Tại sao Descartes yêu người phụ nữ mắt lác? Sức hút của cái không hoàn hảo
Có nhiều cách lý giải cho chuyện này và một nguyên do lớn nhất có thể là sự quyến rũ đến từ cái không hoàn hảo – trong hoàn cảnh có sự hiện diện của sự hoàn hảo ở một mức độ nhất định.
Tại sao triết gia người Pháp Descartes lại yêu một cô gái có đôi mắt lác? Có nhiều cách lý giải cho chuyện này và một nguyên do lớn nhất có thể là sự quyến rũ đến từ cái không hoàn hảo – trong hoàn cảnh có sự hiện diện của sự hoàn hảo ở một mức độ nhất định.
Một người có thể giải thích cho sự yêu thích của Descartes bằng cách lập luận rằng mỗi người chúng ta đều có những khuyết điểm nhất định; do đó, không thể tránh khỏi việc ta sẽ yêu người mắc khiếm khuyết. Tuy nhiên, đây không thể là toàn bộ lời giải thích, vì sau này Descartes cũng có xu hướng yêu những phụ nữ mắt lác. Theo ý nghĩa này, ông ấy nhìn nhận đôi mắt lác theo cách tích cực, mặc cho sự thật là ông ấy biết nó là một khiếm khuyết.
Descartes
Ông ấy yêu cô gái, bao gồm cả những đặc điểm khác, nhưng đôi mắt lác của cô là độc đáo nhất. Đặc điểm này của cô gái phân biệt cô với phần lớn những cô gái khác. Như thể trong tiềm thức, ông ấy nghĩ rằng mọi phụ nữ chia sẻ đặc điểm này sẽ có những đặc điểm tích cực khác của cô gái người yêu đầu tiên của ông và do đó sẽ tạo nên một tình yêu sâu sắc tương tự. Thái độ này làm ông nhìn nhận những phụ nữ đó là xinh đẹp.
Một đặc điểm đặc biệt thu hút sự chú ý của chúng ta và bởi vì tầm quan trọng đáng kể mà chúng ta trao cho nó, đôi lúc chúng ta xem nó trở thành yếu tố quan trọng trong đánh giá tổng thể của chúng ta về người khác. Tuy nhiên, thực tế thì cô gái mà ông ấy yêu có đặc điểm đặc biệt là đôi mắt lác không có nghĩa rằng những đặc điểm khác của cô sẽ được chia sẻ bởi những phụ nữ khác có cùng đặc điểm mắt lác. Tuy nhiên, trong thực tế , sự nhầm lẫn này tạo ra một cảm giác tình yêu khi ông bắt gặp nó ở những phụ nữ khác. Trên thực tế, tất cả chúng ta có xu hướng bị thu hút bởi một người có ngoại hình, giọng nói hoặc thậm chí một mùi hương giống với người chúng ta đã từng yêu sâu đậm. Đó là một kiểu phản xạ có điều kiện, làm chúng ta có khả năng yêu người này. Cũng cần nhấn mạnh rằng, chúng ta thực sự nhìn nhận người này có nhiều đặc điểm tích cực và không chỉ đơn thuần liên đới với những đặc điểm như vậy.
Một cơ chế hơi tương tự được thể hiện trong "hiệu ứng hào quang quyến rũ" (attractiveness halo), một người xinh đẹp thì được giả định là cũng có những tính cách tích cực khác. Trong trường hợp này, chúng ta có thể nói rằng Descartes có "hiệu ứng mắt lác": mọi phụ nữ mà có đặc điểm này thì cũng có liên đới với cô gái mà ông từng yêu, và do đó đã kích hoạt lên một thái độ yêu thương, bao hàm việc nhìn nhận người phụ nữ đó là quyến rũ.
Một hiện tượng tương tự với trải nghiệm này của Descartes là một số đàn ông bị thu hút trước những phụ nữ đeo kính. Một lần nữa ở đây, sự quyến rũ là một điều gì đó được thể hiện bởi một khiếm khuyết trong tầm nhìn của người phụ nữ, nhưng khi kết hợp với những thuộc tính khác của cô thì nó tạo nên một tổng thể (Gestalt) rất tích cực. Những người đeo kính thường được xem là có học thức và thậm chí là thông minh. Như Christine Whelan lập luận, đàn ông thường muốn tán tỉnh phụ nữ đeo kính. Và trong khi đàn ông bị thu hút bởi vẻ ngoài đáng yêu, họ có nhiều khả năng bị thu hút hơn nếu vẻ ngoài đó cũng bộc lộ trí tuệ tiềm ẩn và là loại thuộc tính có khả năng dẫn đến thành công.
