Sốc tương lai - hội chứng tâm lý 90% người trưởng thành gặp phải
Sốc tương lai chính là sự cực khổ về mặt thể chất và tinh thần mà những người hiện đại phải gánh chịu trong tình huống đối mặt với sự thay đổi quá nhanh.
Alvin Toffler, một học giả tương lai vào 40 năm trước đã dự đoán rằng những người hiện đại sẽ trải qua một cú sốc gọi là ‘sốc tương lai’ (future shock). Sốc tương lai chính là sự cực khổ về mặt thể chất và tinh thần mà những người hiện đại phải gánh chịu trong tình huống đối mặt với sự thay đổi quá nhanh. Khi cơ thể chịu sự kích thích quá mức của môi trường sẽ xuất hiện hiện tượng rối loạn, tương tự như vậy, khi tâm trạng của con người phải chịu đựng những gánh nặng trên một mức độ nhất định nào đó nó sẽ trở nên ‘tàn phế’.
Sốc tương lai không phải là một hiện tượng mang tính khái niệm mà là hiện tượng thực tế về sinh học thần kinh, và ‘không thấy cảm động’ là triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng của nó. Nếu gọi là chứng trầm cảm thì đó chính là ‘cảm xúc u uất’ cực kỳ nghiêm trọng. Việc gặp phải ‘cảm xúc u uất’ là do sự hoạt động quá độ của hệ thống cảm xúc, nó chứng tỏ rằng ta vẫn còn sống, tuy nhiên nếu ‘không thấy cảm động’ với bất cứ thứ gì, cảm thấy mọi thứ đều giống nhau (flat) thì điều này có nghĩa là hệ thống cảm xúc đã hoàn toàn bị đình trệ.
Không thấy cảm động là triệu chứng ác tính xuất hiện khi phản ứng né tránh về mặt tâm lý của hội chứng kiệt sức kéo dài liên tục. Người mắc chứng này sẽ không cảm nhận được thế giới. Não bộ giảm mức độ nhạy cảm về mặt cảm xúc xuống mức 0 để bảo vệ bản thân khỏi những kích thích và thông tin từ thế giới bên ngoài. Tuy nhiên ngưỡng đau thì lại không giảm đi dễ dàng như vậy. Bản thân cảm thấy cô độc và sụp đổ nhưng lại không thể cảm nhận được sự an ủi ấm áp và những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.
Họ đoạn tuyệt mạnh mẽ hơn để thoát khỏi thế giới bên ngoài nhưng thế giới nội tâm sâu trong lòng lại trở nên u uất giống như bộ phim hoạt hình ngày tận thế ảm đạm. Họ trốn vào trong hang động sâu thẳm của tâm hồn.
Hội chứng kiệt sức là vấn đề về hệ thống, không phải vấn đề tâm lý đơn giản của cá nhân, do đó nó còn gây ra các vấn đề về tổ chức và xã hội. Chỉ tính riêng giới bác sĩ thôi thì tỷ lệ những người khổ sở vì hội chứng kiệt sức đã ở mức 60% rồi. Đây cũng là cảnh báo của tạp chí Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ (JAMA) - một tạp chí uy tín hàng đầu thế giới về y học.
Đối với các bác sĩ, năng lực đồng cảm không chỉ đơn thuần là vấn đề thái độ cung cấp dịch vụ, mà nó còn liên quan trực tiếp tới hiệu quả điều trị bệnh. Có cả kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu được phẫu thuật bởi một bác sĩ ngoại khoa có khả năng đồng cảm sâu sắc thì thời gian hồi phục sau phẫu thuật của bệnh nhân cũng sẽ giảm xuống. Thế nhưng mà rất nhiều bác sĩ đang gặp phải hội chứng kiệt sức và rơi vào tình trạng năng lực đồng cảm giảm sút, nên cho dù họ có chẩn đoán bệnh chính xác bằng lý trí và kê đơn đúng thuốc thì hiệu quả chữa trị vẫn bị giảm một nửa.
Đây không phải là vấn đề của riêng ngành y. Tổ chức và xã hội suy giảm năng lực đồng cảm sẽ đánh mất giá trị và năng lực cạnh tranh. Vấn đề ở chỗ vì đây là lĩnh vực thuộc cảm xúc nên không thể giải quyết chỉ bằng việc khích lệ hay thúc đẩy lý trí. Để rồi có thể bị cạn kiệt luôn cả phần năng lượng còn sót lại.
Bài viết được trích từ cuốn sách: XIN BẠN HÃY ÔM LẤY TRÁI TIM MÌNH TRƯỚC ĐÃ
https://shope.ee/5fL6IeCMFe
Cuốn sách được viết bởi Dae Hyun Yoon - giáo sư hàng đầu của khoa Sức khỏe Tâm thần, bệnh viện Quốc gia Seoul
- 90% độc giả đánh giá 5* trên khắp các diễn đàn sách online tại Hàn Quốc
- Gần 1 triệu bản đã được bán ra trên 3 quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore.
- Rất nhiều phương pháp tâm lý trong sách được các tập đoàn lớn tại Hàn Quốc ứng dụng
Xin bạn hãy ôm lấy trái tim mình trước đã sẽ hướng dẫn người đọc cách khám phá và làm bạn với trái tim mình để quản trị hiệu quả cảm xúc nội tâm trên nền tảng tâm lý, y học tâm thần và khoa học về não bộ.
4 chương sách tập trung khai thác sâu vào các khía cạnh đa dạng của diễn biến cảm xúc con người, cả tiêu cực lẫn tích cực để bạn đọc hiểu được nguyên nhân vì sao bản thân lại gặp phải các vấn đề tâm lý đó. Như cách để yêu thương cảm xúc tiêu cực?; Đâu là những cảm xúc không nên bị dồn nén?; Bắt bệnh tâm lý cho những người dễ nổi nóng; Tại sao trầm cảm không xấu?; Vì sao người hướng nội càng cố gắng hoạt bát thì càng mệt mỏi?
Đặc biệt ở cuối mỗi chương, tác giả cung cấp bài đánh giá tổng quan về hội chứng tâm lý bạn đang mắc phải kèm các phương pháp cụ thể để bạn tự chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực trong mình, hướng tới đời sống tinh thần lành mạnh hơn, như Cách tập viết cảm xúc xấu thành câu chữ; Cách ghi chú những điều tích cực; Cách nói chuyện phiếm để giải tỏa tâm trạng; Cách tìm ra phương pháp trị liệu bằng âm nhạc của riêng bạ
Cuốn sách đặc biệt dành cho bạn đọc
- Không biết làm sao để làm chủ cảm xúc và kiểm soát tâm trạng
- Không dám sống thật hoặc không biết bộc lộ cá tính của mình
- Không biết cách để làm bạn và yêu thương bản thân
- Có nhiều thắc mắc hoặc đang tìm kiếm câu trả lời/giải pháp cho những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực đang vướng phải
- Đã hoặc đang mắc phải những vấn đề tâm lý
- Yêu thích và quan tâm tới kiến thức tâm lý nói chung
Chứa đựng nhiều kiến thức chuyên ngành nhưng được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng thông qua các ví dụ thực tế. Chạm tới các cảm xúc tiêu cực nhưng lại chứa đựng đầy tinh thần lạc quan, hứa hẹn sẽ đem lại cho độc giả cách tiếp cận dễ dàng, đồng cảm mà không hề kém thú vị.