Sự khác nhau giữa Suy Nghĩ Quá Mức & Suy Nghĩ Sâu Sắc (Overthinking & Deep Thinking)

su-khac-nhau-giua-suy-nghi-qua-muc-suy-nghi-sau-sac-overthinking-deep-thinking

Một khi đoàn tàu suy nghĩ thái quá bắt đầu vào đường ray, nó sẽ tạo được đà chạy và rất khó để dừng lại. Việc liên tục tự đánh giá bản thân và tái tạo các tình huống trong đầu trở thành chuyện thường ngày.

Các video về mèo Kitty, những câu danh ngôn đầy tính thuyết phục và món kem đường đá – thậm chí cả người tư vấn tốt nhất thế giới cũng không thể ngăn được những suy nghĩ thái quá. 

Bạn hiểu rõ bản thân mình mà. Một khi đoàn tàu suy nghĩ thái quá bắt đầu vào đường ray, nó sẽ tạo được đà chạy và rất khó để dừng lại. Việc liên tục tự đánh giá bản thân và tái tạo các tình huống trong đầu trở thành chuyện thường ngày. Những câu hỏi như “chuyện gì sẽ xảy ra nếu như” hay “tại sao” cứ lởn vởn trong đầu bạn cho đến khi bạn kiệt sức bởi những giả định về các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Mặc dù việc suy nghĩ thật kỹ về một chủ đề có thể giúp ích cho bạn trong công việc, nhưng suy nghĩ quá nhiều có thể làm giảm năng suất làm việc, kìm hãm sự sáng tạo và làm cạn kiệt khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Và kết quả cuối cùng là gì? Bạn sẽ mất đi hạnh phúc.

Tuy vậy, chúng tôi cũng có tin tốt đây. Những người suy nghĩ quá mức cũng có thể là người có óc quan sát sâu sắc, có định hướng rõ ràng và khả năng đồng cảm tuyệt vời–những đặc điểm mà bất kỳ một nhóm hay tổ chức nào cũng sẽ tự hào hoan nghênh. Vì vậy, nếu bạn muốn ngừng việc suy nghĩ quá mức và sử dụng siêu năng lực tư duy sâu sắc của mình cho tốt, thì hãy đọc tiếp. Bạn sẽ thích những gì sắp đọc dưới đây!

Tôi có phải là người suy nghĩ quá mức không? Tại sao việc suy nghĩ quá mức lại làm tiêu tan hạnh phúc?

Bạn có phải là người suy nghĩ quá mức hay không? Giả sử một trong những tình huống sau xảy ra với bạn:

  • Một khách hàng tiềm năng (mà bạn cảm thấy ngoài tầm với của mình) yêu cầu một bản chào hàng.
  • Một đồng nghiệp gửi email cho bạn rằng họ muốn nói chuyện và điều đó nghe có vẻ nghiêm trọng.
  • Một đồng nghiệp trả lời bạn theo một cách khiến bạn phải băn khoăn về động cơ của họ.
  • Một người bạn mới đã hủy bỏ lời mời của bạn lần thứ hai.
  • Bạn đã gửi một email mà bạn ước gì mình đã không gửi và nó đề cập đến một điều mà bạn muốn giữ kín.

Bạn nghĩ gì khi những tình huống này xảy ra? Bạn có lặp đi lặp lại các sự kiện đã qua trong đầu mình không? Bạn có đang dự đoán những kết quả xấu có thể xảy ra không? Bạn có than thở về "điều gì xảy ra nếu", "tại sao" và làm thế nào để chuẩn bị cho một tình huống có thể gây tổn hại không? Nếu bất kỳ điều nào trong số này khiến bạn thấy quen thuộc, thì có thể bạn là một người suy nghĩ quá mức.

Hãy quay trở lại lần gần đây nhất mà bạn đã suy nghĩ quá nhiều về một việc đến mức nó khiến bạn đưa ra tất cả các tình huống và tự hỏi điều gì có thể xảy ra nếu bạn đã hành động khác đi. Bạn có gợi lên được chút cảm giác hạnh phúc nào trong khi đưa ra những dự tính đó không? Có lẽ là không. Một cái đầu hay suy nghĩ quá mức có xu hướng tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực, phá hoại những suy nghĩ hạnh phúc và khiến cho tâm trí của bạn luôn ở trong trạng thái tiêu cực. Khi hạnh phúc mất dần đi, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và năng suất của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến các quyết định, khả năng giải quyết vấn đề của bạn và cách bạn kết nối với những người khác trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, nó không chỉ làm tiêu tan hạnh phúc. Suy nghĩ quá mức còn có những tác động sau đây.