Có nhiều lý do khác nhau giải thích tại sao đàn ông bị thu hút bởi phụ nữ đeo kính. Một lý do đó là đàn ông từng có một mong muốn được làm tình với cô giáo của họ (theo lý thuyết này, người được giả định là đeo kính). Không kể đến nguyên nhân cụ thể trong mỗi trường hợp cụ thể, tình huống này tương tự theo ý nghĩa rằng một đặc điểm có thể được xem như là một khiếm khuyết, được đánh giá tích cực dưới ánh sáng của quá khứ có liên quan đến đặc điểm này.
Dù sự hoàn hảo và sự cân đối là cơ sở cho nhận thức về cái đẹp và sự quyến rũ của chúng ta, thì đôi lúc sự hoàn hảo có thể bị xem là nhàm chán, vì nó quá hoàn hảo. Có rất nhiều tấm hình của những nữ diễn viên ăn mặc luộm thuộm là ví dụ của xu hướng đương thời chống lại sự quá hoàn hảo.
Con người sợ ở bên người hoàn hảo. Tác giả Jeff Riva cho biết:" Tôi yêu những nhân vật không hoàn hảo; cả khi đọc lẫn khi viết sách. Phần lớn nhân vật tôi tạo ra đều có một vài điểm không hoàn hảo trong họ. Sự không hoàn hảo chính là sự hoàn hảo mới. Sự không hoàn hảo làm cho một nhân vật thật hơn." Riva lập luận thêm rằng "mặc dù chúng ta tìm kiếm người hoàn hảo thì họ lại mang đến cho chúng ta một cảm giác bất an tạm thời. Chúng ta cảm thấy nhỏ bé khi đứng trước họ. Chúng ta thậm chí có thể phẫn nộ với sự hoàn hảo của họ. Nhưng chúng ta lại dính lấy những người không hoàn hảo. Sự hiện diện của họ làm chúng ta được vui chơi trong sự không hoàn hảo của chính mình. Những khiếm khuyết hoặc sự không hoàn hảo bổ sung chiều sâu và tính người cho những nhân vật trong truyện. Chúng ta có thể nói rằng sự không hoàn hảo thật sự là xu hướng mới của sự hoàn hảo, nhưng khi sự không hoàn hảo gia tăng thì sự quyến rũ của nó giảm xuống."
Những tuyên bố trên không có nghĩa là chúng ta không bị thu hút bởi cái đẹp và sự cân đối. Chắc chắn chúng ta có. Nó chỉ đơn giản là khi có ai đó đẹp thì sự hiện diện của một người không hoàn hảo vừa phải, ví dụ như đôi mắt lác hoặc mắt đeo kính, có thể trong một số trường hợp, làm gia tăng sự quyến rũ.
Chúng ta quả thật bị kích thích bởi bất cứ điều gì chưa hoàn thành, chưa lý giải được, hoặc không chắc chắn, vì chúng ta nhìn nhận nó là không bình thường và do đó đòi hỏi sự chú ý và suy nghĩ của chúng ta. Khi tình huống trở nên ổn định và bình thường thì hệ thống tinh thần chẳng còn lý do để cảnh giác và đầu tư thêm nguồn lực. Điều này luôn đúng trong tình yêu.
Những trạng thái mơ hồ và không hoàn hảo, hơn là những trạng thái hoàn hảo và đã kết thúc, có bản chất của sự chưa hoàn thành và do đó mang lại sức thu hút nhất định. Giải quyết sự mơ hồ thường xóa bỏ ảo tưởng tích cực, dẫn đến việc ít thỏa mãn hơn với tình huống. Theo ý nghĩa này, việc giải quyết sự không chắc chắn tạo ra một kết quả tiêu cực.
Tóm lại, chúng ta không rõ nguyên nhân nào trong số những nguyên nhân trên có thể giải thích cho tình yêu của Descartes với những phụ nữ mắt lác. Nó có thể là một số hoặc tất cả những nguyên nhân đó. Nhưng những nguyên nhân này chỉ ra rằng hành vi của ông ấy không phải là kỳ quặc.
Nguồn: Why Did Descartes Love Cross-Eyed Women? The Lure of Imperfection