Làm thế nào để tạo ra những thói quen mới mà không tốn quá nhiều công sức

lam-the-nao-de-tao-ra-nhung-thoi-quen-moi-ma-khong-ton-qua-nhieu-cong-suc

Mỗi khi chúng ta gặp một sự thay đổi, cho dù là tích cực, chúng ta đều khởi động nỗi sợ trong phần não cảm xúc của chúng ta.

Có bao giờ bạn gặp phải những vấn đề trong khi đang phát triển một thói quen hay không? Có lẽ tôi nên hỏi rằng, có bao giờ bạn chưa từng gặp phải những vấn đề trong khi đang phát triển một thói quen hay không? Cho dù là tập dậy sớm, tập chạy mỗi ngày, tập giảm cân, hay viết nhật kí – hãy đối mặt với sự thật: hầu hết những cố gắng để tạo thành một thói quen đều kết thúc trong thất bại ê chề.

Trong cuốn sách của cô ấy “This year I will…” (Tạm dịch: Năm nay tôi sẽ…), Andy Ryan, một chuyên gia về suy nghĩ liên kết, đã phân tích tại sao thay đổi lại khó đến như vậy:

Mỗi khi chúng ta gặp một sự thay đổi, cho dù là tích cực, chúng ta đều khởi động nỗi sợ trong phần não cảm xúc của chúng ta. Nếu nỗi sợ đủ mạnh, hệ thống “chiến đấu hay bỏ chạy” sẽ bùng nổ và chúng ta trốn chạy khỏi những gì chúng ta đang cố gắng làm.

Điều đó thật đúng làm sao đối với bản thân tôi. Một phần của tôi cảm thấy “sượng” vì những sự thay đổi, và phần khác thì quay đuôi và chạy về hướng ngược lại! (Hướng an toàn).

 

Chúng ta hãy cùng ngồi ngẫm lại xem làm thế nào chúng ta có thể thay đổi mà không tự gây ra cho mình một cảm giác bất an. Hay chúng ta phải chấp nhận rằng chúng ta là những sinh vật của thói quen và sẽ không bao giờ có thay đổi gì nhiều?

Trong một bài viết trên tờ New York Times dựa trên nghiên cứu của tiến sĩ Andy Ryan nói rằng:

Thay vì tự giới hạn bản thân như những sinh vật không thể thay đổi thói quen, chúng ta có thể định hướng sự thay đổi bằng cách phát triển những thói quen mới một cách có ý thức. Thực tế, càng có nhiều điều mới mà chúng ta trải nghiệm – chúng ta càng rời xa vùng an toàn của chính mình – và càng trở nên sáng tạo hơn, cả trong công việc lẫn đời sống.

Nhưng cũng đừng ngại từ bỏ những thói quen cũ; một khi những vết lún này ăn sâu vào vùng não Hipocampus (vùng não tập trung), chúng sẽ lưu lại ở đó. Tuy vậy, những thói quen mới mà chúng ta đang gieo một cách chậm rãi sẽ tạo ra những con đường song song và sẽ vượt mặt những con đường cũ.

Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra những đạo lộ của sự thay đổi một cách nhẹ nhàng mà không cảm thấy choáng ngợp?

Có một Triết lý của Nhật Bản rất thú vị được gọi là Kaizen, thứ có thể giúp chúng ta thực hiện được điều đó. Kaizen tập trung chủ yếu vào những thay đổi nhỏ nhưng kiên định.

Để tìm hiểu cách mà Kaizen có thể giúp chúng ta thành lập những thói quen mới, chúng ta hãy nhìn vào sự thay đổi trên phương diện “đà”. Hãy tưởng tượng trong một lúc bạn là thuyền trưởng của một con tàu hải hành. Nếu bạn muốn thay đổi lộ trình 90 độ, sẽ có 2 cách để thực hiện điều này. Một trong số đó là bỏ hẳn lịch trình cũ và đi một con đường mới.

Những sự thay đổi lớn đồng nghĩa với việc đà di chuyển cũ sẽ bị xóa bỏ.