Giết chết sự sáng tạo của bạn

Suy nghĩ quá mức có thể kìm hãm sự sáng tạo. Theo Psychology Today: "Nghiên cứu trước đây của Đại học Stanford cho thấy 'suy nghĩ quá mức' được biểu hiện bởi rất nhiều hoạt động ở vùng vỏ não trước trán làm giảm khả năng sáng tạo." Psychology Today cũng lưu ý rằng trong một nghiên cứu khác vào năm 2015 về sự sáng tạo của Manish Saggar và các cộng sự ở Stanford, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc giữ cho các hoạt động của trung tâm điều hành của vùng vỏ não trước trán ở mức cao bằng những suy nghĩ quá mức nghiêm trọng về một vấn đề sẽ làm cản trở khả năng sáng tạo. 

Đánh cắp thời gian và năng suất của bạn

Suy nghĩ quá mức là việc rất mất thời gian. Tâm trí của bạn bị mắc kẹt với việc than thở về những tiếc nuối trong quá khứ hay dự đoán về bất hạnh trong tương lai, và bạn quên mất hiện tại. Năng suất làm việc cũng bị ảnh hưởng lớn. Việc suy ngẫm về các sự kiện trong quá khứ và khả năng tiềm tàng trong tương lai rồi quên đi hiện tại khiến bạn bị mắc kẹt trong một vòng suy nghĩ lãng phí thời gian. Kết quả là làm giảm năng suất và khiến bạn lơ là các vấn đề cần ưu tiên và những kết quả mà mình mong muốn.

Phóng đại vấn đề và làm giảm khả năng giải quyết vấn đề

Suy nghĩ quá mức làm phóng đại vấn đề và tạo ra nỗi sợ hãi, nghi ngờ, hối tiếc và hỗn loạn. Khi bạn đang trải qua những cảm xúc tiêu cực, nó sẽ cản trở khả năng giải quyết vấn đề của bạn vì bạn đang tập trung vào vấn đề hơn là tìm ra giải pháp.

Bỏ lỡ cơ hội

Khi bạn rơi vào vòng xoáy tiêu cực, nó có thể khiến bạn mắc vào tâm lý nạn nhân mà đổ lỗi cho người khác. Khi bạn tập trung vào mọi chuyện tiêu cực đã xảy ra với mình, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội đang ở ngay trước mặt mình. Nếu bạn đã từng tự hỏi một giờ vừa qua mình đã làm gì và rồi chìm đắm trong suy nghĩ, thì bạn sẽ hiểu rằng việc suy nghĩ quá mức có thể làm mất thời gian của bạn mà không mang lại cho bạn điều gì tích cực. Nhưng, chúng tôi có tin tốt đây- hãy đọc tiếp nhé

Suy nghĩ quá mức thì độc hại, còn suy nghĩ sâu sắc thì không

Nếu bạn là một người suy nghĩ quá nhiều, cũng có thể bạn là một người có suy nghĩ sâu sắc, chỉ là bị mắc kẹt trong một quá trình suy nghĩ liên tục. Theo nhà thần kinh học về nhận thức, Tiến sĩ Caroline Leaf, "Suy nghĩ sâu sắc thực sự giống như một cuộc 'khám nghiệm tâm thần'; nó rất cẩn trọng, có kiểm soát, có chủ đích, có hệ thống và hợp lý. Nó không bị chi phối bởi cảm xúc, sự hỗn loạn, những điều phi logic, những giả định và nó không bị thúc đẩy bởi cảm giác của việc trở thành nạn nhân. Suy nghĩ sâu sắc giúp tìm kiếm giải pháp và sau đó kết thúc, trong khi suy nghĩ quá mức sẽ trở nên hỗn loạn, không có giải pháp hoặc không thấy hồi kết." Làm thế nào bạn có thể biết liệu bạn có đang suy nghĩ thái quá thay vì chỉ suy nghĩ sâu sắc? Hãy cùng xem xét sự khác biệt giữa suy nghĩ sâu sắc và suy nghĩ quá mức.

