Giấc mơ Mỹ đang giết chết người Mỹ như thế nào?
Giấc mơ Mỹ khiến chúng ta tin rằng giá trị của mỗi con người được đong đếm bằng các thành tựu của anh ta.
Hãy tưởng tượng thế này: Bạn một lần nữa trở lại là một đứa trẻ, và bạn muốn bán nước chanh ở khu phố đang sinh sống. Nghĩ là làm, bạn dựng ngay một sạp hàng nhỏ, chuẩn bị thêm một tấm biển viết bằng bút sáp và bắt tay vào hành động.
Ngày đầu tiên, có một khách hàng tới mua nước chanh của bạn. Ngày thứ hai, có hai người. Ngày thứ ba, ba người. Ngày thứ tư, bốn. Chỉ trong vòng một tháng, bạn cung cấp nước chanh cho hàng chục người mỗi ngày trong khi nhu cầu vẫn không ngừng gia tăng.
Mọi thứ thậm chí còn trở nên thuận lợi hơn nữa. Bạn không chỉ thu hút được người dân toàn bộ khu phố thưởng thức nước chanh của mình mà còn mua được chanh với giá càng lúc càng rẻ. Ban đầu, bạn mua 5 quả với giá 1 đô-la. Tuần thứ hai, cũng với 1 đô-la bạn mua được những 8 quả. Tuần thứ 3, 12 quả. Cứ như vậy, chỉ trong vòng vài tháng, bạn dần trở thành một "cỗ máy in tiền từ nước chanh."
Dĩ nhiên là, tin tức về bạn và cách kiếm tiền kỳ diệu từ nước chanh lan khắp khu phố. Và ngay lập tức những đứa trẻ khác cũng bắt đầu dựng lên các quầy bán nước chanh khác ngay xung quanh bạn.
Nhưng cũng chẳng vấn đề gì, nhu cầu vẫn cứ tăng, tăng mãi. Chẳng có lý gì mà bạn không chào đón những đứa trẻ khác làm điều tương tự. Bạn thậm chí còn bảo chúng: "Đây quả là một khu phố đầy cơ hội, nơi ai ai cũng kiếm được tiền bằng cách bán nước chanh." Trong khi đó, cứ như một phép lạ, càng nhiều người uống nước chanh mỗi ngày lại càng khiến giá bán chanh rẻ hơn nữa.
Bạn và tất cả lũ trẻ khác nhận ra một điều: không kiếm được tiền ở khu phố này quả là một việc bất khả thi. Người ta có lẽ chỉ làm được điều đó nếu quá lười hoặc hoàn toàn vô dụng. Cơ hội làm giàu từ nước chanh chỉ phụ thuộc vào lượng thời gian và công sức bạn sẵn sàng bỏ ra cho công việc này. Chẳng tồn tại một giới hạn cụ thể về số tiền có thể kiếm được và thứ duy nhất ngăn cách bạn với giấc mơ giàu sang từ nước chanh là chính bản thân mình.
Không có gì ngạc nhiên khi một văn hóa mới được hình thành và phát triển ngay tại nơi bạn đang sinh sống. Người ta bắt đầu nói về những đứa trẻ có khả năng bán được rất nhiều nước chanh và những đứa trẻ không thể làm được điều này. Người ta truyền tai nhau câu chuyện một cậu bé thiên tài có khả năng đứng bán tới 20 tiếng mỗi ngày. Hay dè bỉu, chê bai khi nhắc tới một đứa nhóc khác thảm hại tới mức có lẽ không thể bán nổi nước đá ngay giữa sa mạc.
Những đứa trẻ bắt đầu học được cách nhìn cuộc sống theo cách đơn giản nhất: những gì chúng đạt được là kết quả của công sức bỏ ra. Hay nói cách khác, chúng xứng đáng với bất kỳ những gì bản thân nhận được. Nếu ai đó muốn những điều tốt đẹp hơn tới với mình, anh ta/cô ta cần phải thông minh hay chăm chỉ hơn để giành lấy những cơ hội.
Thời gian cứ thế trôi qua. Tin tức về khu phố thần kỳ - tới nay đã phục vụ nước chanh cho hàng ngàn khách hàng mỗi ngày - bắt đầu lan rộng. Những đứa trẻ từ các khu dân cư xa xôi bắt đầu gia nhập "thế giới nước chanh", khởi đầu bằng những công việc tệ hại nhất: vắt chanh hay vứt rác. Chúng sẵn sàng làm những công việc này vì hiểu rằng với những cơ hội không giới hạn ở khu phố nước chanh, sớm muộn gì chúng cũng sẽ nhích dần, nhích dần và tiến tới tự kiếm được rất nhiều tiền.
Tình trạng này diễn ra trong hàng tháng trời và những đứa trẻ từ khu phố của bạn bắt đầu nhận ra một điều: khu phố của chúng là một địa điểm đặc biệt dường như được lựa chọn bởi Chúa Trời. Bởi lẽ, nếu những đứa trẻ từ các khu vực khác phải tìm mọi cách tới đây để bán từng giọt nước chanh - chẳng lẽ nơi này lại không ẩn giấu những cơ hội vô cùng đặc biệt? Chưa kể những đứa trẻ tại đây còn giàu hơn và làm việc chăm chỉ gấp đôi những đứa trẻ từ những nơi khác. Nếu khu dân cư này không phải một nơi phi thường thì đâu chứ?
