Làm thế nào để ngừng sợ hãi? - The School Of Life
Con người chúng ta sẽ có lúc lo lắng, nhưng đối với một số người, họ sẽ trải qua những sự đau khổ ở một mức độ khác nhau, thậm chí đến mức hủy hoại cuộc sống nhiều hơn:
Con người chúng ta sẽ có lúc lo lắng, nhưng đối với một số người, họ sẽ trải qua những sự đau khổ ở một mức độ khác nhau, thậm chí đến mức hủy hoại cuộc sống nhiều hơn: chúng ta, những cá thể không muốn trở nên vô ơn hoặc vô lý, ít nhiều sẽ lo lắng rất lâu. Điều làm cho vấn đề trở nên khó khăn hơn là chúng ta không thể phân biệt giữa những gì khách quan đáng phải lo lắng và những gì tự động gây ra cho ta sự lo lắng. Câu hỏi vốn để làm dịu tâm hồn - ‘Thực sự có điều gì đáng sợ ở đây không?’ có thể thậm chí không xuất hiện trong ý thức, và chờ đợi một câu trả lời tích cực là một điều không khả thi.
Những người dễ hoảng sợ không ngu ngốc đâu; họ thậm chí có thể thuộc vào nhóm những người sáng dạ nhất đấy. Chỉ là vào một thời điểm trong cuộc đời họ, loại "công cụ" dùng để phân biệt một cách logic những điều hiểm nguy đã bị phá hủy. Chúng đã - xuyên suốt quá trình hoạt động - trải qua những “nỗi sợ” thực tế đến mức mọi thứ xung quanh cũng trở nên đáng sợ như thế. Chỉ cần một vài thử thách nghiệt ngã cũng báo hiệu cho sự kết thúc; không còn chỗ cho những giai đoạn chuyển mình - hay vượt qua nỗi sợ. Nỗi sợ tồn tại dưới nhiều hình thức như trong một bữa tiệc khi người tham dự không biết bất kỳ một ai ở đó, bài phát biểu trước các đại biểu, một cuộc trò chuyện ‘cân não’ ở công ty, v.v. Những ví dụ trên khiến cho ta tự vấn về sự tồn tại của bản thân trong cuộc đời này, vì đối với ta, tất cả mọi ngày dường như đều là thảm họa.
Hãy thử chiêm nghiệm một phép ẩn dụ dưới đây nhé. Tưởng tượng rằng trong một tình huống không lường trước, khi một người hay lo lắng thiếu chuẩn bị bắt gặp phải một chú gấu mà không có công cụ gì trong tay. Chú gấu này thậm chí còn hơn cả đáng sợ. Nó đang rất giận dữ, nó giẫm đạp, nó tàn phá. Nó đe dọa sẽ phá hủy tất cả mọi thứ: khó hiểu theo một cách khủng khiếp. Hậu quả là hồi chuông cảnh báo hiểm nguy của người này rung lên và không bao giờ dừng lại. Nói rằng ‘không có chú gấu nào quanh đây đâu’, ‘tụi gấu hiền lắm’ hay ‘mùa này những người cắm trại ít gặp gấu lắm’ sẽ không giúp họ bình tĩnh lại. Dù cho điều bạn nói nghe thật dễ dàng, nhưng bạn không phải là người bị đánh thức bởi tiếng gầm gừ của những chú gấu đang nhìn chằm chằm vào bạn và chuẩn bị làm thịt bạn đâu.
Hậu quả để lại của việc chạm trán với gấu là suy nghĩ khái quát hóa hiểm nguy ăn sâu vào tiềm thức; nỗi lo lắng gắn liền với chú gấu trên lan xa ra những loài vật tương tự như chó, chuột, thỏ và sóc, hay cả quang cảnh diễn ra cuộc chạm trán trên như ngày nắng đẹp, tiếng xào xạc của lá cây, đồng cỏ xanh mướt, và mùi cà phê ngào ngạt vừa mới pha trước khi chú gấu xuất hiện. Người lo lắng trong trường hợp này không thể phân biệt rõ đâu là nguồn cơn của sự lo lắng, họ không thể phân loại hiểm nguy vào từng trường hợp riêng biệt.
