Hội chứng “Tôi muốn sống như một đứa trẻ”

hoi-chung-toi-muon-song-nhu-mot-dua-tre

Đôi khi bạn có cảm thấy như thể bên trong mình thực sự là một đứa trẻ không?

Nếu những phần trẻ thơ khác nhau không được hợp nhất hoàn toàn vào con người trưởng thành của chúng ta, chúng ta đôi khi có thể cảm thấy mình như một đứa trẻ bên trong cơ thể người lớn. Chúng ta sẽ không thể cảm thấy mình thực sự trưởng thành vì ý thức cơ bản về bản thân chúng ta chưa đủ phát triển để trở thành người lớn thực sự. Tuổi tác, cơ thể, tâm trí của chúng ta đều nói rằng “mình là người lớn”. . . nhưng tâm hồn của chúng ta thì vẫn cứ nói rằng "mình chỉ là đứa trẻ mà thôi".

Nói một cách cụ thể hơn, khi hoàn cảnh hiện tại chạm đến những nghi ngờ hoặc sợ hãi chưa được giải quyết trước đây — tức là những cảm giác đau khổ có thể quay ngược lại thời thơ ấu — bản thân chúng ta sẽ trải qua những cảm giác này giống như cách chúng ta đã trải qua chúng trong quá khứ. (Và thành thật mà nói, nhìn lại cuộc sống của mình, ai trong chúng ta chẳng phải đã không ít lần cảm thấy không chắc chắn, đầy khiếm khuyết hoặc không an toàn?) Nếu chúng ta chưa từng tìm cách “đồng hóa” sự phát triển hoặc trưởng thành thứ mà tiêu biểu một cách đặc trưng cho hoạt động chức năng hiện tại của chúng ta, thì những câu hỏi mà chúng ta đặt ra về bản thân trong giai đoạn phát triển trước đó sẽ xuất hiện trở lại, khiến chúng ta cảm thấy bất an và không còn có thể mô tả chính xác các nguồn lực thực tế của chúng ta.

Trong quá khứ, nếu đã từng bị cuốn vào cuộc vật lộn để tìm kiếm bản thân và chỗ đứng của mình trên thế giới này, chúng ta có thể có lý do chính đáng để nghi ngờ bản thân. Nhưng sự tự hoài nghi như vậy có thể không còn phù hợp nữa. Cũng tương tự như vậy, những tình huống khác nhau có thể khiến chúng ta bị choáng ngợp bởi sự nghi ngờ bản thân hoặc nỗi lo sợ trỗi dậy một cách đột ngột - và hoàn toàn độc lập với khả năng rằng bây giờ chúng ta có thể làm chủ các phương tiện giúp giải quyết vấn đề, hoặc người nào đó gây trở ngại mà ban đầu đã áp đảo chúng ta.

Có lẽ phổ biến là những niềm tin tiêu cực trước đây của chúng ta về những hạn chế của mình (những hạn chế này có thể phù hợp với mức độ phát triển), vẫn có thể cản trở chúng ta coi bản thân là những người trưởng thành không ít thì nhiều có năng lực và tháo vát. Và mặc dù chúng ta có thể đã trở nên tự tin hơn, nhưng chừng nào "mảnh ghép đứa trẻ" bất an đó vẫn còn tồn tại trong chúng ta mà chưa được chia sẻ về tất cả những thay đổi chúng ta đã đạt được, bởi đó là một phần mảnh ghép của chúng ta, sau đó những tình huống căng thẳng sẽ tiếp tục diễn ra khiến chúng ta dễ bị tổn thương trước những cảm giác không an toàn đã “giày vò” chúng ta khi lớn lên. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta sẽ tự "quấy rối" nội tâm mình bằng cách xác định mình với một hình ảnh không chắc chắn và phê bình bản thân vì phiên bản này đã lỗi thời - một hình ảnh đã (hoặc đáng lẽ phải) được thay thế vào thời điểm hiện tại. 

Trải nghiệm bản thân ở cấp độ cốt lõi như thể chúng ta vẫn còn là một đứa trẻ có xu hướng khiến bản thân thiếu quyết đoán, tuyệt vọng hoặc sớm đẩy chúng ta tới trì hoãn sự nỗ lực trong một nhiệm vụ, sự mưu cầu hoặc thậm chí là một mối quan hệ. Trong lúc này, sự đảo lộn bản thân hiện tại của chúng ta với bản thân vốn kém năng lực hơn của trước đây khiến chúng ta cũng có thể - có xu hướng thoái lui - bị buộc phải tìm kiếm người khác để dựa vào (phản ánh nhu cầu phụ thuộc trước kia); hoặc né tránh đảm đương một trách nhiệm mà giờ đây có vẻ đáng sợ và khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp (phản ánh nhu cầu của đứa trẻ bất an bên trong chúng ta về sự chỉ đạo và quyền lực từ bên ngoài). Nói tóm lại, bộ não của chúng ta đã bị xâm nhập, phá hoại bởi phần trước đó trong chúng ta không bao giờ có thể "hòa nhập" được với con người trưởng thành của chúng ta hiện tai. 