Bỗng một ngày nọ, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Đầu tiên, bạn nhận được tin những đứa trẻ Nhật Bản đã tìm ra cách sản xuất gấp đôi số nước chanh với giá chỉ bằng một nửa. Bạn chắc chắn không thể cạnh tranh lại mức giá này. Chưa hết, người ta còn đồn rằng dòng chảy di cư ồ ạt đang đưa những đứa trẻ Trung Quốc nghèo đói tới khu vực của bạn. Chúng bán hàng với giá cực rẻ ,và dĩ nhiên, cướp đi rất nhiều khách trước giờ chỉ mua nước chanh của bạn.
Không chỉ vậy, một số "nhà buôn nước chanh" thành công bắt đầu tìm kiếm và mua lại các quầy hàng kinh doanh kém hơn. Trước giờ, thị trường là tập hợp của hàng trăm đứa trẻ với hàng trăm quầy bán nước chanh độc lập; còn ngày nay, nó gần như trở thành cuộc chơi của một vài đứa nhóc siêu giàu. Những cô bé/cậu bé này, để cắt giảm chi phí và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà đầu tư, bắt đầu trả lương thấp hơn và yêu cầu nhân viên làm việc chăm chỉ hơn. Có thế mới đúng với tôn chỉ: mỗi người đều xứng đáng với tất cả những gì anh ta/cô ta nhận được.
Ban đầu, quá trình này diễn ra từ từ. Thế rồi thực tế phũ phàng bắt đầu ập đến: những đứa trẻ ở trong khu phố đang kiếm được ít tiền hơn, mặc dù làm việc chăm chỉ hơn bao giờ hết.
American Dream Graveyard Lemonade Stand Photo by Nina Frazier
Dẫu vậy, niềm tin của những đứa trẻ vẫn có độ trễ so với thực tế. Giống y như việc những người giảm cân "khủng" vẫn cảm thấy mình quá cân và thiếu hấp dẫn trong hàng năm trời. Hay việc những cá nhân từng bị bắt nạt khi còn nhỏ khi lớn lên thường mặc nhiên đánh giá thấp khả năng người khác sẽ chấp nhận bản thân mình.
Trường hợp này cũng vậy. Trong khi thực tế phũ phàng về mặt kinh tế của các quầy bán nước chanh đang hiển hiện trước mắt, niềm tin của lũ trẻ vẫn như cũ. Nói cách khác, thứ văn hóa ẩn giấu sâu trong trí óc non nớt của chúng vẫn cứ y nguyên như trước kia.
Kết quả là, tất cả bắt đầu đổ trách nhiệm lên đầu nhau. Niềm tin không thể sai được, chắc chắn phải có một kẻ nào đó đang phá hoại tất cả mọi thứ.
Những đứa trẻ có giáo dục, vốn đã bỏ thời gian và tiền bạc để sở hữu những tấm bằng chuyên ngành Vắt Nước Chanh và Bán Hàng Trên Phố, nay nhìn những đứa trẻ không có nền tảng tương tự là lũ yếu đuối, khờ khạo tự chuốc lấy bất hạnh cho bản thân mình. Những đứa trẻ chăm chỉ nhưng bắt đầu từ đôi bàn tay trắng lại trách móc những kẻ may mắn hơn chúng vì có được một công việc. Đối với chúng, đám này chỉ toàn bọn được ưu tiên và hoàn toàn thiếu kỹ năng đối đầu với những thoái trào đang diễn ra. Rất nhanh chóng, cả khu phố dường như tự thu lại và hủy diệt chính mình. Những cuộc chiến bắt đầu manh nha. Xung đột cũng dần xuất hiện - những xung đột cực đoan, mãnh liệt và nhuốm màu chính trị. Tất cả là kết quả của việc giữ nguyên mọi giả định như cũ, bất chấp việc thực tế đang thay đổi chóng mặt.
Từ thuở ban đầu, người Mỹ đã luôn gắn liền bản thân với sự phi thường. Nhưng nếu xét một cách công bằng, sự phi thường này là kết quả của rất nhiều điều thuận lợi mà lịch sử đã ưu ái dành riêng cho chúng ta.
Trong suốt chiều dài lịch sử thế giới, chưa bao giờ một nhóm người tương đối chăm chỉ và có giáo dục lại được ban tặng một lục địa thưa thớt dân cư nhưng đầy tài nguyên, một lục địa lớn được hai đại dương ôm trọn và bảo vệ khỏi những kẻ xâm lược tiềm tàng.
Trong suốt 300 năm đầu tiên, nước Mỹ chính là một quầy bán nước chanh với khách hàng xuất hiện đều đặn một cách thần kỳ. Trong khi các nền văn minh ở Châu Âu và Châu Á liên tục phải đối mặt với vòng quay lịch sử: phát triển, đạt đỉnh rồi thoái trào và bị loại bỏ; người Mỹ chưa bao giờ phải lo lắng về những yếu tố giới hạn tương tự. Tiềm năng phát triển kinh tế gần như quà tặng của Chúa trời cho đất nước này: bao nhiêu thế hệ đã đến và đi nhưng chưa bao giờ thiếu đi cơ hội.
