Tại Sao Chúng Ta Thường Lạnh Nhạt Với Bạn Đời Của Mình - The School of Life
Khi ta yêu, ta có một cái tôi mỏng như tơ nhện. Nó bị tổn thương, sợ hãi và buồn bã một cách dễ dàng đầy tuyệt vọng.
Câu chuyện về con đường dẫn tới sự lạnh lùng trong tình yêu là quá phổ biến: ta bắt đầu câu chuyện ngập tràn trong tình cảm, và thời gian dần trôi, tình cảm phai nhạt. Ta bắt đầu ưu tiên công việc, ta kiểm tra điện thoại trong lúc đang trò chuyện, ta không đặc biệt muốn nghe về một ngày của họ nữa. Và có một lời giải thích bên ngoài cho kiểu đóng băng cảm xúc này:
Đó là mọi người tự nhiên cảm thấy chán nhau, cũng như cái cách mà họ nhàm chán với mọi thứ khác: các tiện ích mà hồi đó trông rất tuyệt vời, bộ phim mà họ từng yêu thích. Sự lạnh lùng, trong chuyện này, đơn giản chỉ là hậu quả không thể tránh khỏi của sự quen thuộc.
Nhưng lại có một lời giải thích khác, tiêu cực hơn vào lúc đầu, nhưng cuối cùng, lại tươi sáng hơn. Sự thất thoát niềm quan tâm không phải là tự nhiên, hay không thể tránh khỏi. Sự nhàm chán là một điều gì đó phức tạp và chủ động hơn – Nó tồn tại bởi vì ta cảm thấy tổn thương, giận dữ hay sợ hãi bởi người ấy, và bởi vì ta chưa tìm ra cách để giải bày nỗi lòng của ta cho họ hiểu. Làm lơ không mang tính dĩ nhiên – nó là một triệu chứng của chứng trầm cảm tâm lý bị chối bỏ, đó là một cách đối phó. Trong thâm tâm ta chán nản, tê liệt tâm lý. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, dù sau cùng ta có thể không nhận biết được người yêu ta đang bị tổn thương, giận dữ hoặc sợ hãi. Khái niệm này trông có vẻ nực cười hay cùng cực. Nó làm cho người ta yêu trông như quái vật hay kẻ yếu đuối, không có cái nào là đúng cả.
Nhưng một cái tôi mà yêu trong một mối quan hệ, không phải là một cái tôi bình thường ta biết từ khía cạnh khác của cuộc sống. Ta có thể cực kỳ tháo vát và linh hoạt, nhưng khi ta yêu, ta là một bóng hình mong manh hơn. Ta nên ví nó giống như một phiên bản nhỏ hơn, yếu thế của bản thân mà sống trong đầu ta và không khôn ngoan hơn mấy so với ta lúc mới chào đời, tức là khi mọi nhu cầu và khái niệm về tình yêu dần hình thành trong ta. Chính bóng hình này dẫn dắt trái tim ta kể cả khi ta cao 6'2'' với bộ râu nhọn hoắt.
Khi ta yêu, ta có một cái tôi mỏng như tơ nhện. Nó bị tổn thương, sợ hãi và buồn bã một cách dễ dàng đầy tuyệt vọng. Bạn có thể làm nó buồn bằng cách ngắt lời khi nó đang kể bạn nghe về bữa trưa của nó, bằng cách không hỏi thăm nó đủ về cái vết đỏ trên cánh tay của nó ngày hôm qua, bằng cách đọc sách thay vì ôm ấp, hoặc là chất vấn về kênh TV nó cần xem. Tất nhiên, đây là, theo tiêu chuẩn của thế giới người lớn, những khinh suất nhỏ, nhưng chúng ta không yêu theo tiêu chuẩn của người lớn.
Những mũi tên nhỏ này đủ để đâm sâu vào cái tôi mỏng manh ấy đến tận từng tế bào tâm lý của nó. Lý tưởng nhất, cái tôi bé tí ấy sẽ cố chỉ ra việc gì đã diễn ra. Nó sẽ cẩn thận giải thích rằng nó đã bị thất vọng và tổn thương, tiếng nói của nó sẽ được cân nhắc, dù dễ thương nhưng thất thủ, mà đa phần nó chọn sự im lặng. Điều đó có thể được tha thứ - bởi nó không hiểu rõ điều gì là có hại, nó chỉ biết nó đang đau thôi, và nó theo bản năng chạy trốn và tự bảo vệ mình mà chuyển thành những hành vi làm nó trông lạnh lùng.
Nếu cái tôi người lớn chia sẻ nỗi đau của cái bóng hình ấy, nó có thể bị xem như ấu trĩ, đó là một phần lý do tại sao nó không làm vậy. Luôn có một cái gì đó nhục nhã trong việc phải thốt lên: "Anh thấy em không thèm quan tâm đến các chi tiết của giờ nghỉ trưa của anh” hoặc "Anh 45 tuổi nhưng không có khả năng chia sẻ cái điều khiển TV." Đây thực sự là những vấn đề nhỏ nhặt chẳng đáng cho 1 người khó chịu, nhưng trừ cái tôi khi yêu ra, ta không dễ gì làm theo các quy định dành cho người lớn. Hậu quả là cái tôi khi yêu bị héo mòn đi, nó chán chê tình dục, nó mỉa mai và cáu kỉnh, nhưng thậm chí không biết tại sao nó lại như vậy. Nó không có giả đò, nó chỉ bối rối mà thôi. Để đối phó, ta cần phải có một sự nhận thức và tha thứ trên tất cả dành cho sự nhạy cảm và mệt mỏi và một cam kết để giải mã nó khi sự thờ ơ và lạnh nhạt dần nguôi ngoai. Ta cần tạo nên một không gian nơi tiếng lòng tổn thương nhỏ bé ấy có thể được lắng nghe mà không bị chối bỏ, như nó hay thường bị, như là ấu trĩ hay từ ám ảnh mà ra. Cái tánh hay giận của bản thân khi yêu khá nực cười, nếu soi theo các tiêu chuẩn mạnh mẽ hơn của cuộc sống, nhưng đây không phải là phần còn lại của cuộc sống, Khi ta lạnh nhạt, không có nghĩa là ta đã mất tình cảm cho người yêu. Ta chỉ cần một cơ hội để biết rằng ta đang thầm lặng bất đồng với họ. Và ta cần phải có một không gian an toàn, nơi mà mọi cảm xúc mong manh tột cùng của ta có thể được cảm thông mà không có sự dè bỉu.
Xem video
Dịch bởi openedu.vn