Mối quan hệ bề nổi (Sự thân mật giả - Irrelationship) là gì?

moi-quan-he-be-noi-su-than-mat-gia-irrelationship-la-gi

Thuật ngữ Irrelationship chỉ mối quan hệ tình cảm mà người ngoài nhìn vào đây là một cặp đôi tình cảm, thế nhưng bên trong họ không thật sự thân mật mặn nồng

Dịch bởi: Trang Thu Trang

Lời người dịch: Thuật ngữ Irrelationship chỉ mối quan hệ tình cảm mà người ngoài nhìn vào đây là một cặp đôi tình cảm, thế nhưng bên trong họ không thật sự thân mật mặn nồng, không có sự kết nối về mặt cảm xúc. Tiếng Trung có thuật ngữ “Mối quan hệ tình cảm giả tính”, trong bài mình sẽ dùng qua lại giữa các từ “mối quan hệ bề nổi”, “sự thân mật giả” hoặc “tri kỷ giả”.

______

"Gone Girl" Goes to the Darkest Reaches of Irrelationship: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/irrelationship/201410/gone-girl-goes-the-darkest-reaches-irrelationship

Trong cuộc thảo luận về “Gone Girl”, nhiều phân tích đã đề cập đến thuật ngữ “mối quan hệ bề nổi.” Mặc dù hai bên tỏ ra thân mật về hình thức, nhưng trên thực tế họ lại tránh thân mật thực sự với nhau.

Cái gọi là tri kỷ giả có thực sự tồn tại? Tại sao lại có cơ chế như vậy? Có cách nào để vượt qua nó không?

---------

Trong mối quan hệ giữa hai giới, có một loại cô đơn rất điển hình gọi là “Mối quan hệ bề nổi” (Irrelationship). (Lời người dịch: nguyên văn tác giả nói là mối quan hệ hai giới nên mình dịch vậy, nhưng mọi người có thể hiểu những điều dưới đây có thể áp dụng cho cả các mối quan hệ LGBT). Cái cảm giác này như kiểu: So với sự cô đơn khi độc thân, hai người ở bên nhau lại càng cô đơn hơn. Rõ ràng là người ngoài nhìn vào thấy đây là một cặp ngọt ngào xứng đôi vừa lứa, nhưng trên thực tế họ đối với nhau ấm lạnh ra sao chỉ có đóng cửa tự biết mà thôi.

Trong tâm lý học, định nghĩa của mối quan hệ bề nổi là, có nhiều người ở trong trạng thái rất nông cạn về kết nối cảm xúc, sau đó lại rơi vào trạng thái không muốn hành động (inaction).

Từ nguồn gốc của đặc điểm này mà nói, đó là vì

I. Vấn đề giáo dục. Trong phần lớn gia đình sinh dưỡng của mọi người, sự tương tác giữa cha mẹ và chúng ta không giải quyết tốt sự bất an bẩm sinh và vấn đề về cảm giác an toàn của một đứa trẻ. Ở những năm tháng tuổi thơ, trong mối quan hệ ban đầu với cha mẹ từng trải qua nguy cơ bị bỏ rơi, vì vậy hễ đề cập tới quan hệ tình cảm, sẽ cảm thấy lo lắng và trốn tránh loại quan hệ này một cách có ý thức.

Về cơ bản, đó là nỗi sợ hãi bên trong của chúng ta và nỗi đau về việc bị bỏ rơi, cái gọi là cảm xúc nguyên sơ (primary emotions).

II. Chuyển dịch cảm xúc

Bởi vì bản thân cha mẹ cũng không có khả năng quản lý cảm xúc của chính mình, họ sẽ truyền phần lo lắng này cho con cái trong quá trình giáo dục chung, và làm trầm trọng thêm những bất an vốn có của những đứa trẻ.

III. Quá trình sinh sống

Trên thực tế, chúng ta có cơ hội để sửa sai và thay đổi khi chúng ta lớn lên. 

Khi chúng ta yêu đương, nếu chúng ta cũng không gặp được ai đó có thể cho chúng ta những cảm xúc tích cực, vì từng trải qua một số trải nghiệm cảm xúc tiêu cực, lại không nhận được sự chấp nhận từ bạn trai hoặc bạn gái của chính mính, mọi người có xu hướng sử dụng 'sự thờ ơ', 'tức giận', 'thất vọng' để che đậy nỗi buồn của họ, từ đó hình thành cơ chế tự bảo vệ một cách tự phát.