Bước phát triển thần kỳ giúp nước Mỹ nắm giữ vị thế cường quốc là kết quả từ sự kết hợp hài hòa giữa 4 yếu tố đặc trưng:
Đất đai không hạn chế:
Ngay từ những ngày đầu, nước Mỹ đã không ngừng được mở rộng. Chỉ sau hơn 100 năm kể từ ngày khai quốc, chúng ta đã sở hữu lãnh thổ trải dài từ "đại dương này tới đại dương kia". Trong thế kỷ 20, chúng ta tiếp tục "chen chân" vào vùng biển Caribbean và Thái Bình Dương (nổi bật nhất là việc sáp nhập thêm Hawaii và Alaska). Nhờ lãnh thổ rộng lớn, người Mỹ luôn luôn có đất canh tác giá rẻ và màu mỡ. Chúng ta còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên gần như vô tận với trữ lượng lớn dầu mỏ, than, gỗ và kim loại quý vẫn đang chờ được khai thác cho tới tận ngày nay.
Lực lượng lao động giá rẻ:
Phần lớn lãnh thổ nước Mỹ có dân cư thưa thớt trong suốt chiều dài lịch sử. Trên thực tế, đây đã từng là một mối bận tâm lớn với các nhà lập quốc (founding fathers) - những người tin rằng Mỹ cần liên tục thu hút dòng nhập cư ổn định từ khắp thế giới để duy trì và phát triển nền kinh tế. Để làm được điều này, họ xây dựng một hệ thống dân chủ chú trọng khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sử dụng nó để thu hút tài năng toàn cầu. Nhờ vậy, nước Mỹ tạo ra được một dòng chảy vô tận nhân công giá rẻ và siêng năng cho tới tận ngày nay.
À, trước kia chúng ta còn có một "vũ khí bí mật" khác nữa - một dạng lao động giá siêu rẻ được đóng gói dưới cái tên "chế độ nô lệ".
Sức sáng tạo không giới hạn
Có lẽ điều nước Mỹ nên tự hào nhất chính là thành công khi xây dựng hệ thống tưởng thưởng xứng đáng cho sự khéo léo và sáng tạo. Nếu bạn đang có một ý tưởng tuyệt vời, nước Mỹ chính là nơi bạn có thể nhận những phần thưởng giá trị nhất.
Hệ thống này là nguyên nhân tại sao rất nhiều đột phá công nghệ trong khoảng thời gian vài thế kỷ trở lại đây đều khởi nguồn từ những người nhập cư xuất sắc mà nước Mỹ đã thu hút được.
Tách biệt về mặt địa lý
Các nền văn minh ở Châu Âu và Châu Á thường xuyên bị xâm lược, chinh phục, rồi thoái trào và biến mất khỏi vũ đài lịch sử. Cứ như vậy, dòng chảy thời gian giống như những ngọn sóng thủy triều cuốn sạch biết bao dân tộc và nền văn hóa.
Mỗi lần như vậy là một lần xã hội bị kéo lùi bởi sự hủy diệt, còn con người thì tiếp tục lầm lũi bám theo những dấu chân của chính mình trong quá trình tái kiến thiết.
Nước Mỹ không phải chịu số phận tương tự vì chúng ta ở quá xa và hoàn toàn tách biệt. Hãy thử nghĩ xem, nếu là Napolen, liệu bạn có đóng những chiến thuyền với chi phí đắt đỏ, có căng buồm lênh đênh trên biển hàng tuần trời để xâm lược nước Mỹ hay không? Hay bạn sẽ tấn công luôn nước Ý đang ở bên cạnh vào ngày mai?
Sự tách biệt này khiến nước Mỹ gần như luôn được an toàn. Trừ trường hợp bị Đế quốc Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng trong Chiến tranh thế giới thứ hai (với nỗ lực và cái giá phải trả cực lớn), chúng ta gần như bất khả xâm phạm.
Người Mỹ coi đây là điều hiển nhiên và đôi khi phóng đại quá mức sự "vô đối" này. Tuy nhiên, mọi thứ đều có thể thay đổi - nên nhớ rằng chỉ trong khoảng 2 thập kỷ gần đây, Châu Âu đang dần chịu sự đe dọa từ phương Đông và rất nhiều đất nước ở châu lục này hiện đang sợ hãi trước viễn cảnh một cuộc xâm lược từ hướng này.
Giấc mơ Mỹ là kết quả sự giao thoa giữa vị trí đắc địa, tài nguyên dồi dào, lãnh thổ rộng lớn và sự sáng tạo quy tụ từ khắp nơi trên thế giới.
