Khoa học thần kinh về sự bất bình đẳng: nghèo đói có xuất hiện trong não bộ của trẻ em hay không?
Lớn lên trong nghèo khó có thể khiến não bộ của trẻ không phát triển.
Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy việc lớn lên trong nghèo khó làm giảm khả năng phát triển thể chất của não bộ trẻ em. Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Hoa Kỳ đang nỗ lực thiết lập mối quan hệ nhân quả–và mở ra những phương pháp mới để giúp đỡ những đứa trẻ tội nghiệp của chúng ta.
Với màu sắc rực rỡ, họa tiết động vật nhân hóa và thảm chơi câu đố theo chủ đề hàng hải, phòng thí nghiệm của tiến sĩ Kimberly Noble tại Đại học Columbia ở New York trông giống như một nhà trẻ điển hình–để dành cho nhóm các nhà khoa học thần kinh nhận thức quan sát bọn trẻ từ đằng sau một tấm gương 2 chiều lớn.
Phòng thí nghiệm về Nhận thức thần Kinh, Trải nghiệm đầu đời và Phát triển, là nơi có nghiên cứu hàng đầu về cách nghèo đói ảnh hưởng đến những bộ não non nớt, và tôi đến đây để tìm hiểu cách Noble và các đồng nghiệp của bà có thể chứng minh một cách dứt khoát rằng lớn lên trong nghèo khó có thể khiến não bộ của trẻ không phát triển.
Noble, 40 tuổi, đến từ ngoại ô Philadelphia, thuộc số ít các nhà thần kinh học và bác sĩ nhi khoa, đã nhận ra ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy tự thân đói nghèo–chứ không phải các yếu tố như dinh dưỡng, tiếp cận với ngôn ngữ, sự ổn định trong gia đình hoặc các vấn đề tiền sản, như đã lầm tưởng trước đây–có thể làm giảm sự phát triển não bộ của một đứa trẻ. Hiện tại bà đang lên kế hoạch cho một nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc kéo dài 5 năm có thể thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa đói nghèo và sự phát triển não bộ–và trong quá trình này, đề xuất một hướng đi để giúp đỡ những đứa trẻ tội nghiệp đói nghèo nhất của chúng ta.
Đó là đỉnh cao sau nhiều năm nghiên cứu của Noble, người đã giúp khởi khởi đầu cho lĩnh vực non trẻ này vào đầu những năm 2000, khi còn là một sinh viên cao học tại đại học Pennsylvania, bà và nhà khoa học thần kinh nhận thức danh tiếng Martha Farah bắt đầu khám phá nhận định rằng những đứa trẻ nhà nghèo có xu hướng học kém hơn so với bạn bè đồng trang lứa xuất thân từ gia đình khá giả. Họ muốn kiểm tra nền tảng về nhận thức thần kinh của mối quan hệ này–để tìm ra mối tương quan lâu dài giữa tình trạng kinh tế-xã hội và thành tích học tập đưa ta trở lại với những phần cụ thể của não bộ.
“Các nhà khoa học xã hội đã có hàng chục năm nghiên cứu xem xét những chênh lệch về tình trạng kinh tế-xã hội trong các kết quả về nhận thức rộng–những thứ như IQ hay tỷ lệ tốt nghiệp trung học,” Noble nói. “Nhưng lại không có phần tốt nghiệp trung học của não bộ.”
Trước cuộc nghiên cứu của họ, các nhà khoa học chưa từng kiểm tra những hoạt động nhận thức cụ thể (các bài test từ vựng, nhận diện khuôn mặt, nhận diện hình ảnh) mà trong đó trẻ em nghèo có thành tích kém hơn, huống hồ là vạch ra cấu trúc và sự phát triển não bộ của chúng có thể khác biệt nhau như thế nào. Vì vậy vào năm 2005, Noble và Farah, cùng với đồng nghiệp Frank Norman thuộc Đại học Pennsylvania, đã tuyển chọn 60 trẻ em đến từ các trường mẫu giáo công lập Philadelphia (30 trẻ thuộc tầng lớp trung lưu và 30 trẻ thuộc tầng lớp nghèo khổ hoặc chỉ trên mức nghèo) và cho chúng làm một loạt bài kiểm tra về nhận thức, mỗi bài kiểm tra có liên quan đến một mạch não cụ thể.