Hãy cùng xem xét những đặc điểm đối lập này một cách chi tiết hơn:

Suy nghĩ quá mức: Phi lý trí

Bạn không thể tập trung vào việc giải quyết vấn đề bởi vì tâm trí của bạn dự tính những kết quả tiêu cực dựa trên những sự kiện phi thực tế.

Suy nghĩ sâu sắc: Có chủ đích

Bạn đang tập trung vào một chủ đề với ý định giải quyết vấn đề dựa trên thực tế hiện có để tạo ra một kết quả tích cực.

Suy nghĩ quá mức: Bị chi phối bởi cảm xúc

Bạn ngập tràn những cảm xúc tiêu cực có thể đến từ những suy nghĩ viển vông.

Suy nghĩ sâu sắc: Theo hướng hợp lý

Bạn có thể đang cảm thấy tiêu cực về một tình huống, nhưng bạn luôn giữ cho quá trình suy nghĩ của mình có cơ sở và tập trung vào logic và giải quyết vấn đề.

Suy nghĩ quá nhiều: Tâm lý nạn nhân

Bạn nghĩ rằng mọi chuyện trong cuộc sống xảy ra với bạn, và bạn không kiểm soát được nó.

Suy nghĩ sâu sắc: Nắm quyền kiểm soát

Bạn nghĩ rằng các quyết định và suy nghĩ của bạn tạo nên cuộc sống của bạn, và bạn có quyền kiểm soát trực tiếp cuộc sống của mình và kết quả của nó.

Suy nghĩ quá mức: Đưa ra các giả định

Bạn suy ngẫm về các tình huống và quan điểm của mọi người về bạn mà không dựa vào các cuộc trò chuyện hoặc tình huống thực tế.

Suy nghĩ sâu sắc: Căn cứ vào sự thật

Suy nghĩ của bạn được thúc đẩy bởi việc giao tiếp liên tục và dữ liệu dựa trên các cuộc trò chuyện và tình huống thực tế.

Suy nghĩ quá mức: Hỗn loạn

Những suy nghĩ của bạn rất hỗn loạn và bạn có cảm giác như chúng đang kiểm soát tâm trí của bạn.

Suy nghĩ sâu sắc: Cân nhắc kỹ

Bạn suy nghĩ rất kỹ về các tình huống, nhưng suy nghĩ của bạn được cân nhắc kỹ và được kiểm soát.

Suy nghĩ quá mức: Hướng vào vấn đề

Bạn tập trung cao độ vào vấn đề và những kết quả tai hại có thể xảy ra.

Suy nghĩ sâu sắc: Hướng vào giải pháp

Bạn tập trung cao độ vào giải pháp và cách giải quyết nó để tạo ra những kết quả tích cực.

Làm thế nào để xoa dịu tâm trí suy nghĩ quá nhiều của bạn và biến nó thành siêu năng lực

Bản thân từng là người suy nghĩ nhiều về quá khứ, tôi nhận ra rằng khi tâm trí của bạn bắt đầu hoạt động, nó có thể bắt đầu cuộc sống của riêng mình và khiến bạn cảm thấy mất kiểm soát. Nhưng hãy tin tôi, bạn có nhiều quyền lực hơn bạn nghĩ đấy. Phần này sẽ đề cập đến các mẹo về cách giải quyết việc suy nghĩ quá mức tại nơi làm việc (hoặc chốn riêng tư) để nó không làm mất hạnh phúc và làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Bạn cũng sẽ thấy rằng suy nghĩ sâu sắc (trái ngược với suy nghĩ quá mức) thực sự có thể là siêu năng lực của bạn – một khi bạn biết cách làm dịu tâm trí của mình và sử dụng năng lượng cho mục đích tốt.