"American Dream" rất đơn giản: đó là niềm tin vững vàng rằng bất cứ ai - bạn, tôi, bạn của tôi hay hàng xóm của bạn - đều có thể trở nên cực kỳ thành công. Chúng ta có thể đạt được mọi thứ nhờ sự chăm chỉ, tính sáng tạo và lòng quyết tâm. Không yếu tố nào khác có thể tác động lên thành công này. Không ngoại cảnh. Không vận xui. Ai cũng chỉ cần kiên trì, bền bỉ và chăm chỉ làm việc. Cả bạn cũng vậy, chỉ cần không lười biếng thì siêu biệt thự với ga-ra lớn chứa được tới 3 chiếc xe xịn chắc chắn sẽ là của bạn.
Điều này đã từng hoàn toàn chính xác ở Mỹ - khi số lượng khách hàng tiêu thụ nước chanh không ngừng phát triển, còn đất đai, lực lượng lao động và sức sáng tạo thì không ngừng gia tăng.
Cho tới gần đây . . .
Trong tương lai, có thể người ta sẽ nhìn vào sự kiện khủng bố ngày 9/11 và cho rằng đó là bước ngoặt khiến vị trí thống trị toàn cầu của nước Mỹ bị đe dọa. Thế nhưng trên thực tế, đây chỉ là hệ quả của rất nhiều yếu tố vốn dĩ đã hủy hoại đất nước này trong nhiều thập kỷ trước đó.
Theo hầu hết các thống kê nổi bật, một người Mỹ ở thời điểm hiện tại đang kém xa so với các bậc tiền bối trong lịch sử. Một số học giả quy hết trách nhiệm cho giới trẻ khi cho rằng bộ phận này đang ngày càng thích hưởng thụ, ích kỷ, lười biếng và chỉ biết dính chặt lấy smartphone. Mặc dù một số lời phàn nàn là hoàn toàn chính xác, dữ liệu chỉ ra rằng lũ trẻ không hẳn là nguồn gốc của vấn đề.
Nhìn chung, người Mỹ hiện đại, đặc biệt là người trẻ, đang là thế hệ được đào tạo tốt nhất và làm việc năng suất nhất trong lịch sử quốc gia non trẻ của chúng ta.
Số lượng người có bằng đại học ở Mỹ đang cao nhất trong lịch sử. Nguồn: Census.gov
Năng suất lao động của công nhân Mỹ không ngừng tăng trưởng ổn định trong suốt 65 năm qua. Nguồn: Trading Economics
Thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lại có xu hướng gia tăng:
Source: Economic Policy Institute Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm. Nguồn: Economic Policy Institute
Đây là kết quả của sự thiếu hụt việc làm, đặc biệt là việc làm cho giới trung lưu. Bất chấp tuyên bố ấn tượng của Obama về việc đã giảm tỷ lệ thất nghiệp còn một nửa từ khi lên nắm quyền, hầu hết mức sụt giảm này tới từ các công việc bán thời gian hay công việc thu nhập thấp.
Source: NYTimes via National Employment Law ProjectHầu hết công việc được tạo ra kể từ lúc bắt đầu quá trình phục hồi sau khủng hoảng kinh tế là các công việc thu nhập thấp. Theo sau là các công việc thu nhập cao. Còn đối với các công việc với mức lương trung bình, sự phục hồi là không hề ấn tượng. Nguồn: NYTimes
Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động là số phần trăm người trong độ tuổi lao động ở nước Mỹ đang có việc làm. Chú ý tới chiều hương sụt giảm kể từ sau Đại Suy Thoái năm 2008. Nguồn: Trading Economics
Hiện nay, khoảng 25% người sở hữu bằng đại học đang không có việc làm và thậm chí không thèm tìm việc.
American Dream homeless hipster
Tại sao lại như vậy? Điều gì đã xảy ra? Chúng ta đã sai ở đâu? Có thực là chúng ta đã sai? Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm cho chuyện này? Ai là kẻ chúng ta có thể bêu xấu trên Twitter hay lôi ra chế giễu trong các bữa tiệc cocktail?
Chẳng có ai cả. Chỉ là những chiến lược và niềm tin gây dựng nên nền tảng cho đất nước này cuối cùng cũng đã chạm tới giới hạn của chúng:
Hết đất
Chúng ta đã sử dụng hết quỹ đất từ những năm 1900. Đó là lý do nước Mỹ can thiệp vào Cuba, Philippines hay Guam. Sau hai cuộc chiến tranh thế giới, chúng ta đã nhận ra điều mà người Anh chưa bao giờ làm được: Tại sao phải tốn thời gian và tiền bạc đi xâm lược các nước nghèo trong khi có thể cho vay nợ và ép họ bán tài sản với cái giả rẻ mạt?
Đó chính xác là chiến lược của nước Mỹ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Khác với tuyên bố về vị thế "đầu tàu thế giới", nước Mỹ tận dụng chính sách này như một công cụ bóc lột các nước thuộc thế giới thứ ba: hoặc là mở cửa và giao thương với người Mỹ, chấp nhận để các tập đoàn Mỹ tới tận dụng đất đai và lao động giá rẻ; hoặc bị cho "ra rìa" và tiếp tục đắm chìm trong nghèo đói. Thực tế đã chứng minh đây là một chiến lược hiệu quả. Hàng loạt thị trường trên toàn cầu mở ra với nước Mỹ, trong nhiều trường hợp chỉ để đổi lấy sự đảm bảo quân sự khỏi chủ nghĩa cộng sản.