Để kéo chính mình ra khỏi vũng lầy của sự lo lắng, chúng ta - những người hay lo lắng - cần phải làm gì đó rất nhân tạo và khá là ‘không giống chúng ta’ nữa. Đôi lúc, chúng ta cần học cách ‘không tin vào các giác quan’ của mình. Những giác quan này - những công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp ta có các trải nghiệm mới mẻ trong cuộc sống - cần phải được nhìn nhận lại một cách khách quan hơn: những công cụ không hoàn toàn đáng tin cậy vì hay đưa ra những nhận định sai lầm và cuối cùng hủy hoại cuộc sống của ta. Chúng ta cần phân biệt rõ đâu là cảm xúc và đâu là thực tại để thực sự nắm rõ bản chất chứ không phải ấn tượng ban đầu; và nỗi sợ không phải là sự thật.
Một bên của tâm trí chúng ta hẳn đã rất nghi ngờ bên còn lại: tớ biết cậu chắc chắn rằng có một chú gấu ngoài kia (ở một bữa tiệc, trong một tờ báo, trong một cuộc họp). Nhưng có thật là vậy không? Thật không thật không? Anh bạn cảm xúc chắc sẽ la có như đinh đóng cột. Nhưng chúng ta đã trải qua những điều tương tự trong quá khứ và đã đến lúc ta phớt lờ đi tiếng la đó sau khi để nó xâm chiếm tâm trí ta. Phép màu nằm ở việc chúng ta để sự hoảng loạn dần nguôi ngoai và từ chối góp mặt vào những điều tưởng chừng như không tưởng.
Chúng ta cần trở thành phi công của những chiếc máy bay đang dần hạ cánh sau màn sương dày khi ở trong chế độ tự động lái: giác quan của ta có thể gieo rắt những ý nghĩ rằng sự va chạm chết chóc là một điều không thể tránh khỏi, nhưng lý lẽ của ta biết rằng các thao tác đã được hoàn chỉnh đúng cách và chiếc máy bay sẽ có một màn hạ cánh êm đẹp, mặc cho bóng tối bao trùm và những rung lắc dữ dội sắp hé mở.
Để cảm thấy tốt hơn, hay để ngừng phát tán nỗi sợ gấu đi mọi nơi, chúng ta cần dành nhiều thời gian để hồi tưởng lại về chú gấu mà chúng ta đã thấy. Chúng ta thường có khuynh hướng lo lắng về những điều không chắc chắn trong tương lai, dù vậy ta chỉ nên nhìn nhận lại sự tàn phá của chú gấu đó lên môi trường xung quanh với một lòng trắc ẩn. Hậu quả của việc không biết rõ điều gì đã gây ra cho ta nỗi sợ trong quá khứ là việc ta sẽ tiếp tục có những nỗi sợ tương tự trong tương lai. Loài gấu gì đã khiến ta sợ hãi như vậy, nó đã làm gì ta, ta đã cảm thấy thế nào? Chúng ta cần khoanh vùng và tìm lại những mảnh kí ức về sự xuất hiện của chú gấu đó, để hiểu rõ hơn về một sự kiện đã từng xảy ra trong cuộc đời ta, từ đó sự ám ảnh về loài gấu trong ta sẽ không còn khi ta tiếp tục sống cuộc đời của mình.
Việc chúng ta đã từng rất sợ hãi là một bi kịch trong lịch sử cuộc đời mình; do vậy nhiệm vụ của chúng ta là ngừng đưa ra những lý do mới để hủy hoại phần còn lại của cuộc sống với nỗi sợ hãi.
Dịch: Hoàng Anh
Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/how-to-stop-being-scared-all-the-time/
Nguồn: Acrazymind.vn