Khi chúng ta nói về việc “kích hoạt nút cảm xúc”, thì điều thực sự đang nói đến là một tình huống kích động chúng ta chủ yếu thông qua việc khơi dậy lại những hoài nghi và lo lắng trước đó. Trạng thái cân bằng cảm xúc của chúng ta tạm thời thật bấp bênh; chúng ta cảm thấy buộc phải chuyển sang chế độ tự vệ. Và sự thôi thúc không thể cưỡng lại này nhằm bảo vệ sự yếu đuối đột ngột tái hiện của chúng ta dưới nhiều hình thức, một trong số đó lại đặc biệt không rõ ràng. Chẳng hạn, chúng ta có thể có thiên hướng đấu tranh bằng lời nói gây hấn (cách phòng thủ tốt nhất là sự xúc phạm mang tính sát thương); hoặc chúng ta có thể cố gắng hết mình (thậm chí một cách tuyệt vọng) để biện minh cho bản thân, hoặc chúng ta cũng có thể cảm thấy sự thôi thúc rút lui hoàn toàn khỏi tình huống gây khó chịu này.

Nhìn sâu vào vấn đề, một cách vô thức, kịch bản ở đây và bây giờ có thể khiến chúng ta cảm thấy như thể sự sống còn của chúng ta đang bị đe dọa. Và, khi phản ứng tương thích với những cảm xúc bị thổi phồng quá mức này, chúng ta có thể coi người khác là phản ứng thái quá, hoặc “vượt quá giới hạn bản thân” hoặc đấu tranh cho cuộc sống của mình (đối với họ, là không thể giải thích được) - đặc biệt bởi sự kích thích rõ ràng đối với các phản ứng ở mức cao  thực sự có thể khá nhỏ.

Để đưa ra một bối cảnh lâm sàng cho những gì tôi vừa mô tả về mặt lý thuyết, hãy để tôi trình bày một vài ví dụ về điều mà tôi coi là hội chứng "Tôi cảm thấy mình giống như một đứa trẻ".

Một trường hợp (trong rất nhiều trường hợp) liên quan đến một khách hàng của tôi bị buộc phải đảm nhận trách nhiệm làm cha mẹ trước đây, về mặt tâm lý, anh ấy cảm thấy không sẵn sàng làm điều đó. Anh ấy nói với tôi về sự không thoải mái trong vai trò làm cha mẹ đòi hỏi khắt khe này, và về việc anh ấy thấy mình chưa chuẩn bị sẵn sàng để làm cha, không chỉ đối với một mà là hai đứa con nhỏ (và cả những bé gái nữa!). Anh cảm thấy "căng thẳng" khôn nguôi bởi cảm giác bản thân chưa đủ trưởng thành để gánh vác một trách nhiệm như vậy. Ý thức cơ bản về bản thân của anh ấy đơn giản là không bắt kịp được với vị thế trong cuộc sống hiện tại. Nhưng bản chất của sự lo lắng này thực sự liên quan đến cảm giác bất an sâu sắc, cảm giác gợi nhớ đến sự không an toàn đã giày vò anh ấy khi lớn lên.

Anh ấy cũng cảm thấy rằng những người khác đang nhìn nhận mình với các khía cạnh tích cực, hoàn toàn không phù hợp với thực tế chủ quan về sự hoài nghi bản thân nghiêm trọng của chính anh ấy. Thật khó tin được rằng anh ấy có thể thuyết phục được người khác rằng bản thân biết mình đang làm gì trong khi không thể thuyết phục được chính mình về điều đó. Quẫn trí và cảm thấy mình như một kẻ lừa đảo, anh ấy không thể thấy mình đủ lớn hoặc đủ trưởng thành để làm những gì mà thực tế anh ấy đang làm - đặc biệt là sau khi anh ấy ly hôn và được trao quyền nuôi con chính. Mặc dù hầu như không dễ nhận thấy với người khác, nhưng sự ngờ vực về bản thân vẫn luôn gặm nhấm anh. Nhìn ở bề ngoài, có thể như đã cư xử  phù hợp trong tất cả mọi việc, nhưng sâu bên trong anh ấy không thể coi hành vi của mình là một sự thể hiện chân thực, và tự nhiên về con người thật của anh ấy.