Ngừng lại và thay đổi suy nghĩ của bạn

Bạn phải đối mặt với một tình huống nghề nghiệp hoặc cá nhân không thoải mái. Sự nghi ngờ bản thân len lỏi vào suy nghĩ của bạn và chúng bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát. Hãy hiểu rằng bạn có đủ khả năng để ngăn chặn nó và chuyển sang một suy nghĩ khác trong thời điểm hiện tại, ngay cả khi bạn cảm thấy không thể chống đỡ được. Một khi bạn thay đổi suy nghĩ của mình, bạn có thể xử lý tình huống và cảm thấy có thể kiểm soát tình hình tốt hơn.

Phá vỡ vòng xoáy suy nghĩ bằng những suy nghĩ trung lập hoặc tích cực

Suy nghĩ tích cực hay trung lập là gì? Đừng nghĩ quá nhiều về việc làm thế nào để nảy ra một ý nghĩ giúp bạn ngừng việc suy nghĩ quá mức! Nó khá đơn giản và không hề phức tạp. Đó có thể là bất cứ điều gì, từ việc âu yếm những chú chó con và mèo con đến việc lướt sóng trên những con sóng hùng vĩ của Hawaii. Nó thậm chí có thể là một cái gì đó trung lập hơn, như một tâm điểm trong nhà của bạn (một bức tranh hoặc một món đồ nội thất mà bạn thích) hoặc một món ăn mà bạn thích (hãy ăn một chiếc bánh taco!). Nếu cần, hãy gọi cho một người bạn đáng tin cậy và trò chuyện về sự tích cực. Bạn thậm chí không cần phải cảm thấy tích cực và vui vẻ khi đang luyện tập – ban đầu bạn thậm chí có thể cảm thấy kỳ lạ. Chỉ cần tiếp tục phá vỡ những suy nghĩ và thay đổi trạng thái của bạn, và việc đó sẽ trở nên dễ dàng hơn theo thời gian.

Thực hành tự nhận thức

Bạn luôn suy nghĩ; bạn chỉ không nhận thức được nó mà thôi. Khi bạn cảm thấy bị kích động về mặt cảm xúc, hãy tập kiểm tra những suy nghĩ của bạn khi có một tình huống xảy ra ở nơi làm việc.

Bạn có đang:

  •   Cảm thấy mình là nạn nhân và có lỗi với bản thân?
  •   Cảm thấy tức giận với người khác?
  •   Cảm thấy lo sợ về những viễn cảnh tồi tệ trong tương lai?
  •   Cảm thấy căng thẳng với tình huống đó?
  •   Phân tích tổng thể quá khứ và dự đoán tương lai?

Khi bạn nhận ra những hành vi này, bạn có thể dễ dàng kiểm soát chúng hơn và thay thế chúng bằng những suy nghĩ làm thay đổi trạng thái cảm xúc của bạn và mang lại kết quả tích cực. Nói cách khác, hãy sử dụng khả năng tư duy sâu sắc phi thường của bạn cho mục đích tốt.

Hãy thay thế các kiểu suy nghĩ này bằng việc:

  •   Dự đoán về kết quả tích cực
  •   Những suy nghĩ đối lập giúp phá vỡ vòng xoáy tiêu cực
  •   Có suy nghĩ hòa đồng với người khác
  •   Chấp nhận rằng bạn không thể thay đổi quá khứ

Chắc chắn là, nói thì có vẻ dễ hơn làm, nhưng những bước đi nhỏ sẽ đem đến những kết quả tốt hơn. Có một cách để trở nên có trách nhiệm đó là tạo thói quen kiểm tra các suy nghĩ của bạn. Bài viết này nói về cách tạo ra thói quen mới bằng cách sử dụng công cụ theo dõi thói quen được đề xuất của chúng tôi.

Hãy hỏi trước; đưa ra giả thiết sau

Bạn đã bao giờ có một cuộc xung đột với một đồng nghiệp chưa? Trước khi bạn nghĩ đến điều tồi tệ nhất, hãy tiếp cận người kia trước. Đặt những câu hỏi để tìm hiểu sự thật trước khi đưa ra phán xét để bạn có thể tránh hiểu lầm.