Một cách khác để thay đổi lộ trình có thể là sử dụng đà đang đi tới và dần dần chuyển hướng cho đến khi đủ 90 độ.

Nếu chúng ta thay đổi hướng từng chút một, chúng ta có thể sử dụng đà di chuyển để thay đổi.

Andy Ryan nói rằng:

Từng bước nhỏ trong Kaizen không kích hoạt chế độ “chiến đấu hoặc chạy trốn”, nhưng cũng giữ cho bộ não chúng ta suy nghĩ, điều làm cho chúng ta có thể kết nối đến sự sáng tạo và sự thích thú.

Với một chiến thuật áp dụng sự thay đổi nhỏ nhưng kiên định, chúng ta có thể bước qua rào cản số một để thay đổi: nỗi sợ.

Chúng ta hãy cùng xem cách nó áp dụng trong đời sống hằng ngày của chúng ta như thế nào. Hãy tưởng tượng rằng bạn muốn thức dậy sớm hơn bình thường 1 tiếng mỗi buổi sáng để làm việc năng suất cao hơn.

Chiến thuật 1: Bạn cắn răng, đặt đồng hồ sớm 1 tiếng, và chật vật để rời khỏi gi.ường. Điều này có thể phát huy tác dụng trong vài ngày hoặc lâu hơn nếu bạn có kỉ luật. Nhưng có nhiều khả năng bạn sẽ quay trở lại thói quen cũ ngay khi bạn cảm thấy mệt và căng thẳng.

Chiến thuật 2: Bạn sử dụng phương pháp Kaizen và dậy sớm 1 phút mỗi ngày. Hai tháng sau bạn sẽ rời khỏi gi.ường sớm hơn 1 tiếng – mà thậm chí không để ý đến sự thay đổi!

Bạn có thể thấy qua ví dụ này phương pháp Kaizen lợi hại như thế nào.

Phương pháp Kaizen về sự tiến bộ nhỏ mà kiên định không phải là một triết lý của một cá nhân nào. Nó đã được đặt làm tôn chỉ bởi những gã công nghiệp khổng lồ như Toyota và đã đưa họ lên vị thế trở thành tập đoàn hàng đầu thế giới về mặt hiện đại hóa phương tiện di chuyển.

Từ nảy ra trong đầu tôi khi đọc về những nguyên tắc của Kaizen chính là “kiên định”. Tôi không biết đối với bạn nó như thế nào, nhưng trong cuộc sống của tôi sự tiến bộ cá nhân xảy ra theo từng đợt cao trào – với những khoảng dừng lớn giữa chúng.

Điều đó giống như thực hiện một đường chạy cực dài hay tham gia một lớp yoga cực khó chỉ trong 1 ngày-và sau đó bỏ hết tất cả những buổi tập thể dục những ngày tiếp theo bởi vì cơ thể bạn nhức mỏi. Vài ngày sau bạn lại cảm thấy hứng khởi để trở lại tập thể dục – và bạn lại chọn đường chạy dài hơi hay lớp yoga hành xác đó. Và điều này lại tiếp diễn…

Sẽ như thế nào nếu chúng ta giữ thói quen tập thể dục hàng ngày và ngày càng tăng thời gian và mức độ tập luyện? Sẽ như thế nào nếu chúng ta sử dụng cách nhẹ nhàng mà hiệu quả này để tác động lên tất cả những sự thay đổi trong cuộc sống của chúng ta?

Suy nghĩ của bạn về hiệu quả của phương pháp Kaizen tác động lên những thói quen mà bạn muốn thành lập là gì?

Mary Jaksch là một thiền sư, một nhà tâm lý trị liệu, và là một tác giả. Cô ấy là một võ sinh đai đen Karate, cô yêu điệu nhảy tango Argentina trong những bộ đầm váy ngắn. Hãy đến thăm blog của Mary, Goodlife Zen.

Phạm Thành dịch

Nguồn: PsychologyToday

menu
menu