Một khách hàng khác thường xuyên dễ bị kích động về mặt cảm xúc và cảm thấy mình như một đứa trẻ khi ở cạnh người mẹ hay chỉ trích cô hoặc khi cấp trên ở nơi làm việc phán xét cô ấy. Như trong ví dụ trên, khách hàng này—mặc dù có tài năng và thành tích đáng kể—đã không thể hợp nhất đầy đủ các năng lực trưởng thành vốn đã được thể hiện rõ ràng của mình. Và vì vậy, cảm giác thiếu thốn và lo lắng trước đây sẽ trỗi dậy bất cứ khi nào ai đó có thẩm quyền (hoặc ai đó mà cô không thể không giao quyền) chỉ trích cô. Trải nghiệm bản thân như bị tấn công bằng cách nào đó , những bất an và tự chỉ trích bản thân trong quá khứ của cô sẽ lại trỗi dậy. Và cô ấy thấy mình hoàn toàn mất tinh thần (đôi khi, thậm chí là suy sụp), sự bình tĩnh của cô ấy trong chốc lát hoàn toàn bị lung lay.

Một lần nữa, khi lời nói hoặc hành vi của cô ấy dường như bị nghi ngờ, những phần trẻ thơ thuở trước mà cô ấy cảm thấy thiếu sót sẽ xuất hiện trở lại, và những cảm giác mà cô ấy tưởng rằng mình chắc chắn đã thoát khỏi  bây giờ sẽ quay trở lại giày vò cô ấy. Trong những tình huống như vậy, cô ấy cảm thấy mình "giống như một đứa trẻ" và cũng chia sẻ thật khó để thấy được con người hiện tại của mình có thể có nhiều quyền lực so với những chỉ trích từ thành kiến riêng của họ về cô ấy thay vì đánh giá dựa trên các thành tích mà cô đã đạt được—hoặc trên thực tế là những vấn đề của thời thơ ấu vẫn chưa được giải quyết của chính họ.

Ngay cả khi cô ấy ý thức được rằng lời chỉ trích của cấp trên là không có giá trị, cô ấy vẫn phản ứng như thể chắc chắn có điều gì đó không ổn xảy ra với mình vì ngay từ đầu đã nhận được những lời chỉ trích. Cứ như thể hoàn cảnh trước mắt buộc cô phải quay trở lại với đứa trẻ thời thơ ấu với ký ức bị  bạo hành bởi cha mẹ liên tục khiến cô cảm thấy mình bằng cách nào đó phải chịu trách nhiệm về bất cứ những căng thẳng nào tồn tại trong gia đình rõ ràng là bất ổn của cô.

Có lẽ phần lớn là đúng khi cho rằng về thăm gia đình, bố mẹ khiến chúng ta đặc biệt cảm thấy mình chưa bao giờ thực sự lớn. Rốt cuộc, nhiều (nếu không phải là hầu hết) cha mẹ vật lộn để từ bỏ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà nhiều năm qua có thể xác định được sự gắn kết của họ với chúng ta (và có thể cả bản sắc của chính họ nữa). Vì vậy, việc đối xử với chúng ta như những người lớn “bình đẳng” với sự trưởng thành của chúng ta theo thời gian có thể cực kỳ khó khăn đối với họ. Nếu chúng ta vẫn còn những phần trẻ thơ hay nghi ngờ bản thân ẩn sâu trong mình, những phần mà người lớn của chúng ta ngày nay vẫn chưa thể thay thế được, thì những người chăm sóc chính là những người có nhiều khả năng nhất khám phá ra được những phần chưa trưởng thành này của bản thân chúng ta; khiến chúng ta cảm nhận (và phản ứng) theo những cách khó thể hiện được mối quan hệ hiện tại của chúng ta với người khác.

Phương pháp chữa lành cho  những gì mà tôi vừa mô tả chủ yếu liên quan đến việc chúng ta trở thành người có quyền lực khi trưởng thành. Chúng ta cần nhận ra rằng bất kỳ cảm giác bất an nào vẫn có thể làm phiền chúng ta có lẽ liên quan ít đến hiện thực về sự tồn tại của phần trưởng thành hơn là  với sự nghi ngờ bản thân được coi là "sự kế nhiệm" (hoặc tàn tích) từ thời thơ ấu. Và một phương pháp thực nghiệm giúp “nới lỏng” đứa trẻ bị mắc kẹt sâu bên trong chúng ta - cũng như tạo điều kiện cho đứa trẻ đó vượt qua được những cảm giác sợ hãi, thiếu thốn hoặc bất lực ban đầu—thông qua việc thực hiện một số kiểu đối thoại nội tâm.

