Không cần hút chích, chúng ta vốn đã là kẻ nghiện

khong-can-hut-chich-chung-ta-von-da-la-ke-nghien

Đừng sợ hãi hay xa lánh những người nghiện rượu, thuốc hay ma túy vì chúng ta cũng đâu khác họ là bao.

Mọi người đều nghĩ “nghiện ngập” đồng nghĩa với tiêm chích ma túy trong công viên, say lướt khướt từ sáng tới đêm hay thường lén lút hút cần. Dù những hình ảnh này có đáng sợ và bi kịch thế nào, chúng cũng đồng thời trấn an ta – vì cho rằng nghiện ngập khác xa với những trải nghiệm thường nhật của ta, chỉ tồn tại trong góc khuất, trong phạm vi tội phạm, hoàn toàn tha hóa.  

Những hình dung ấy đã xuyên tạc một cách nguy hiểm bản chất của thói nghiện, nhìn nhận việc nghiện theo cách cảm tính khiến ta nghĩ mình an toàn – và đồng thời cũng tách chúng ta khỏi việc nhận dạng nạn nhân của nghiện ngập, vì thế trở nên thương hại họ.

Thực tế, có nhiều kẻ nghiện hơn ta nghĩ. Thậm chí, nếu thẳng thắn nhìn nhận vấn đề: ai cũng là kẻ nghiện. Không thể dùng những số liệu chính thức về lượng thuốc phiện hay rượu đã tiêu thụ để giải thích rõ ràng vấn đề này. 

Nên có một định nghĩa mới về việc nghiện: nghiện là phụ thuộc đến điên dại vào một thứ bất kỳ, để quên đi góc tối trong chính mình. Điều chính xác quyết định việc nghiện không phải là nghiện cái gì, vì ta có thể nghiện bất kỳ thứ gì. Nó là động cơ đằng sau sự phụ thuộc – và cụ thể hơn, là ham muốn né tránh xung đột với nội tâm của mình.

Dễ hiểu rằng với đa số mọi người, phải đối mặt với nội tâm là viễn cảnh kích thích nỗi lo sâu sắc. Ta luôn bị nhồi nhét những suy nghĩ ta không muốn đối mặt, và có những cảm xúc ta chỉ muốn tuyệt vọng né tránh. Những nỗi buồn và bất mãn khủng khiếp cần thật nhiều dũng cảm để đối diện. Ta trải nghiệm một loạt ảo tưởng và ham muốn khó cưỡng lại, vì chúng xâm phạm hình dung về bản thân và những gì ta cam kết.

Ta không nên tự hào vì mình không đâm kim vào mạch máu, vì ta gần như đang làm điều tương tự với cam kết bình đẳng. Ta kiểm tra tin tức mỗi bốn phút để không cảm thấy lo lắng. Ta tập thể dục đến kiệt sức với hy vọng không phải suy nghĩ gì nhiều. Ta làm việc để quên đi nội tâm phức tạp. Đây đều là những thói nghiện hấp dẫn và có vẻ vẫn đúng đắn với hầu hết mọi người.

Muốn biết mức độ nghiện ngập của mình, ta chỉ cần nhớ lại đâu là khi gần nhất mình có thể ngồi một mình trong phòng đối mặt với suy nghĩ của chính mình, không bị xao nhãng, không tiếp xúc với ai, dám lang thang trong quá khứ và tương lai, cho phép bản thân cảm nhận nỗi đau, ham muốn, hối hận và niềm vui. Chúng ta có thể nhận ra mình có nhiều điểm tương đồng với những con nghiện đến thế nào. Khi gặp họ, không phải ta đang gặp một hiện tượng xa lạ, đó cũng là một góc khuất trong mỗi chúng ta. Nhận ra điều này để tử tế hơn với họ và với chính mình.

Ta có thể bắt đầu nghĩ về cách ngừng chạy theo thói nghiện của mình. Cần ngừng sợ hãi chính mình. Cần cảm giác an toàn khi đối mặt với mất mát, tủi hổ, ham muốn làm tình, buồn bã, hiểu rằng ta cần tiếp tục chạy trốn chừng nào không thể phục hồi lại cảm giác đó.

Đối lập với nghiện, theo triết học, là trạng thái kiên nhẫn, bình thản, yêu thương tâm hồn chính mình. Nhưng có lẽ mục tiêu thực tế nhất của mỗi người không phải mong đợi sẽ vượt qua mọi cám dỗ, mà chỉ đơn giản là học cách nghiện đỡ gây hại và nghiện những thứ có lợi cho mình.

 

Trạm Đọc dịch

https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/why-we-are-all-addicts/

menu
menu