Nhưng ngay cả chiến lược này cũng đang đi vào ngõ cụt. Hầu hết các nước nghèo đã đủ phát triển, khiến cho nhân công không còn rẻ mạt và dễ bóc lột như trước. Thậm chí, một số nước đang phát triển này sẽ còn sớm trở thành đối thủ của chúng ta trên trường quốc tế.
Không còn nhân công giá rẻ
Tất cả các công việc thu nhập thấp đều được "xuất khẩu" ra nước ngoài. Tại sao phải thuê một nhóm nhân công địa phương trong khi bạn có thể xây dựng một nhà máy ở Trung Quốc và sản xuất chỉ với 1/4 chi phí? Chế độ nô lệ đã kết thúc, liệu còn lựa chọn nào tốt hơn outsource hết các công việc này ra nước ngoài để tối đã hóa lợi nhuận?
Sự sáng tạo đang cắt giảm chứ không gia tăng việc làm
Đây có lẽ là yếu tố tiểm ẩn và đáng sợ nhất. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, chúng ta không còn cần quá nhiều sự can thiệp của con người như trong quá khứ. Bạn có nhớ cảm giác bước vào một cửa hàng dược phẩm CVS, lắng nghe màn hình máy tính gào thét chỉ dẫn bạn bỏ đồ vào túi, quẹt thẻ, sau đó bước ra ngoài? Cả thế giới sẽ sớm vận hành y như vậy. Kế toán, dược sĩ, thậm chí cả lái xe taxi hay xe tải sẽ bị thay thế. Chúng ta đang nói tới hàng chục triệu người mất việc và không có cơ hội quay trở lại lực lượng lao động.
Cơn bão này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các ngành dịch vụ. Các công việc thuộc về sản xuất cũng đã từng bị quét sạch y như vậy và có thể là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Trái với những chỉ trích của Trump, ngành sản xuất đang có sản lượng tăng gấp đôi so với 30 năm trước đó và vẫn đóng vai trò khối ngành lớn nhất nền kinh tế. Vấn để là sự tăng trưởng này được thực hiện chỉ với khoảng 75% nhân công so với trước kia. Không phải người Trung Quốc đang cướp đi công việc của người Mỹ. Chính cải tiến công nghệ, hay chính lũ robot mới phải chịu trách nhiệm cho chuyện này.
Nói cách khác, cơ hội vàng với vận may nước chanh đã kết thúc. Khách hàng đã không còn xuất hiện. Thị trường đang co lại và việc kiếm tiền đang càng lúc càng trở nên khó khăn.
American Dream Chinese Factory Workers Bạn có bầu cho ai thì công việc cũng sẽ không quay lại với nước Mỹ
Trên thực tế, mọi thứ còn đang diễn ra theo chiều hướng trái ngược hoàn toàn: hàng triệu con người thông minh, chăm chỉ đang phải sống ngày qua ngày, bế tắc trong công việc, sự nghiệp và gần như không có hy vọng cho tương lai. Không khó hiểu khi phần lớn nhóm này đang hết sức tức giận.
Người Mỹ đang mất dần động lực tiến về phía trước vì nỗ lực của họ không đem lại kết quả như mong muốn. Những người tiến được thì không hẳn nhờ nỗ lực hay giáo dục mà phần nhiều dựa vào quan hệ, gia thế, và may mắn (ít nhất cũng phải may mắn thì mới không lâm trọng bệnh hay gặp tai nạn kinh hoàng).
Đây không còn là Giấc mơ Mỹ, và thậm chí đã trở thành thứ đối lập với Giấc mơ Mỹ. Chúng ta đang dần thấy sự hồi sinh của trật tự xã hội thời phong kiến: nếu may mắn, bạn có thể được sinh ra trong nhung lụa với rất nhiều đặc ân; nhưng nếu xui xẻo, đôi lúc điều duy nhất bạn có thể thực hiện là ước cho mọi thứ đừng trở nên tồi tệ hơn nữa.
Trên thực tế, sự năng động của nền kinh tế Mỹ đang ở mức thấp nhất trong số các nước phát triển, và chỉ ngang bằng với Slovenia và Chile - không hề giống với thứ được mệnh danh là "tiêu chuẩn vàng cho sự phát triển kinh tế" (xin lỗi các độc giả người Slovenia và Chile). Các quốc gia Anglo khác như Australia hay Canada, hay những đất nước mang hới hướng chủ nghĩa xã hội như Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan đều đang vượt trội so với chúng ta ở khía cạnh này.
Economic mobility in the US is low compared to other developed countries Sự tương quan giữa khối lượng tài sản của cha và con được sử dụng như thước đo sự năng đông của nền kinh tế. Tương quan này càng cao thì nền kinh tế càng thiếu năng động. Nguồn: Economic Policy Institute
"Vậy nghĩa là Giấc mơ Mỹ đã chết? Ý của anh là gì vậy Manson?"
