Đừng tham sống nhàn hạ

dung-tham-song-nhan-ha

Cuộc sống nhàn hạ, dễ dàng không làm bạn hạnh phúc đâu.

Vấn đề nằm ở đây: nghiên cứu cho thấy bạn thường không làm những việc thực sự mang lại niềm vui cho bạn hoặc làm bạn trở thành một chuyện gia – bạn chỉ chọn những việc dễ dàng.

Theo cuốn sách The Happiness Advantage: The Seven Principles of Positive Psychology That Fuel Success and Performance at Work:

Các nghiên cứu phát hiện thấy các thanh thiếu niên Mĩ có khả năng vui hơn 2,5 lần khi tham gia vào một sở thích so với khi xem TV, và có khả năng cao hơn gấp 3 lần khi chơi một môn thể thao. Và một nghịch lý ở đây: Những thanh thiếu niên ấy dành thời gian xem TV nhiều gấp 4 lần so với thời gian mà họ tham gia các môn thể thao hoặc sở thích khác. Hay, nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi nói một cách hùng hồn rằng, “Tại sao chúng ta dành thời gian nhiều gấp 4 lần để làm một việc gì đó có ít hơn một nửa khả năng làm chúng ta thấy vui vẻ?” Câu trả lời đó là chúng ta bị thu hút mạnh mẽ trước những thứ dễ dàng, thuận tiện và quen thuộc, và thật khó để vượt qua sức ì này. Hoạt động giải trí tích cực thì thú vị hơn, nhưng hầu như lúc nào cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực ban đầu—đạp xe ra khỏi ga-ra, đi đến viện bảo tàng, lên dây đàn ghi-ta  và v.v..

Ngồi trên sofa xem TV không làm bạn hạnh phúc:

“…những người xem TV nhiều, và đặc biệt những ai có chi phí cơ hội của thời gian đáng kể, báo cáo về mức độ thỏa mãn với cuộc sống thấp hơn. Thời gian xem TV kéo dài cũng liên quan đến cảm giác lo âu và ham muốn vật chất lớn hơn.”

Bạn hạnh phúc hơn khi bạn đang bận rộn và bạn thường vui vẻ khi đi làm hơn là ngồi nhà.

Sao có thể như vậy được? Vì bạn dành nhiều thời gian cho những tình huống mang tính thách thức cao, đòi hỏi kỹ năng cao, khuyến khích trạng thái dòng chảy trong thời gian làm việc. Bạn có nhiều khả năng cảm thấy hờ hững, lãnh đạm trong những khoảng thời gian nhàn rỗi khi ở nhà.

Theo cuốn sách The How of Happiness của Sonja Lyubomirsky:

…nghiên cứu phát hiện thấy trong khi làm việc (so với khi ở nhà/nhàn rỗi), những cá nhân này dành nhiều thời gian cho những tình huống mang tính thách thức cao, đòi hỏi kỹ năng cao (những tình huống đó thúc đẩy trạng thái dòng chảy) và ít thời gian cho những tình huống đòi hỏi kỹ năng thấp, ít thách thức. Quả thật, họ có xu hướng trải nghiệm cảm giác hiệu quả và tự tin trong giờ làm việc, nhưng lại cảm thấy hờ hững, thờ ơ khi ở nhà. Tuy nhiên, khi được hỏi về những việc mà họ sẽ thích làm hơn, cũng chính những người ấy thống nhất tuyên bố rằng họ muốn làm chuyện khác khi đang làm việc và họ thích tiếp tục làm những việc họ đang làm khi rảnh rỗi hơn.

Suy nghĩ và làm việc có thể đánh bại cảm xúc buồn bã. Nhưng bạn lại né tránh chúng vì chúng đòi hỏi nỗ lực.

Bạn mất đến 8 phút cho mỗi giờ để mơ tưởng. Có thể tâm trí bạn sẽ suy nghĩ lan man 13% số thời gian bạn dành để đọc bài viết này. Một số người còn dành đến 30-40% thời gian của họ để mơ tưởng.

Theo cuốn sách The Science of Sin: The Psychology of the Seven Deadlies (and Why They Are So Good For You):

Bạn có nhớ đoạn trước nói cái gì không? Không sao đâu. Tôi không có ý xúc phạm bạn. Tâm trí bạn có thể suy nghĩ vẩn vơ 8 phút mỗi giờ khi bạn đang đọc cuốn sách này. Khoảng 13 phần trăm thời gian mà mọi người dành để đọc sách là không thực sự đọc, mà họ đang mơ mộng hoặc suy nghĩ lan man. Nhưng đọc sách, so với những việc khác mà chúng ta làm, không bị ảnh hưởng quá mức bởi việc mơ tưởng. Một số ước tính cho rằng thời gian mơ tưởng trung bình ở con người là 30 đến 40 phần trăm.

