Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ và những ca bệnh tâm lý thần kinh hiếm gặp
Ai yêu thích khoa học thần kinh, bệnh tâm lý thì không thể bỏ qua cuốn sách siêu hay này.
Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ và những ca bệnh tâm lý thần kinh hiếm gặp
Tác giả: Oliver Sacks
Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ
Khám phá những căn bệnh tâm lý thần kinh hiếm gặp
“Nếu một người đàn ông bị mất một cái chân hay một con mắt, anh ta sẽ biết điều đó. Nhưng nếu người đàn ông ấy đánh mất cái tôi của bản thân - anh ta sẽ không thể biết, bởi anh ta không còn ở đó để nhận ra nữa.”
Oliver Sacks – một trong những tác giả vĩ đại nhất Thế kỷ XX (theo tờ New York Times), từng là giáo sư tâm lý thần kinh học tại Đại học Columbia, giáo sư thần kinh học tại Trường Y Đại học New York. Ông nổi tiếng với các tác phẩm “chạm tới cuộc sống của hàng triệu người khác trên toàn cầu”, dựa vào kinh nghiệm sống và trải nghiệm trong thời gian điều trị cho các bệnh nhân, nhằm giải quyết nhiều bí ẩn quanh bộ não và hành vi con người.
“Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ và những ca bệnh tâm lý thần kinh hiếm gặp” là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của Sacks. Trong cuốn sách này, ông đã kể lại cuộc đấu tranh của bệnh nhân mắc chứng rối loạn thần kinh. Đó là những người không thể nhận ra đồ vật hàng ngày, không thể nhận ra người mình thương yêu; là những người đang bị kích thích bạo lực, những người bị coi là tự kỷ hoặc chậm phát triển, nhưng vẫn có năng khiếu về nghệ thuật hay toán học.
Cuốn sách không viết dưới dạng bài nghiên cứu khoa học với thuật ngữ y học khó nhằn, mà là sự kết hợp giữa biệt ngữ lâm sàng khách quan với sự đồng cảm chủ quan dành cho bệnh nhân, cho phép ngay cả những người chưa từng tiếp xúc với ngành tâm lý cũng có thể hiểu rõ hơn cuộc sống của người mắc bệnh.
Dù lạ lùng đến mức khó lòng tưởng tượng, nhưng những câu chuyện tuyệt vời ở đây đã thắp sáng lên ý nghĩa tồn tại của một con người.
Mỗi chương của cuốn sách kể về một bệnh nhân khác nhau, tất cả đều có những câu chuyện của riêng mình. Một trong những bệnh nhân khiến tôi ấn tượng là Tiến sĩ P, người mà sau này đã được lấy để đặt tên cho cuốn sách. Tiến sĩ P bị Chứng prosopagnosia (Mất nhận thức khuôn mặt), một tình trạng khiến ai đó không thể nhận ra những khuôn mặt quen thuộc. Tuy nhiên, ông P đã mắc một dạng Chứng Mất nhận thức khuôn mặt vô cùng hiếm gặp, khiến ông ấy cũng không thể phân biệt được các vật thể với nhau (ví dụ, khi được Sacks cho xem một chiếc găng tay, ông sẽ nhận định rằng nó có một phần chính với 5 phần nhỏ nhô dài ra và mô tả hình dạng rất chi tiết, nhưng ông lại không thể nhận ra đó là một chiếc găng tay cho đến khi Sacks cung cấp cho anh ấy thông tin về cách sử dụng nó!).
Tiêu đề cuốn sách bắt nguồn từ sự bối rối của ông P khi cố gắng với lấy chiếc mũ của mình và rồi thay vì chiếc mũ, ông lại tìm tới người vợ của mình – việc ông P không thể phân biệt được giữa những thứ khác nhau như vậy thực sự khiến tôi suy nghĩ về cách thức hoạt động của nhận thức và cách chúng ta xác định các đối tượng trong cuộc sống hàng ngày.
Cuốn sách được chia thành bốn phần khác nhau, với mỗi phần tập trung vào các “chứng” rối loạn thần kinh khác nhau như là Sự thiếu hụt, Sự dư thừa, Tri giác và Thiểu năng trí tuệ. Sacks viết cuốn sách với chất giọng kể chuyện trôi chảy khiến người đọc có cảm giác rất nhẹ nhàng và dễ đọc (thay vì quá nặng nề về khoa học phức tạp) trong khi vẫn kèm theo chú thích khoa học phía sau mỗi chứng rối loạn và giữ nguyên “mùi vị” của Y khoa. Hơn thế nữa, bởi vì mỗi chương sách là độc lập, nên cuốn sách thực sự rất dễ đọc và chiêm nghiệm trong khoảng thời gian một tháng hoặc có thể lâu hơn, điều này rất tuyệt vì bạn không cần phải dành thời gian để liên tục cày cuốn sách này trong khi đang oằn mình để đạt được hạng A Chứng chỉ giáo dục trung học Phổ thông!
Tóm lại, Người đàn ông tưởng nhầm vợ mình là cái mũ thực sự là một tác phẩm kinh điển thuộc thể loại sách tâm lý học ăn khách và rất đáng đọc.
Đặt sách: https://www.fahasa.com/nguoi-dan-ong-tuong-nham-vo-minh-la-cai-mu-va-nhung-ca-benh-tam-ly-than-kinh-hiem-gap.html?attempt=1