Tác động của một người cha/người mẹ ái kỷ lên con cái 

tac-dong-cua-mot-nguoi-cha-nguoi-me-ai-ky-len-con-cai 

Tác động của cha/mẹ ái kỷ lên con cái thường tinh tế hơn, ngấm ngầm hơn. Họ có thể có những phút giây bùng nổ giận dữ và trách mắng con, nhưng họ ngấm ngầm kỳ vọng con phải thật hoàn hảo, ngoan ngoãn và thật xuất chúng, chính kỳ vọng đó mới thật sự tác độ

Tác động của cha/mẹ ái kỷ lên con cái thường tinh tế hơn, ngấm ngầm hơn. Họ có thể có những phút giây bùng nổ giận dữ và trách mắng con, nhưng họ ngấm ngầm kỳ vọng con phải thật hoàn hảo, ngoan ngoãn và thật xuất chúng, chính kỳ vọng đó mới thật sự tác động đến trẻ nhiều nhất. Trẻ có cha/mẹ ái kỷ thường cảm thấy “mình kém cỏi”. Chúng cảm thấy mình chưa bao giờ bứt phá lên được. Chúng thường thấy tổn thương, xấu hổ và giận dữ trước những đòi hỏi và sự kiểm soát vô lý của cha/mẹ ái kỷ. Chúng có thể cố gắng đến tuyệt vọng để làm vui lòng họ, thỉnh thoảng chúng từ bỏ, buông xuôi hoặc thậm chí công khai nổi loạn. 

Một người cha/người mẹ ái kỷ thường chọn ra đứa con “cưng”, kỳ vọng nó phải là phiên bản nhí của chính mình. Cha/mẹ ái kỷ áp đặt rất nhiều áp lực lên đứa trẻ này, bắt nó Cha mẹ ái kỷ phải thể hiện và đạt được hy vọng và mơ ước của họ. Đứa trẻ này có thể cũng được đối xử đặc biệt; ví dụ, được ưu tiên, được trao cho đặc quyền của người lớn mà không cần chịu trách nhiệm, được nhận những món quà đặc biệt, được bẻ cong quy tắc, nhưng cũng bị kiểm soát, bị bảo vệ thái quá và bị kỳ vọng là phải hòa tan bản dạng của mình với bản dạng của người cha/người mẹ đó. 

Adam 

Sau khi có ba đứa con gái, người cha ái kỷ của Adam trông đợi cậu trở thành “người đàn ông bé nhỏ” của mình. Cha cậu cung cấp mọi thứ cậu muốn nhưng, đổi lại, ông ta độc quyền kiểm soát mọi ý nghĩ và hành động của Adam. Adam không được phép lái một chiếc xe đạp vì cậu có thể ngã và gãy chân như cha cậu hồi bé. Nhưng cậu được mua cho một chiếc xe hơi đắt đỏ vào sinh nhật thứ mười sáu. Adam đã sớm biết cách làm vui lòng cha nhưng đồng thời cũng sớm học được cách lách luật của cha và nói dối để được làm những việc cậu muốn làm với bạn bè mình. 

Mặc dù Adam cảm thấy may mắn khi được cha quan tâm, yêu chiều với những món quà đặc biệt mà các chị cậu không có nhưng cậu thường xuyên có cảm giác tức giận và thất vọng. Cậu cảm thấy cô độc. Cậu biết rằng cha kỳ vọng mình trở thành một luật sư như ông nhưng cậu chẳng có hứng thú gì với đại học. Cậu không có một người bạn thực sự thân thiết nào, một phần vì cậu không tin tưởng người khác và cậu không cảm thấy thoải mái khi ở gần phụ nữ, cậu cho rằng họ là hạng thứ nhân và hết sức nhàm chán. Và cậu không thể hiểu tại sao mình lại không thực sự yêu quý cha hay thực sự thích được ở bên cha. Mọi thứ dường như là quá buồn tẻ và mù mờ. 

Mặt khác, trẻ không phải là con cưng của cha/mẹ ái kỷ có thể cảm thấy chẳng có mối quan hệ nào hoặc có rất ít sự ràng buộc với người cha/người mẹ này, người đã quá bận rộn với sở thích và các hoạt động của riêng mình, chẳng còn chú ý mấy đến con cái. Những đứa trẻ này thường bị chỉ trích, bị đòi hỏi và bị bỏ bê. Kết quả là, chúng có thể khao khát sự chú ý nhưng đồng thời cũng sợ sự chú ý. Và thường thì, một đứa trẻ sẽ bị cha mẹ rối loạn nhân cách ranh giới lôi ra làm vật tế cho nỗi tức giận, cho sự coi thường và chỉ trích của anh/cô ấy. Những đòi hỏi áp đặt lên đứa trẻ này thường không thực tế và dường như con có ngoan ngoãn bao nhiêu cũng chưa đủ. 

Khi có một người cha/người mẹ ái kỷ, trẻ thường gặp những khó khăn sau:

  • Khả năng thấu hiểu cảm xúc yếu kém; 
  • Loay hoay với những ranh giới thích hợp; 
  • Không nhận ra được đâu là người yêu/người bạn đời tốt cho mình; 
  • Tự ràng buộc trách nhiệm chăm sóc mọi thứ và làm vui lòng người khác; 
  • Khó tin tưởng vào cảm xúc và suy nghĩ của mình; 
  • Vật lộn với lòng tự tôn; 
  • Dễ nghiện ngập; 
  • Có nhiều hành vi ái kỷ. 

Việc cố gắng giảm thiểu tác động lên xuống thất thường của cha/mẹ ái kỷ thực sự là một thách thức. Xây dựng mối quan hệ bền vững, yêu thương với con cái sẽ là việc rất quan trọng đối với bạn. Bạn cũng không nên quá đòi hỏi sự chú ý và chấp thuận của người bạn đời ái kỷ này. Khi bạn đủ mạnh mẽ để tạo ra nếp sống, sự ổn định trước những xáo động mà người ái kỷ tạo ra thì con cái bạn có nhiều cơ hội được sống một cách an bình và kiên cường hơn. 

Trích từ cuốn sách Cha mẹ ái kỷ - Margalis Fjelstad & Jean McBride. Xem sách tại Tiki

menu
menu