Khoa học thần kinh lý giải kẻ ái kỷ có thể kiểm soát bộ não của chúng ta như thế nào

khoa-hoc-than-kinh-ly-giai-ke-ai-ky-co-the-kiem-soat-bo-nao-cua-chung-ta-nhu-the-nao

Vạch trần chiêu "điều khiển trí óc" của kẻ bạo hành và bạn cần làm gì.

Một nghiên cứu mới làm sáng tỏ cách mà kẻ khác ảnh hưởng đến tâm trí chúng ta. Nghiên cứu trên loài chuột, mà bộ não của chúng đặc biệt tương đồng với con người, tiết lộ rằng não bộ của chúng ta bị tác động bởi những người xung quanh ta. Yếu tố then chốt ở đây là vị thế thống trị (dominance). Bộ não của những con chuột có vị thế thấp đồng bộ với con chuột có vị thế thống trị. Điều này có thể áp dụng cho các mối quan hệ của chúng ta. Thường thì những ai có tính cách mạnh mẽ hơn sẽ đưa ra quyết định và nhu cầu của họ được đáp ứng thường xuyên hơn người bạn đời của họ.

Những yếu tố khác cũng đóng góp một phần. Những con chuột càng tương tác với nhau thì hoạt động não bộ của chúng càng được đồng bộ. Do đó, tuổi thọ và cường độ của một mối quan hệ ảnh hưởng đến mức độ tác động của những người thân thiết đến chúng ta. Một bước ngoặt nữa về sự đồng bộ não bộ sẽ kích hoạt 2 loại tế bào não bộ. Một loại tế bào não tập trung vào hành vi của bản thân ta, còn một loại tế bào não thứ hai thì tập trung vào người khác. Cách mà chúng ta suy tư và hướng sự chú ý của mình đến đâu đều rất quan trọng. Ở Đại học Carnegie Mellon, các nhà khoa học thần kinh đang theo dõi suy nghĩ của chúng ta trong các bản quét não của fMRI để xem những khu vực và nơ-ron nào đang phát sáng. Các nơ-ron về bản thân nơ-ron hướng đến người khác phát sáng ở nhiều mức độ khác nhau ở các quần thể nhất định.*

Sự thống trị vs Cân bằng trong các mối quan hệ 

Theo lý tưởng thì tình bạn và các mối quan hệ thân mật có sự cân bằng để cả hai người bạn và người yêu đều có tiếng nói bình đẳng trong việc ra quyết định. Nhìn chung thì cả hai người đều được thỏa mãn nhu cầu của mình. Mỗi người đều có khả năng khẳng định bản thân và thương lượng cho lợi ích, quyền lợi của mình. Có sự cho đi và nhận lại cũng như thỏa hiệp. Đây là một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Nó đòi hỏi sự tự chủ, lòng tự trọng, tôn trọng nhau và các kỹ năng giao tiếp quyết đoán.

Còn những mối quan hệ tương phản là mối quan hệ có sự mất cân bằng về quyền lực, chẳng hạn như trong các mối quan hệ bạo hành. Một người dẫn dắt, còn người kia thì làm theo; một người thống trị, còn người kia thì đáp ứng. Một số mối quan hệ được đặc trưng bởi những cuộc xung đột và tranh giành quyền lực liên tục. Cuốn sách của tôi Conquering Shame and Codependency mô tả về những nét tính cách và động lực của tính cách “Chủ nhân” và “Người Phục vụ”. Chủ nhân thì mạnh mẽ và động lực của họ là duy trì quyền lực và sự kiểm soát, còn Người Phục vụ thì thụ động và động lực của họ là duy trì tình yêu và mối quan hệ. Hầu hết chúng ta đều có những khía cạnh của cả hai kiểu đó trong nhân cách của mình, dù một số người thì chủ yếu rơi vào một loại nào đó. Ví dụ, nhiều người đồng phụ thuộc là những người phục vụ, và hầu hết những kẻ ái kỷ đều thích làm chủ nhân.

