Mắc bệnh trầm cảm nhưng tâm lý vẫn mạnh mẽ, có chứ sao không?
Người ta thường truyền tai nhau rằng bệnh tâm lý bắt nguồn từ sự yếu đuối. Điều đó là không đúng.
Người ta thường truyền tai nhau rằng bệnh tâm lý bắt nguồn từ sự yếu đuối. Điều đó là không đúng.
Thế nhưng không may là cái truyền thuyết đó được lan ra quá rộng rãi khiến nhiều người không nhận ra rằng mình đang xuyên tạc bệnh tâm lý. Khi tôi viết sách về sức khỏe tâm lý, tôi nhận được bình luận nói rằng việc tôi đề cập đến những người có tâm lý mạnh là đang bêu rếu bệnh tâm lý. Họ cho rằng người có tinh thần mạnh mẽ không thể nào mắc bệnh tâm lý, nhưng thật ra, rất nhiều người bị bệnh tâm lý có nền tảng tâm lý rất tốt. Trên thực tế, trong số những người mạnh mẽ nhất tôi từng gặp, một vài người chính là bệnh nhân đến phòng khám trị liệu của tôi để tìm kiếm sự giúp đỡ với những căn bệnh như PTSD hay trầm cảm.
Những người có suy nghĩ ngược lại với điều trên không hiểu về sức mạnh tinh thần. Và họ chắc chắn cũng không hiểu về bệnh tâm lý.
Bệnh tâm lý không được đối xử như những căn bệnh thể chất thông thường khác
Khi một người mắc bệnh về thể chất, như là ung thư, chẳng có ai bảo rằng, “Thể chất của anh ta không tốt đúng không?” Thay vào đó, ta suy xét những thứ như di truyền, môi trường, và hệ miễn dịch của người đó. Dù tất nhiên một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, và tập thể dục thường xuyên có thể ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, nhưng có những căn bệnh không thể ngăn chặn 100%. Từ cảm cúm thông thường đến bệnh Alzheimer, khoa học vẫn chưa đưa ra một hướng giải quyết nào để phòng ngừa mọi loại bệnh tật.
Chuyên gia thể dục Bob Harper là một ví dụ điển hình: Là huấn luyện viên cá nhân nổi tiếng với vai trò huấn luyện viên trong chương trình The Biggest Loser (Người giảm cân giỏi nhất), Harper thường xuất hiện trong nhiều video luyện tập thể dục, và anh cũng là tác giả của rất nhiều cuốn sách về chế độ dinh dưỡng và thể dục. Và khi Harper lên cơn đau tim, không ai đặt vấn đề về việc anh ấy có sống lành mạnh để giữ gìn sức khỏe hay không. Mà người ta lấy trường hợp của anh để nhắc nhở nhau rằng chúng ta không thể kiểm soát được gene của mình. Vậy sao ta không làm điều tương tự với những người mắc bệnh tâm lý? Thay vì lời ra tiếng vào khi có người nhập viện vì những mối lo âu hay chê bai người bị trầm cảm là lười biếng, sao ta không tán dương vì họ vẫn rất mạnh mẽ?
Một lối sống lành mạnh là chưa đủ để phòng ngừa bệnh tâm lý. Nhưng cũng như bạn không thể ngăn ngừa mọi loại bệnh tật liên quan đến thể chất, bạn không thể ngăn ngừa mọi căn bệnh tâm lý. Và người mắc bệnh tâm lý vẫn có thể mạnh mẽ giống như - có khi còn mạnh mẽ hơn - những người không mắc bệnh. Cũng như bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể chất khỏe mạnh, một bệnh nhân trầm cảm khả năng cao cũng có một tâm lý vững vàng. Dù sao thì người bị bệnh tâm lý có vài yếu tố phức tạp khiến họ khó phát triển “cơ bắp tinh thần”.
Ta cần bàn kỹ hơn về sức khỏe tâm lý
Bàn về sức khỏe tâm lý không phải để chê bai những người bị bệnh tâm lý. Thay vào đó là khuyến khích một lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa một số vấn đề tâm lý.
Tạo ra thêm nhiều cuộc trò chuyện về những thói quen pháp triển cơ bắp tinh thần có thể giảm đi những tiếng xấu gắn liền với bệnh tâm lý. Điều này cũng khích lệ mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ nếu họ có những triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo.
Và điều quan trọng, tinh thần mạnh mẽ không có nghĩa là tỏ ra mạnh mẽ - không phải là đong đếm xem bạn có thể chịu đựng được bao nhiêu đau khổ. Mà nó là việc bạn tiếp bước trên con đường đạt đến tiềm năng lớn nhất của bản thân, trong đó bao gồm tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn cần đến nó.
Tìm đọc cuốn sách Vòng xoáy đi lên - Đảo chiều trầm cảm từ những thay đổi nhỏ
Dùng khoa học thần kinh để đánh bại trầm cảm
https://shop.thaihabooks.com/vong-xoay-di-len-tlhtp?fbclid=IwAR0cIE6UfBajOjsoybTqX_3UaQNf17-DIbd8qiU5zL3KHVgdsi5yS9BU74E
Người dịch: Thợ Săn Tiền Thưởng
Nguồn: Psychology Today