Thay đổi câu hỏi "điều gì xảy ra nếu" của bạn

Một đồng nghiệp đã yêu cầu một cuộc họp nghiêm túc với riêng bạn. Suy nghĩ đầu tiên của bạn là gì? Những người suy nghĩ quá nhiều có xu hướng suy nghĩ về các kịch bản giả sử và 9 trong số 10 trường hợp đó là tiêu cực. Nhưng nếu kết quả là tích cực thì sao? Tại sao bạn không thể trải nghiệm nhiều niềm vui hơn thay vì dự đoán điều tồi tệ nhất nhỉ? Suy nghĩ quá mức về tình huống xấu nhất không thực sự giúp bạn chuẩn bị cho nó. Nó chỉ cướp đi hạnh phúc của bạn mà thôi. Sử dụng óc suy nghĩ sâu sắc của bạn để phát triển một số tình huống giả định lạc quan. Điều gì có thể xảy ra nếu kết quả có lợi cho bạn?

Giải quyết xung đột bằng cách thay thế các thảm kịch bằng sức mạnh sáng tạo

Trong cuộc xung đột, những người suy nghĩ quá nhiều có xu hướng mắc kẹt trong việc than thở về những kịch bản giả sử có thể gợi lên những cảnh kịch tính giả tưởng hơn là thực tế. Tin tốt là nếu điều này nghe giống bạn, bạn có thể là người siêu sáng tạo, đồng cảm và giàu trí tưởng tượng, tất cả đều là siêu năng lực theo đúng nghĩa của chúng! Tuy nhiên, sự mất cân bằng có thể chuyển sức mạnh của bạn thành thói quen suy nghĩ không lành mạnh. Được phát triển bởi Tiến sĩ Karpman, Tam giác kịch Karpman thể hiện cách mà những suy nghĩ quá mức dẫn đến những thảm kịch không đáng có. Theo Tam giác kịch Karpman, phản ứng không hiệu quả đối với xung đột có thể thể hiện ở một hoặc nhiều trong ba vai trò sau:

  • Nạn nhân: Nạn nhân cảm thấy bất lực trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn và thúc đẩy sự thay đổi. Họ thích đổ lỗi cho người khác.
  • Người giải thoát: Người giải thoát phải là người hùng xông vào cứu nguy cho một ngày. Họ muốn được người khác cần đến và có thể cảm thấy tội lỗi nếu họ không giúp đỡ. Họ làm điều này để tránh phải đối mặt với xung đột.
  • Người bắt nạt: Người bắt nạt không bao giờ chịu trách nhiệm, thích buộc tội và giữ quyền kiểm soát tình hình bằng cách sử dụng vũ lực bên ngoài. Người này cũng có thể hay chỉ trích, hành động hung hăng và yêu cầu người khác phải tôn trọng mình.

Bạn có thể không thấy mình trong bất kỳ vai trò nào. Đôi khi chúng ta chuyển đổi vai trò trong một cuộc trò chuyện hoặc xung đột mà không nhận ra điều đó. Hãy chú ý cuộc trò chuyện dưới đây do changeboard.com viết và cách mỗi người chuyển từ vai này sang vai khác trong Tam giác kịch Karpman. 

Người quản lý bất mãn (chạm vào đồng hồ): "Cảm ơn vì đã đến muộn một lần nữa, Chris. Chúng ta có một hạn chót rất gấp rút và chúng ta đang thiếu nhân sự. Làm vậy là khá ích kỷ đấy." (Người bắt nạt)

Nhân viên đến muộn: "Tôi thực sự xin lỗi! Hôm nay quả thực không phải lỗi của tôi; các chuyến tàu bị hoãn, và việc đi làm của tôi quả là một cơn ác mộng." (Người bắt nạt)

Người quản lý bất mãn: "Ồ, tôi thấy anh có thời gian đi uống cà phê trên đường mà, phải không?" (Người bắt nạt)

Đồng nghiệp khác: "Công bằng mà nói, các chuyến tàu sáng nay rất tệ, và tôi có thể giúp thêm một số việc." (Người giải thoát) "Dù sao thì cũng ổn đối với anh, anh có thể lái xe đến – chứ không giống như hầu hết chúng tôi." (Chuyển sang Người bắt nạt)

Người quản lý bất mãn: "Ừ, được rồi, tôi đã được phân bổ chỗ đậu xe, nhưng tôi bị đau lưng nên không đi xa được; tôi biết người khác rất bực mình vì điều đó." (Chuyển sang Nạn nhân)

