúng tôi để được tham vấn và đưa ra lộ trình trị liệu phù hợp:
Phone: 0812151220
Facebook: https://www.facebook.com/PsychologistVietnam
Email: [email protected]
Địa chỉ: 136 Nguyễn Phạm Tuân, Đà Nẵng