Điều tôi thường gợi ý với những người làm việc cùng tôi là khi một tình huống ở hiện tại kích thích trở lại, hay “thu hút” lấy một phần đứa trẻ trong họ - và theo một nghĩa nào đó, khiến đứa trẻ đó giành lấy quyền nuôi dưỡng phần trưởng thành của mình—rằng họ khám phá được (từ trong tâm thức) đứa trẻ này trông như thế nào. Một cách tự nhiên, họ có khắc họa về bản thân trước đây của mình như thế nào? Đứa trẻ đó bao nhiêu tuổi? Chúng có thể đang mặc gì? Chúng đang ở đâu? Chuyện gì đang xảy ra với chúng vậy?

Có cảnh hoặc tình huống cụ thể nào trùng khớp với điều khiến đứa trẻ buồn bã, tổn thương hoặc tức giận đó bằng cách nào đó khiến chúng cảm thấy mãnh liệt lúc này không; nghĩa là, liên quan đến tình hình gần đây hiện đang khiến họ lo lắng? Nếu vậy, điều gì ở trải nghiệm hiện tại đang khiến đứa trẻ nhớ về quá khứ? Hai trải nghiệm này giống nhau ở điểm nào? Ai xuất hiện trong cảnh quá khứ là ai? Điều gì đang được nói? Nó ảnh hưởng đến họ như thế nào? Và những cảm giác về thể chất nào sẽ trỗi dậy khi họ đồng cảm với đứa trẻ khó chịu trong mình trước đó?

Quay lại với vấn đề về sự kích động của những trải nghiệm hiện tại, tôi yêu cầu họ hãy làm sống lại phần đó trong con người mình, thứ mà có thể đã phản ứng quá mức trong những khoảnh khắc đó. 

Tiếp tục với phương pháp đối thoại nội tâm “chính thống” hơn, tôi đề nghị khách hàng của tôi—quay ngược lại thời gian để đưa đứa trẻ bên trong thoát khỏi những trải nghiệm đau khổ (hoặc thậm chí là những chấn thương về tâm lý)—hãy tự hỏi bản thân đứa trẻ xem chúng diễn giải tình huống đáng lo ngại nhiều năm trước mà chúng đang gặp phải như thế nào. Nó khiến họ nghĩ về bản thân mình như thế nào? Không đủ tốt? Không đủ thông minh? Không phù hợp? Hay yếu đuối? Sau đó, tôi yêu cầu khách hàng của mình nói với phần đứa trẻ đã trải qua nhiều đau thương bên trong rằng họ đã lớn lên, lớn lên thành một phần người lớn có năng lực, và giờ quay về để "giải cứu" chúng và giúp chúng chấn chỉnh lại những quan điểm tiêu cực (và lỗi thời) một cách sai lệch của chúng về bản thân.

Tôi được khách hàng cho xem những bức ảnh thuở nhỏ của họ tăng dần lên theo độ tuổi (hoặc số năm) và cuối cùng dừng lại ở thời điểm hiện tại, khi họ thấy mình đã trưởng thành. Như Shakespeare đã đưa ra yêu cầu đầy hoài nghi của Othello đối với Iago về "bằng chứng thị giác", vì nhìn thấy là tin tưởng, phần trẻ con của người lớn theo thời gian sẽ bắt đầu nhận ra rằng chúng đã bị mắc kẹt trong ký ức mà khiến họ ở thời điểm hiện tại tự biến mình thành sự chê bai hay nỗi sợ hãi kinh niên. Cung cấp cho trẻ những thông tin mới giúp vô hiệu hóa hình ảnh tiêu cực mà chúng đã hình thành về bản thân từ nhiều năm trước sẽ giúp trẻ nâng cao ý thức về bản thân hơn bất cứ điều gì khác. Trên thực tế, quá trình mà tôi vừa mô tả được ngoại suy từ một phương pháp trị liệu toàn diện được khéo léo đặt tên là “Tích hợp tuổi thọ”.

Nếu chúng ta thực hành phương pháp có kỷ luật này đối với bản thân, sự nỗ lực sẽ giúp chúng ta phát triển thành những người trưởng thành được tích hợp một cách đầy đủ mà tất cả chúng ta, dù có chủ ý hay không, đều mong muốn trở thành. Và về bản chất, sự tiến hóa của chúng ta phụ thuộc vào khả năng tiếp cận, hòa hợp và sau đó hoà nhập hoàn toàn với đứa trẻ thiếu tự tin, hoài nghi về bản thân đã cản bước chúng ta trong hành trình suốt đời hướng tới sự tự hiện thực hóa bản thân.

Tác giả: Leon F Seltzer 

Dịch giả: Hương Thu

Bài gốc: The "I Feel Like a Child" Syndrome

Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ

menu
menu