Hmm, để tôi trình bày quan điểm của mình. Đây chính là phần cuối của thứ tạm gọi là "Thảm họa với các quầy bán nước chanh". Lũ trẻ trong câu chuyện ở đầu bài viết đã phát triển một hệ thống niềm tin cho rằng "Thành công = Nỗ lực = Xứng đáng những điều tuyệt vời" và "Thất bại = Lười biếng = Xứng đáng những điều tồi tệ." Những chiêm nghiệm này có thể hết sức phù hợp ở các xã hội với vô tận cơ hội, vô hạn tài nguyên và vô hạn thị trường.
Thế nhưng khi gió đổi chiều và các cơ hội không còn, niềm tin này có thể mang tính hủy diệt:
1.Giấc mơ Mỹ khiến nhiều người tin rằng tất cả luôn đạt được những gì xứng đáng với họ.
Niềm tin này gần tương tự với khái niệm "Giả thuyết thế giới công bằng" (The Just World Hypothesis) trong tâm lý học.
Giả thuyết "gieo nhân nào gặt quả ấy" này có thể được lý giải như sau: những điều tồi tệ sẽ xảy ra với kẻ xấu và may mắn sẽ tới với người tốt.
Điều ngược lại gần như không bao giờ xảy ra.
Có một vài vấn đề lớn với giả thuyết này:
a. Nó sai bét
b. Tin tưởng vào nó khiến bạn tự biến bản thân thành một tên khốn không có khả năng thấu cảm
American Dream Homeless ManBạn có nghĩ ông ta đáng phải chịu hoàn cảnh này?
Tất cả chúng ta đều có thể lâm vào cảnh khốn đốn ở một số thời điểm, dưới một số hình thức khác nhau. Có thể do một vụ tai nạn ô tô, do bệnh ung thư, do bị cướp chẳng hạn. Ai mà chẳng có những thời điểm đáng quên?
Chúng ta đều hiểu điều này, ít nhất ở một giới hạn nhất định. Thế nhưng hơn 25% người Mỹ vẫn không có bất kỳ khoản tiết kiệm nào. Bạn có thể sẽ nói "Những người này lẽ ra không nên dành quá nhiều tiền mua những chiếc TV màn hình phẳng!", thế nhưng nhận định này chỉ đúng một phần.
Thực tế là thị trường lao động đang ở trạng thái tồi tệ nhất trong lịch sử. Thu nhập thực đã trì trệ trong suốt 50 năm liên tiếp. Khách hàng mua nước chanh đã không còn xuất hiện, và điều này gián tiếp thay đổi mọi thứ. Ở thời điểm hiện tại, rất nhiều người có thể làm việc chăm chỉ như trước kia (hoặc thậm chí hơn) nhưng vẫn có một vị trí kém hấp dẫn hơn nhiều.
Con số thống kê này có thể sẽ khiến bạn ngã ngửa: 45% người vô gia cư có việc làm. Bạn nhớ tới cái gã bốc mùi như nước tiểu mèo thường hay vạ vật trên chiếc ghế dựa yêu thích của bạn ở công viên chứ? Cái gã hỏi xin bạn 1 đô-la và bị quát vào mặt: "Kiếm mẹ nó một công việc đi ông nội!" ấy có khả năng cũng đã có một công việc rồi. Thế mà còn đi xin, khốn thật.
2. Giấc mơ Mỹ khiến chúng ta tin rằng giá trị của mỗi con người được đong đếm bằng các thành tựu của anh ta.
Nếu tất cả mọi người đạt được những gì xứng đáng với họ, rõ ràng chả có gì sai khi đánh giá người khác dựa trên những gì anh ta/cô ta đạt được. Thành công có thể biến bạn thành một vị thánh, một hình mẫu lý tưởng cho người khác noi theo; còn thất bại sẽ biến bạn thành một tên hạ đẳng, một vết nhơ của xã hội mà mọi người cần tránh càng xa càng tốt.
Điều này gián tiếp sản sinh ra một nền văn hóa nông cạn và hời hợt - nền văn hóa cho phép những nhân vật như chị em nhà Kardashians thu hút được sự chú ý của dư luận chỉ nhờ tai tiếng và tiền bạc. Ngược lại, các cựu chiến binh, các nhân viên cứu hộ trong sự kiện 9/11, hay các giáo viên tuyệt vời thì chẳng được ai quan tâm, hay thậm chí trong một số trường hợp, có thể bị quần chúng bỏ mặc tới chết. Giả định của đám đông lúc này sẽ là: nếu những người này thực sự tuyệt vời thì tiền của họ ở đâu mà không tự chăm lo được cho bản thân?
Niềm tin rằng chúng ta có thể đạt được những gì xứng đáng sẽ rất dễ chịu khi con tàu chuyên chở vận may không dừng lại và số lượng việc làm cứ gia tăng không ngừng. Nói một cách văn vẻ thì may mắn cũng giống như những đợt sóng lớn có khả năng nâng mọi chiếc thuyền lên một tầm cao mới. Còn chúng ta thì đang quá thiếu tỉnh táo khi ngộ nhận rằng tầm cao này có được hoàn toàn nhờ vào cái sự "cool ngầu" của bản thân.