Vấn đề là, một tâm trí suy nghĩ lan man là một tâm trí không hạnh phúc:

“Suy nghĩ vẩn vơ là một yếu tố dự báo tuyệt vời về hạnh phúc ở con người,” Killingsworth cho biết. “Trên thực tế, bao nhiêu lần tâm trí chúng ta rời bỏ hiện tại và nơi chúng có xu hướng tìm đến là một yếu tố dự báo tốt hơn về hạnh phúc của chúng ta hơn là những hoạt động mà chúng ta đang tham gia.” … Suy nghĩ vẩn vơ của các đối tượng tham gia nói chung là nguyên nhân, chứ không phải hậu quả, của sự bất hạnh của họ.

Chế độ mặc định của bạn là làm những việc dễ dàng, nhưng bạn sẽ hạnh phúc hơn khi được thách thức. Bạn cần chống lại bản năng này của bạn. Đây là cách để thực sự hạnh phúc với cuộc sống của bạn:

Bạn nên làm gì

Những việc mà bạn làm tốt.

Sức mạnh cá nhân” là những thứ mà bạn có tài năng đặc biệt và sử dụng chúng mang lại niềm vui cho bạn. Những người chủ động sử dụng sức mạnh cá nhân của họ hằng ngày đã trở nên hạnh phúc hơn đáng kể trong nhiều tháng.

Theo cuốn sách The Happiness Advantage: The Seven Principles of Positive Psychology That Fuel Success and Performance at Work:

Khi 577 tình nguyện viên được khuyến khích hãy chọn ra một trong những sức mạnh cá nhân của họ và sử dụng nó theo cách thức mới mẻ mỗi ngày trong vòng 1 tuần, họ đã hạnh phúc hơn đáng kể và ít trầm cảm hơn so với các nhóm kiểm soát. Và những lợi ích này kéo dài: Ngay cả sau khi thử nghiệm kết thúc, mức độ hạnh phúc của họ vẫn tăng lên một tháng sau đó. Các nghiên cứu cho thấy bạn càng sử dụng sức mạnh cá nhân của bạn trong cuộc sống hằng ngày, bạn càng hạnh phúc.

Sức mạnh cá nhân là bí mật để trải nghiệm “trạng thái dòng chảy” nhiều hơn trong công việc và cuộc sống. Luyện tập chúng là lý do giải thích tại sao những nghệ sỹ nghèo ‘đang chết đói’ lại thấy hạnh phúc hơn với công việc của họ.

Nhưng không phải là việc này sẽ đòi hỏi rất nhiều nỗ lực sao?

Việc làm chủ, tinh thông các kỹ năng gây ra căng thẳng trong ngắn hạn nhưng lại tăng cường hạnh phúc về lâu dài. Những mục tiêu tham vọng khiến bạn hạnh phúc hơn.

Nhưng có thể bạn đang sợ thất bại. Đây là lý do tại sao bạn làm những việc dễ dàng và tại sao bản năng của bạn lại chọn cách an toàn. Sợ thất bại là một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất.

Theo cuốn sách Brandwashed: Tricks Companies Use to Manipulate Our Minds and Persuade Us to Buy:

Trong một nghiên cứu gây bất ngờ năm 2008, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bath, Anh, đã phát hiện ra rằng nỗi sợ thất bại thúc đẩy người tiêu dùng lớn hơn những lời hứa hẹn về thành công; cái sau có xu hướng làm chúng ta bị tê liệt, trong khi cái đầu kích thích chúng ta (và móc ví tiền của ta). Trên thực tế, như nghiên cứu phát hiện, người có sức thuyết phục mạnh mẽ nhất trong tất cả đã cho người tiêu dùng thoáng thấy “cái tôi đang sợ hãi” trong tương lai.

Hãy nghĩ về những gì xảy đến với bạn theo góc độ lòng tự trọng của bạn sẽ đánh gục bạn— hãy xem cuộc đời như một thứ gì đó đang trưởng thành và học hỏi:

“Một chìa khóa để giảm bớt trầm cảm là khuyến khích sự thay đổi từ các mục tiêu hướng đến giá trị bản thân sang các mục tiêu mang tính học hỏi và từ những niềm tin làm cơ sở cho các mục tiêu về giá trị bản thân sang những niềm tin ngược lại.”

Khi được thử thách, hãy tập trung vào mục tiêu “trở nên tốt hơn”— chứ không phải làm cho tốt hoặc trông thật ổn. Mục tiêu trở nên tốt hơn làm tăng động lực, khiến các nhiệm vụ trở nên thú vị hơn và làm đầy năng lượng.

Theo cuốn sách Nine Things Successful People Do Differently:

Trái lại, các mục tiêu trở nên tốt hơn, là tấm áo chống đạn thiết thực. Khi chúng ta nghĩ về những gì mình đang làm theo góc độ học hỏi và thành thạo, chấp nhận việc chúng ta có thể phạm phải một số sai lầm trong cuộc sống, chúng ta vẫn duy trì được động lực mặc cho những thất bại có thể xuất hiện …

Nhưng, mục tiêu cuối cùng mà bạn nên tập trung vào là gì?

Liệu có một cách thức dễ dàng để nghĩ về những mục tiêu mà bạn nên hướng đến không?

Có đấy. Hãy nghĩ về phiên bản tốt nhất có thể của bản thân bạn và hướng tới.

 

Nguồn:  https://www.bakadesuyo.com/2012/12/happy-2/

menu
menu