Người bạn đời kiểm soát não bộ của ta như thế nào  

Đồng bộ hóa não bộ cho phép động vật ở vị thế thống trị sẽ dẫn dắt, còn động vật ở vị thế phụ thuộc phải đọc được những tín hiệu của nó và tuân theo. Điều này có ý nghĩa gì đối với các mối quan hệ của chúng ta? Nghiên cứu mới cho thấy trong các mối quan hệ bất bình đẳng, bộ não của người bạn đời bị trị sẽ bị cuốn theo và đồng bộ hóa với bộ não của người bạn đời thống trị. Cặp đôi tương tác càng lâu thì khuôn mẫu này càng được thiết lập vững chắc. Mặc dù một số người có thể sống quyết đoán và hành xử độc lập trước khi bước vào mối quan hệ hoặc bên ngoài mối quan hệ, nhưng một khi họ đã gắn bó với một CHỦ NHÂN thì họ ngày càng thuận theo người bạn đời ở vị thế thống trị. Có nhiều biến số, nhưng có khả năng rằng chính sự đồng bộ hóa não bộ là một biến số khiến người ở vị thế phụ thuộc trong mối quan hệ khó mà suy nghĩ và hành động độc lập tự chủ và thách thức sự mất cân bằng về quyền lực.

Những ai làm Người phục vụ thì tập trung vào người khác nhiều hơn là bản thân họ. Họ thừa nhận là đánh mất bản thân trong các mối quan hệ. Họ theo dõi và thích nghi với nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của người khác. Nếu bạn hỏi họ đang nghĩ gì thì đó thường là về người khác. Ta có thể đồ rằng “các nơ-ron hướng về người khác” của họ sẽ phát sáng thường xuyên hơn so với “các nơ-ron hướng về bản thân.” Tính cách của họ khiến họ phải làm như vậy. Ngược lại, bộ não của chủ nhân và kẻ ái kỷ có lẽ sẽ bật sáng “các nơ-ron hướng về bản thân” hơn là “nơ-ron hướng đến người khác.”

Cách chống lại sự kiểm soát não bộ  

Quá trình đồng bộ hóa diễn ra một cách tự động và nằm ngoài tầm kiểm soát của ý thức chúng ta. Nó hỗ trợ cho các mối quan hệ lành mạnh bằng cách cho phép hai người trở nên “đồng bộ với nhau,” và đọc được các tín hiệu và suy nghĩ của nhau. Chúng ta biết được nhu cầu và cảm xúc của người bạn đời. Khi có sự đồng điệu thì tình yêu sẽ đậm sâu và hạnh phúc nhân lên cho cả hai. Ngược lại, khi quá trình này nhằm phục vụ cho quyền lợi của đối tác kiểm soát thì mối quan hệ trở nên độc hại. Tình yêu và niềm hạnh phúc sẽ héo quắt mà chết.

Đối tác ở vị thế thống trị chẳng có lý do gì để từ bỏ quyền kiểm soát. Nên việc thay đổi động năng của mối quan hệ tùy thuộc ở đối tác ở vị thế lệ thuộc. Làm như thế thì quyền lực trong mối quan hệ mới có thể tái-cân bằng. Cho dù anh/cô ấy sẽ giành được quyền tự chủ và sức mạnh tinh thần để tận hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc rời bỏ mối quan hệ. Các bước cơ bản để thực hiện những thay đổi này là:

  1. Học mọi kiến thức về đồng phụ thuộc (codependency) và bạo hành  
  2. Tham gia Nhóm Những người đồng phụ thuộc ẩn danh (Codependents Anonymous) và bắt đầu đi trị liệu tâm lý.
  3. Nuôi dưỡng lòng tự trọng của bạn.
  4. Học cách không phản ứng lại trước lời khinh miệt của người bạn đời hoặc nỗ lực kiểm soát và thao túng bạn của anh ta.
  5. Học cách trở nên quyết đoán và vạch ranh giới.
  6. Phát triển các hoạt động và sở thích mà bạn tham gia mà không có người bạn đời.
  7. Học Thiền chánh niệm để tăng cường sức mạnh cho tâm trí của bạn.

Tài liệu tham khảo

*60 Minutes Ep. 52, “How MRI scans are showing scientists the physical makeup of our thoughts,” Nov 24, 2019.

Lancer, D. (2014). Conquering Shame and Codependency: 8 Steps to Freeing the True You. Center City, MN: Hazelden Foundation.

Tìm đọc cuốn sách về mối quan hệ đồng phụ thuộc: Ngừng lệ thuộc - tác giả Melody Beattie

Tại sao anh ta làm thế - Giải mã tâm lý kẻ bạo hành” -- Lundy Bancroft

Kẻ Ái Kỉ Cô Độc - Đi Vào Thế Giới Ẩn Giấu Trong Trái Tim (The Narcissist You Know)

 

Nguồn ảnh: Gerd Altmann/Pixabay

Dịch: Chó béo cute

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/toxic-relationships/202004/neuroscience-explains-how-narcissist-can-control-our-brain

menu
menu