Đây là một thực tế phũ phàng: Con người không thường xuyên đạt được kết quả xứng đáng với nỗ lực bỏ ra. Những điều tồi tệ vẫn xảy ra với người tốt, bởi lẽ mọi cá nhân đều có thể phạm sai lầm và phải đối đầu với thất bại. Nếu không chấp nhận sự thật này, chúng ta sẽ luôn sống trong ảo mộng: có thể cảm thấy rất tuyệt vời khi mọi việc diễn ra thuận lợi; nhưng lại tự trách móc, thậm chí sỉ nhục bản thân khi tình hình khách quan không còn quá sáng sủa.
3. Giấc mơ Mỹ gián tiếp khiến mọi người mặc nhiên cho rằng việc bóc lột người khác là công bằng.
Vài năm trước, một người bạn của tôi không may vướng vào vòng lao lý vì tội danh mà anh không thực hiện. May mắn là anh đã thuê ngay một luật sư, ra tòa, được bào chữa và thoát tội. Mọi sự tưởng đã êm xuôi thì khoảng 6 tháng sau, anh bỗng nhận được thư từ một công ty luật trời đánh nào đó. Đại ý là công ty này đe dọa sẽ kiện anh vì hành vi mới chỉ 6 tháng trước thôi mới được tòa tuyên "vô tội". Sau khi tham vấn luật sư của mình, bạn tôi quyết định rằng đây chỉ là một trò dọa dẫm, nhiều khả năng là một lá thư được gửi tự động để dọa người bị kiện trả một khoản phí dàn xếp thay cho rủi ro phải ra tòa một lần nữa.
Hãy nghĩ về trường hợp này một chút. Ngoài kia đang có một gã luật sư (hoặc một nhóm luật sư) đang ngày ngày tới tòa thị chính thành phố và tra cứu danh sách những người đã được tuyên bố trắng án. Những gã này, không cần phải biết chút gì về những người liên quan, cứ gửi những lá thư đe dọa tới họ với hy vọng 1/10 hay 1/20 người sẽ vì quá sợ hãi mà chi trả một khoản tiền để chúng biến mất.
Đây là hành vi ăn cắp trắng trợn. Và điều tệ hại nhất là nó hoàn toàn hợp pháp. Những gã luật sư đồi bại này thậm chí còn kiếm được nhiều tiền, mua được những chiếc xe đẹp đẽ, sống ở những khu vực sang chảnh và cư xử như những quý ông lịch lãm. Chỉ việc tưởng tượng tới cái cách chúng ngồi đọc báo, vuốt ve thú cưng và bình luận về tỷ số thể thao trong ngày đã đủ khiến tôi giận tím mặt. Rặt một lũ khốn nạn, khốn nạn tới mức gõ ra thủ đoạn của chúng cũng làm tôi mất bình tĩnh.
Thế nhưng ở một xã hội mà giá trị làm người của bạn được đo đếm bởi thước đo thành công về mặt kinh tế, sẽ luôn có những lý lẽ "hợp tình hợp lý" được đưa ra để bao che cho những hành vi hủ bại - ví dụ như: nếu tôi moi được tiền của anh thì lỗi là do anh sơ hở và thiếu hiểu biết.
Hiện nay, khi Thảm họa nước chanh đã xảy đến, số lượng cơ hội đang ngày một ít đi và con người càng lúc càng phải cố gắng hơn chỉ để duy trì những gì đang có. Vậy là chúng ta bắt đầu tìm cách lừa lọc những người xung quanh để cảm thấy thành công hơn (trong khi thực tế thì không phải vậy). Những phương thức được áp dụng thì ngày càng đa dạng: từ bán thuốc cường dương trên mạng hay tạo lập các website giả chỉ chăm chăm lừa người xem click vào quảng cáo cho tới dọa dẫm người khác như cái cách mà những gã luật sư phía trên đã thực hiện. Tất cả đều rất hợp lý, bởi lẽ bạn vẫn có thể tự huyễn hoặc bản thân rằng mình đang chăm chỉ, và sự chăm chỉ này sẽ là cầu nối tới đích đến cuối cùng - thành công.
Khi còn là một đứa trẻ, bạn tin rằng mọi thứ trên thế giới này đều đúng. Bạn tới trường, làm theo lời cha mẹ, nghe theo chỉ dẫn của người khác và giả định rằng mọi thứ rồi sẽ ổn.
Tới tuổi thiếu niên, bạn nhận ra rằng niềm tin này hoàn toàn vớ vẩn vì đời không như mơ. Sau đó, bạn bắt đầu đón nhận những thất bại và khủng hoảng đầu đời trước tuổi trưởng thành. Những thất bại này khiến bạn chợt nhận ra rằng cuộc đời vốn dĩ không công bằng. Mọi thứ đôi lúc diễn ra rất tồi tệ. Điều xấu xa vẫn cứ thường xảy ra với người tốt và ngược lại. Bạn tự nhủ rằn mình không hề tuyệt vời như bản thân luôn ngộ nhận.
Một vài thiếu niên kiểm soát được nhận thức này và trở nên trưởng thành hơn. Chúng chấp nhận và tìm cách thay đổi bản thân để thích nghi với cuộc sống "người lớn".