Một đứa trẻ nằm trong máy MRI mini để chụp quét não bộ. Ảnh: Manuel Balce Ceneta/AP
Ngoài ra, các bài kiểm tra đo lường sự phát triển ngôn ngữ và chức năng điều hành–một tập hợp các quá trình thần kinh chịu trách nhiệm về trí nhớ ngắn hạn, lập luận và kiểm soát bản thân. Kết quả là trẻ em nhà nghèo có kết quả học tập ở mức trung bình và kém hơn đáng kể ở cả hai lĩnh vực so với các bạn cùng lứa tuổi thuộc tầng lớp trung lưu.
Các kết quả mà Noble và Farah đã báo cáo trong một bài báo năm 2005, là khởi đầu cho cái mà họ gọi là một “hồ sơ nhận thức thần kinh” về tình trạng kinh tế-xã hội và bộ não đang phát triển. Farah, Noble cùng các nhà khoa học khác đã nhanh chóng bắt đầu sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để xem xét não bộ của những đứa trẻ thuộc mọi tầng lớp kinh tế xã hội.
Các kết quả thật ấn tượng. Trong một nghiên cứu, Farah xem xét 283 bản chụp MRI và phát hiện thấy những đứa trẻ xuất thân từ gia đình nghèo và ít học hơn có xu hướng có những tiểu vùng thuộc vỏ não trước trán mỏng hơn–một phần của não bộ liên quan chặt chẽ với chức năng điều hành–so với những trẻ xuất thân từ gia đình khá giả. Điều này có thể lý giải cho thành tích học tập kém hơn và thậm chí là chỉ số IQ thấp hơn.
Chụp MRI não trẻ sơ sinh từ 7 đến 9 tháng tuổi. Image: The Developing Human Connectome Project
Vào năm 2015, Noble đồng tác giả của nghiên cứu lớn nhất cho đến nay. Sử dụng MRI, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 1,099 trẻ em và thanh niên, và phát hiện thấy não bộ của những người có mức thu nhập gia đình cao hơn và nhận được sự giáo dục của bố mẹ nhiều hơn thì có diện tích bề mặt lớn hơn so với các bạn xuất thân nhà nghèo, ít được giáo dục. Mối tương quan mạnh nhất đến từ các vùng não bộ gắn liền với ngôn ngữ và chức năng điều hành.
Thêm nữa, dữ liệu chỉ ra rằng chỉ cần thu nhập của gia đình tăng lên một chút cũng có tác động lớn hơn rất nhiều đến não bộ của những đứa trẻ nghèo nhất so với mức tăng tương tự ở những đứa trẻ giàu có hơn. Và dữ liệu của Noble cũng cho thấy khi thu nhập của một gia đình giảm xuống dưới mức thu nhập cơ bản nhất định, thì sự phát triển của não bộ giảm mạnh. Trẻ em đến từ các gia đình kiếm được ít hơn 25.000$ chịu thiệt thòi nhiều nhất, với diện tích bề mặt não ít hơn 6% so với các bạn đến từ gia đình kiếm được từ 150.000$ trở lên.
Vài tháng sau, một nghiên cứu lớn khác do Seth Pollak, đồng tác giả, nhà tâm lý học trẻ em tại Đại học Wisconsin–Madison, đã tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa thu nhập hộ gia đình và khối lượng chất xám trong thùy trán, thùy thái dương và hồi hải mã.
Trẻ em đến từ các hộ gia đình dưới mức chuẩn nghèo liên bang (24.250$ cho một gia đình bốn người vào năm 2015) có chất xám ít hơn từ 8–10% ở những vùng não quan trọng này. Và ngay cả những trẻ có gia đình khấm khá hơn một chút–thu nhập gấp rưỡi mức nghèo liên bang–cũng có chất xám ít hơn 3–4% so với chuẩn phát triển. Trong nghiên cứu của Pollak, nhiều bậc cha mẹ nghèo có học vấn cao, cho thấy “sự tụt lại về mặt trưởng thành” mà con cái của họ phải gánh chịu là một hệ quả trực tiếp của hoàn cảnh nghèo túng.