IV. Khi chúng ta chính thức bước vào vào giai đoạn lâu dài trong mối quan hệ, hoặc chí ít là lúc mà chúng ta nghĩ là chúng ta có thể bước tiếp cùng nhau, chúng ta lại nhận thấy rằng sự phát triển của mối quan hệ dường như không được “suôn sẻ” và hạnh phúc như mong đợi.

Ban đầu bạn thật sự muốn phát triển mối quan hệ này với đối phương theo chiều hướng tốt đẹp, nhưng sau giai đoạn đẹp đẽ mặn nồng, mặc dù cả hai bề ngoài dường như không có quá nhiều mâu thuẫn và khúc mắc, thậm chí là chẳng có cãi vã gì to tát, nhưng mối quan hệ dường như đi đến đoạn “thắt nút”.

Nhiều mối quan hệ buộc phải rơi vào trạng thái “khép kín cảm xúc” (Brainlock) dành cho nhau vì lâu ngày không tìm được lối thoát. Đặc điểm của giai đoạn này là, cả hai bên đều ngầm mặc nhận rằng đây vẫn là một mối quan hệ bình thường, cả hai đều duy trì tình trạng tê liệt cảm xúc này. Bề ngoài thì có sự cân bằng, hài hòa, lâu nay quan hệ hòa thuận, ổn định nhưng thực chất lại mang tính phòng thủ lẫn nhau. Không ai muốn chủ động thể hiện cảm xúc thật của mình với đối phương, cố gắng hết sức để tránh sự xung đột, không có niềm hạnh phúc của sự giao tiếp hoặc tương tác cảm xúc mang đến. Không có khả năng tin tưởng lẫn nhau; thiếu đi cảm nhận về cảm xúc của bản thân và của đối phương.

Ví dụ, trong mối quan hệ, nếu người con gái làm một điều gì đó không ra sao cả, rõ ràng nhìn vào thì đó là một việc nhỏ nhặt sẽ không khiến người bình thường nổi giận, nhưng cô ấy sẽ cảm thấy “Anh không quan tâm đến em.” Người con trai không hiểu gì cả và cảm thấy cô gái đang gây sự vô lý, và do đó cảm thấy cái tôi của mình bị tấn công, hai bên không hiểu nhau, cãi vã leo thang và nảy sinh mâu thuẫn.

Hầu như tất cả những điều “không ra sao cả” trong cuộc sống là do cảm xúc nguyên sơ của một người chưa được xoa dịu tốt. Thế nhưng trong lúc cả giận mất khôn, ai quan tâm việc liệu cô ấy từng chịu tổn thương?

Trước khi tức giận, hãy tự hỏi bản thân,

  • Bạn có thực sự hiểu nhu cầu thực sự của nhau?
  • Rốt cuộc có phải chúng ta đang dấn thân vào một mối quan hệ công kích và phòng thủ lẫn nhau, hay chúng ta thực sự phát triển một mối quan hệ của tình yêu và cảm xúc?

Muốn tiến bộ thì cần phải có ý thức học hỏi và thay đổi.

1. Sự chấp nhận và công nhận.

Trong cuốn "Mối quan hệ bề nổi" của Steve Shi từng mô tả sự thân mật giả như sau:

Tôi muốn có nhiều tiền, bởi vì có tiền người khác sẽ tôn trọng tôi, vì vậy điều tôi cần là sự tôn trọng;

Tôi muốn chồng tôi tận tâm, vì anh ấy chỉ đối tốt với tôi sẽ khiến tôi cảm thấy anh ấy rất coi trọng tôi, vì vậy điều tôi cần là sự coi trọng;

Tôi muốn có nhiều quần áo và túi xách đẹp, bởi vì khi tôi ăn diện đẹp mọi người mới công nhận, vì vậy điều tôi cần là sự công nhận. 

Thành thật đối mặt với nhu cầu cảm xúc thực sự của bạn, nói cho anh ấy biết bạn muốn gì. Ngay cả khi anh ấy không thể cho bạn, vẫn có thể giữ cho mình tâm thế độc lập, bản thân dũng cảm đấu tranh vì điều mình muốn. Để thoát ra khỏi mối quan hệ bề nổi, điều chúng ta cần là thay đổi phương thức giao tiếp và tư duy trước đây. Một phần thuộc về đối phương và một phần thuộc về chính mình. Ví dụ, khi nửa kia của bạn đưa ra một ý kiến gì đó, phản ứng đầu tiên của bạn là “không, không phải”, vậy thì sau đó rất có khả năng trở thanh giao tiếp mang tính công kích bạo lực.