Một số khác, đặc biệt là lũ trẻ được gia đình ôm ấp từ nhỏ (dẫn tới hình thành nhận thức về thế giới chủ yếu thông qua TV hay mạng Internet) thì không thích nghi dễ dàng như vậy. Thế giới không còn tuân theo hệ thống niềm tin đã được xác lập trong não bộ non nớt của chúng, và thay vì trách sự hữu hạn trong niềm tin của mình, chúng lại đổ lỗi cho thế giới. Kết quả thế nào có lẽ ai cũng đoán biết được.
Nước Mỹ là một quốc gia non trẻ. Về văn hóa, chúng ta chỉ đang giống như những thiếu niên mới lớn: thực tế là nước Mỹ mới trải qua đôi ba thế hệ kể từ những năm tháng đầy ngây thơ và may mắn. Đây là lúc người Mỹ dần nhận ra lý tưởng non trẻ của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, nhận ra rằng bản thân chúng ta không phải là ngoại lệ. Cuộc sống vốn dĩ không công bằng và nước Mỹ phải dần học cách thích nghi với nó.
Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta sẽ thích nghi và trưởng thành thế nào để đối phó với thực tế trước mắt. Liệu chúng ta sẽ chấp nhận và điều chỉnh hệ thống niềm tin của mình cho phù hợp với thế kỷ 21? Hay sẽ hờn dỗi, nóng giận và đổ lỗi cho sự bất đồng nhận thức?
Có lẽ điều tuyệt vời nhất về nước Mỹ là việc chúng ta luôn có quyền tự quyết.
The American Dream Statue of Liberty
- Or a woman. Or black. Or Native American. But we’ll get to that a little bit later.↵
- Yes, I know technically, ‘Americans’ means everyone in the western hemisphere. But colloquially, people in the United States (and most of Europe and the world) refer to people in the US as ‘Americans’. Call us arrogant and self-centered. You’d be right. But for the sake of simplicity, I’m sticking with it.↵
- John Winthrop’s 1630 speech, “A City Upon the Hill” called for the New England colonies to become an example for the rest of the world to follow. Alexis De Tocqueville coined and commented on this “American Exceptionalism” in his famous book Democracy in America.↵
- The Spanish and Portuguese saw their New World territories as something to be exploited and pillaged. As a result, they did not invest any energy into generating an infrastructure for a sustainable civilization in South or Central America. In fact, they did the opposite. They intentionally kept their populations impoverished and helpless. The British, on the other hand, wanted to build up self-sustaining colonies that it could add to its global network of commerce. The residue of these two European approaches goes a long way to explaining the difference between the North and South that continue today.↵
- As I write this, there’s news that they believe they just discovered a massive new oil reserve in Alaska. Sorry nature.↵
- I’m looking at you, Putin.↵
- The American Dream itself was coined in the 1930s, but US history is riddled with similar concepts dating back to the 18th century and the Declaration of Independence itself.↵
- Stein, J. (2013, May 20). Millennials: The Me Me Me Generation. Time.↵
- Bureau of Labor and Statistics (2015) Employment status of the civilian noninstitutional population 25 years and over by educational attainment, sex, race, and Hispanic or Latino ethnicity.↵
- Hilsenrath, J., & Davis, B. (2016, October 12). America’s Dazzling Tech Boom Has a Downside: Not Enough Jobs. Wall Street Journal.↵
- Nutting, R. (2016, March 28). Think nothing is made in America? Output has doubled in three decades. MarketWatch.↵
- Long, H. (2016, March 29). U.S. has lost 5 million manufacturing jobs since 2000. CNNMoney. Retrieved from↵
- Johnson, A. (2013, June 24). 76% of Americans are living paycheck-to-paycheck. CNNMoney.↵
- Casselman, B. (2015, October 8). It’s Getting Harder To Move Beyond A Minimum-Wage Job. FiveThirtyEight.↵
- V. S. toristilwell. (2015, December 10). Here’s How Much the U.S. Middle Class Has Changed in 45 Years. Bloomberg.com.↵
- Khazan, O. (2014, October 8). Why Americans Are Drowning in Medical Debt. The Atlantic.↵
- Those who strongly believe people get what they deserve — that good things happen to good people and bad things happen to bad people — are more likely to blame victims of things like violence, poverty, and disease, even when it’s abundantly clear that the victims have little to no control over their circumstances. See: Furnham, A. (2003). Belief in a just world: research progress over the past decade. Personality and Individual Differences, 34(5), 795–817.↵
- D. Desilver. (2014, October 9). For most workers, real wages have barely budged for decades.↵
- This is especially true in a performance-based society where setting and achieving goals is seen as some sort of perverted religion. The thing is, if you don’t have the right goals, you can turn into a real asshole, where the ends of achieving said goals justifies any means you used to get there. See: Schweitzer, M. E., Ordóñez, L., & Douma, B. (2004). Goal setting as a motivator of unethical behavior. Academy of Management Journal, 47(3), 422–432.↵
Nguồn: https://markmanson.net/american-dream
Người dịch: Trần Việt Anh - Spiderum