Nhân viên đến muộn: "Không ai phản đối anh vì điều đó! Dù sao thì anh cũng đã làm việc ở đây lâu nhất." (Chuyển sang Người giải thoát)

Đồng nghiệp khác: " Ồ, lưng tôi cũng bị đau đây; tôi ước gì có ai đó sẽ xem xét việc phân bổ bãi đậu xe cho nhiều người trong chúng ta hơn, tôi ghét phải đi tàu." (Chuyển sang Nạn nhân)

Những người suy nghĩ quá nhiều có xu hướng đóng một hoặc nhiều vai trò trong quá trình giao tiếp và giải quyết xung đột. Tuy nhiên, việc thoát khỏi những vai trò này là một thách thức vì chúng ta không nhận ra rằng mình thậm chí đang đóng vai trò đó. Mặc dù chúng ta đang thúc đẩy những kịch tính không đáng có, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy bình thường bởi vì đó là cách chúng ta vẫn luôn phản ứng. Hãy thử xem xét một cơ hội khác để rèn luyện khả năng tự nhận thức và hoàn thiện bản thân. Lưu ý cách bạn giao tiếp (hoặc không giao tiếp) trong quá trình xung đột và cách bạn đóng góp vào sự việc. Để ý xem những người khác thì sao. Sau đó, sử dụng siêu năng lực của bạn để bỏ lại màn kịch phía sau và trở thành một người đứng đầu.

Trong cuốn sách Sức mạnh của TED* (*Động lực trao quyền), tác giả David Emerald giới thiệu một giải pháp thay thế cho tam giác kịch.

Những Người bắt nạt cố gắng tự chủ hơn có thể biến sự hung hăng của họ thành sự quyết đoán. Họ có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình để thách thức mọi người phát triển các kịch bản giải quyết xung đột theo hướng lạc quan để hỗ trợ tất cả mọi người. Người bắt nạt trở thành Người thách thức.

Nạn nhân có thể nhận trách nhiệm về mình và sử dụng sự đồng cảm của mình để hiểu được người khác và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo giúp kết nối mọi người. Nạn nhân trở thành Người sáng tạo.

Người giải thoát có thể sử dụng lòng trắc ẩn của mình để lắng nghe tốt hơn và trao quyền cho người khác giải quyết vấn đề của chính họ thay vì làm việc đó cho họ. Người giải thoát trở thành Huấn luyện viên.

Viết ra những điều bạn nghĩ

Ở phần trước của bài viết này, chúng tôi đã nói về việc dừng lại và thay đổi những suy nghĩ của bạn. Có một cách thực hành khác có liên quan đến việc đó là viết ra những gì bạn đang nghĩ. Trong khi bạn đang suy nghĩ quá nhiều, hãy kiểm tra cảm xúc và cách bạn nhìn nhận tình huống và viết nó ra giấy.

Sau đó, trước khi xử lý tình huống, hãy chờ qua một thời gian và xem lại các ghi chú của bạn. Bạn có cảm thấy có gì khác nhau không? Thông thường, một khi chúng ta rời khỏi một vấn đề và xem xét lại nó với một tâm trí bình tĩnh hơn, cân bằng hơn, chúng ta có thể nhận ra cách suy nghĩ của chúng ta vượt khỏi tầm kiểm soát và tiếp cận tình huống một cách hợp lý hơn.

Sử dụng các công cụ phù hợp

Tạo thêm sự cân bằng cho suy nghĩ của bạn đôi khi có thể đơn giản hơn bạn nghĩ. Phần này sẽ đề cập đến một số công cụ và tài nguyên hữu ích dành cho những người suy nghĩ quá nhiều.

Thực hành giao tiếp và giải quyết xung đột

Nếu bạn sợ lỡ mất hạn chót? Hãy trở nên có tổ chức hơn. Dưới đây là một số ứng dụng đề xuất giúp sắp xếp thời gian và cuộc sống công việc của bạn.

----------

Tác giả: Jenna Scaglione

Bài gốc: How Overthinking kills Your Happiness?

Dịch giả: ChamNguyen -ToMo - Learn Something New 

menu
menu