Nếu bây giờ bạn đổi thành

  • Đầu tiên nghe hết ý kiến của đối phương;
  • Sau đó đồng cảm với lý do tại sao họ lại nói như vậy;
  • Sau đó trên cơ sở tôn trọng đối phương (mặc nhận anh ấy không có địch ý), khẳng định lại quan điểm của họ.
  • Sau đó nói về quan điểm và cảm nhận của bạn.

Trên thực tế, đối phương có thể cảm nhận được rằng thái độ của bạn là chấp nhận và cố gắng hiểu anh ta. Anh ấy cũng sẽ cố gắng chấp nhận và hiểu bạn, để mối quan hệ bước vào chu kỳ tích cực.

2. Khi giao tiếp, nội dung chỉ đứng thứ hai, tin tưởng và yêu thương mới là số một.

Muốn thoát ra khỏi mối quan hệ bề nổi, cần phải tạo ra một môi trường an toàn, vậy thì bạn cần phải làm cho cả hai nhận ra rằng dù có chuyện gì xảy ra, thì bạn cũng coi trọng niềm tin và tình yêu giữa hai người. Nói cách khác, khi có mâu thuẫn, đừng nhất định phải chèn ép thóa mạ đối phương để chứng tỏ bản thân, mà hãy chọn cách cả hai cùng đối mặt và giải quyết vấn đề.

Muốn vậy, trước hết hãy học cách khống chế cảm xúc tiêu cực của bản thân, không nên tùy tiện truyền cảm xúc tiêu cực cho nửa kia của mình. Khi một bên đang có tâm trạng không tốt, cách tốt nhất cho người còn lại là thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu. Ví dụ, "Em biết anh đang rất khó chịu, tôi hiểu điều đó. Vì vậy, em sẽ không để ý những gì vừa xảy ra. Em cũng hy vọng có chuyện gì anh có thể nói chuyện với em, chúng ta có thể đối mặt và giải quyết vấn đề cùng nhau. Được chứ?"

Khi một bên làm điều gì đúng, chúng ta cần bày tỏ sự tán thưởng của mình kịp thời. Roland Miller đã đề cập trong cuốn “Intimate Relationship”: "Mọi người thích những người dễ dàng chấp nhận họ. Hãy thường xuyên bày tỏ sự tán thưởng và biết ơn của bạn để khiến đối phương cảm thấy rằng bạn rất thích anh ấy." Nếu bạn muốn cho nhau được thả lỏng trong mối quan hệ, trước tiên hãy là người bày tỏ tình yêu và sự tán thưởng. Khi anh ấy làm điều gì đó có ích cho mối quan hệ, chẳng hạn như chăm sóc bạn khi ốm, giúp bạn làm những việc gì, hãy cảm ơn những nỗ lực của anh ấy, nói với anh ấy rằng bạn đánh giá cao những điều anh ấy làm. Điều này sẽ khiến đối phương yêu bạn hơn và mối quan hệ sẽ bước vào chu kỳ tích cực.

Vì vậy, như đã đề cập trong cuốn "Mối quan hệ bề nổi", sự phát triển bản thân được coi là mục tiêu cốt lõi của mối quan hệ. Đồng thời, cũng cần loại bỏ lớp ngụy trang.

“Nếu bạn có năng lực và dũng cảm, thì bạn có thể thiết lập luật chơi của riêng mình, thúc đẩy giá trị của bản thân, ảnh hưởng và thay đổi những người xung quanh bạn, đồng thời phát triển không ngừng trong quá trình học hỏi, đối thoại và suy nghĩ.

Nếu bạn có thể tìm được một nửa cùng chí hướng, thì bạn sẽ có một mối quan hệ tình cảm bền vững và ngày càng phát triển.

Trong môi trường đầy biến đổi này, một mối quan hệ vững chắc không phụ thuộc vào sự bám víu, mà dựa vào sự học hỏi và thích nghi liên tục. Đây mới chính là sự tự do thực sự trong các mối quan hệ tình cảm.”

Nguồn: https://www.zhihu.com/question/31847982/answer/1604943808

menu
menu