Não bộ lọc bỏ thông tin trái ngược với niềm tin, nhưng bạn có thể lập trình lại bộ lọc này

nao-bo-loc-bo-thong-tin-trai-nguoc-voi-niem-tin-nhung-ban-co-the-lap-trinh-lai-bo-loc-nay

Có câu hát “Anh nói, nhưng tôi chỉ nghe thấy những gì tôi muốn nghe,” và điều này này đã được khoa học kiểm chứng.

Có câu hát “Anh nói, nhưng tôi chỉ nghe thấy những gì tôi muốn nghe,” và điều này này đã được khoa học kiểm chứng. Một mạng lưới neuron trong não bộ được gọi là RAS (reticular activating system) có trách nhiệm “cá nhân hóa” thông tin mà bạn thu nhập thông qua một quá trình được gọi là “sự chú ý có chọn lọc”.

Có câu hát “Anh nói, nhưng tôi chỉ tiếp thu những gì mình muốn nghe” và điều này này đã được khoa học kiểm chứng. Một mạng lưới neuron trong não bộ được gọi là RAS (reticular activating system) có trách nhiệm “cá nhân hóa” thông tin mà bạn thu nhập thông qua một quá trình được gọi là “sự chú ý có chọn lọc”.

Thiền gia Tanya Beauty Coach gần đây đã đăng trên TikTok giải thích cách mà hệ thống não bộ này lọc bỏ thông tin trái ngược với niềm tin của bạn cũng như cách tăng cường nhận thức về thông tin được truyền tải tới bạn. Ai cũng muốn nghĩ rằng “Ồ, tôi không làm như vậy đâu. Tôi là một người hợp tình hợp lý và biết lắng nghe mọi thông điệp.”

Nhưng rất tiếc, hiện tượng chú ý có chọn lọc là điều mà ai cũng trải qua.

Reticular Activating System (RAS) là gì?

Hệ thống RAS là một mạng lưới neurons trong thân não giúp điều chỉnh hành vi, kích thích, ý thức và ý chí. Một chức năng của hệ này đó là quyết định sự tập trung sẽ được hướng vào thông tin nào.

Khi bạn nhận được thông điệp bất kỳ, nó sẽ được xử lý bởi RAS và lọc qua một quá trình có tên gọi “cửa giác quan”.

Một số thông tin có nội dung đi ngược với hệ thống niềm tin sẽ không được xử lý vì RAS giữ cho sự chú ý hướng vào thông tin khớp với niềm tin sẵn có hơn, giúp bạn dễ xử lý thông tin hơn.

Trong video của mình, Tanya giải thích rằng nếu bạn có một niềm tin mạnh mẽ, não bộ sẽ khó mà nhớ được những thông tin đi ngược niềm tin đó.

“Ví dụ, tôi tin rằng bạn tôi là một người hay giận dữ. Tôi tin điều đó từ sâu thẳm trong lòng, và RAS sẽ lọc bỏ những ký ức khi người bạn ấy không giận dữ. Điều đó có nghĩa là có nhiều ngày mà người bạn tôi vui cười, song bộ não của tôi lại không nhớ nổi những ngày đó. Và tôi tự thuyết phục mình rằng cô ấy là một người hay giận dữ.”

Cô giải thích thêm cách điều này áp dụng với mọi niềm tin của chúng ta. “Bất kỳ điều gì bạn tin rằng là sự thật, thực tế - chỉ niềm tin sẽ không biến điều đó thành sự thật!”

Cách lập trình lại bộ lọc này để giữ thái độ cởi mở

1. Thiền

Thiền là cách mạnh mẽ nhất để giúp tâm trí cởi mở và gia tăng nhận thức. Giáo sư Judy Tutin, chuyên gia tâm lý học giải thích: “Mỗi khi bạn thiền, bạn chọn chủ đề cho sự chú ý một cách có ý thức và học cách sắp xếp lại tư duy.”

2. Tận hưởng thời gian ngoài trời

Cách đơn giản nhất bạn có thể làm là đi dạo hít thở không khí ngoài trời. Hãy bắt đầu để tâm tới cây cối, bầu trời. Điều bạn đang làm là mở rộng phạm vi nhận thức và sự chú tâm.

3. Hiểu rằng những niềm tin sâu thẳm chỉ đúng với bạn mà thôi

Cách hiệu quả nhất để có thể tiếp nhận nhiều thông tin đa chiều mà bạn thường bỏ qua đó là tự đặt câu hỏi liệu những thứ bạn tin có thực sự đúng hay không. Hãy tập nhận ra rằng thực tại mà bạn trải nghiệm là dựa trên nhận thức cá nhân hơn là sự thật. Luôn luôn có chỗ cho những khả năng mới.

4. Thiết lập mục tiêu

Xác lập các mục tiêu là một cách tuyệt vời và hiệu quả để kích hoạt RAS. Mục tiêu này có thể liên quan tới bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống: sự nghiệp, tình bạn tới tình yêu. Mục tiêu được thiết lập với ý thức rõ ràng về cảm xúc cũng như mục tiêu trải nghiệm sẽ giúp kích hoạt hệ thống RAS giúp bạn cởi mở hơn với những thông tin mà bạn trước đây vốn không có ý thức.

Theo YourTango–Kushman

Trí Thức Trẻ

Nếu bạn quan tâm đến hoạt động của não bộ, tâm trí thì đừng bỏ qua cuốn sách TRÍ ÓC VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?, Cuốn sách dày hơn 800 trang, đã lọt vào vòng chung kết giải thưởng Pulitzer, được viết bởi một nhà nghiên cứu tâm lý học thực nghiệm về nhận thức thị giác và ngôn ngữ Steven Pinker. Ông là tác giả lớn đã nhận về hàng loạt các giải thưởng danh giá của Viện Hàn Lâm Khoa Học Mỹ. 

Thông tin về cuốn sách: https://shope.ee/9ejzSaQupO

menu
menu