Những gợi ý về chính sách ở đây rất lớn. Nếu dữ liệu được hiểu thấu thì chỉ cần đưa mức thu nhập của một gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói có lẽ đủ để đưa đứa trẻ đó tiến đến gần hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn phát triển nhận thức. Và mặc dù chúng ta vẫn chưa biết được liệu, những chênh lệch về não bộ đó có tiếp tục kéo dài đến tuổi trưởng thành không, và chênh lệch nhiều ra sao, nhưng nghiên cứu này – kết hợp với nghiên cứu trong quá khứ, chứng minh rằng những người từng lớn lên trong cảnh nghèo khổ kết cuộc lại có tình hình tài chính tệ hại và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn những người cùng thời giàu có hơn của họ trong suốt cuộc đời–cho thấy có lẽ chúng để lại những ảnh hưởng tồn tại suốt cuộc đời.
Những nghiên cứu này chỉ ra rằng nó không phải là một yếu tố cụ thể hoàn toàn chịu trách nhiệm cho sự suy giảm phát triển của não bộ và tiềm năng trí tuệ, mà đúng hơn là môi trường nghèo túng lớn hơn.
“Tôi muốn nói rằng cho đến thời điểm này chúng tôi đã có trong tay bằng chứng tương quan mạnh mẽ, nhưng chúng tôi chưa thực sự có được bằng chứng về nhân quả,” Noble nói. Và đó là nơi mà nghiên cứu sắp tới của bà gia nhập.
Để chứng minh mối quan hệ nhân quả, bà cùng các nhà nghiên cứu khác – Greg Duncan, nhà kinh tế học tại Đại học California-Irvine; Katherine Magnuson, một chuyên gia về chính sách xã hội tại Đại học Wisconsin-Madison; Lisa Gennetian, một nhà kinh tế học thuộc Đại học New York; và Hirokazu Yoshikawa, nhà tâm lý học tại NYU – đang mở rộng một nghiên cứu trên toàn quốc sẽ bao gồm 1000 hộ gia đình có thu nhập thấp. Các gia đình sẽ được chia thành 2 nhóm: một nhóm sẽ nhận được một khoản tiền mặt là $ 333 một tháng ($ 4,000 một năm), và nhóm còn lại là $ 20 một tháng.
Như Noble đã đề cập trong một bài viết trên tờ Washington Post, nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thu nhập gia đình tăng thêm 4.000 đô la trong những năm đầu đời của một đứa trẻ có liên quan đến những kết quả cải thiện đáng kể về thu nhập, việc làm và sức khỏe thể chất khi trưởng thành. Dựa theo những phát hiện của họ, Noble và cộng sự của bà tin rằng chừng đó cũng đủ để cải thiện đáng kể sự phát triển của não bộ.
Nghiên cứu mới sẽ mất 5 năm để hoàn thành, các khoản tiền bắt đầu được trao ngay sau khi các bà mẹ sinh con và kéo dài cho đến khi trẻ tròn ba tuổi. Các nhà nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn các bà mẹ khi trẻ được 12 và 24 tháng; sau khi trẻ lên ba tuổi, chúng sẽ đến thăm các phòng thí nghiệm, nơi các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra ngôn ngữ, trí nhớ, chức năng điều hành và sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc của chúng. Họ cũng sẽ đo sự phát triển của mạch não của trẻ thông qua điện não đồ (EEG)–lũ trẻ còn quá nhỏ để cho tiếp xúc với trải nghiệm kéo dài và không thoải mái khi nằm trong máy MRI.
Nếu số trẻ nhận được khoản trợ cấp khiêm tốn nhất cho thấy hoạt động não bộ khoẻ mạnh hơn và thực hiện tốt hơn trong các bài test về nhận thức hơn những trẻ thuộc nhóm đối chứng, Noble và đồng nghiệp của bà sẽ có được bằng chứng nhân quả đầu tiên liên kết tình trạng nghèo đói cùng cực với sự phát triển thần kinh. Bà hy vọng sẽ khởi động cuộc nghiên cứu trị giá 16 triệu đô la vào đầu năm 2018.
Nguồn
https://www.theguardian.com/inequality/2017/jul/13/neuroscience-inequality-does-poverty-show-up-in-childrens-brains