Tại sao “sống không hối tiếc” là một lời khuyên tồi, và Ân hận đúng cách mới là trưởng thành cảm xúc?
Dựa trên nghiên cứu về tâm lý xã hội, khoa học thần kinh và sinh học và bằng những khảo sát hơn 15 nghìn người ở 105 quốc gia, Daniel H. Pink đã chỉ ra 4 điều hối tiếc cốt lõi mà mỗi chúng ta đều mắc phải.
TÍCH CỰC ĐỘC HẠI
Tại sao “sống không hối tiếc” là một lời khuyên tồi, và Ân hận đúng cách mới là trưởng thành cảm xúc?
Cuộc sống hằng ngày của chúng ta bao gồm hàng trăm quyết định - một số quyết định rất quan trọng, nhiều quyết định khác thì không.
Nếu biết những gì chúng ta thực sự hối tiếc, bản thân sẽ có thể hiểu được tầm quan trọng của chúng. Mục đích của cuốn sách này là coi sự hối tiếc như một cảm xúc không thể thiếu – chỉ cho bạn cách sử dụng nhiều điểm mạnh của nó để đưa ra quyết định tốt hơn, hoạt động tốt hơn ở nơi làm việc và trường học, mang lại ý nghĩa lớn hơn cho cuộc sống của bạn.
Hối tiếc không nguy hiểm hay bất thường gì cả, mà nó là sự chệch hướng khỏi con đường vững chắc dẫn đến hạnh phúc. Nó lành mạnh và phổ biến, là một phần không thể thiếu của con người.
Hối tiếc cũng có giá trị. Nó soi rọi. Nó chỉ dẫn. Một khi được thực hiện đúng, nó sẽ chẳng kéo chúng ta xuống; mà nó có thể nâng chúng ta lên. Nó không phải là một sự mơ mộng hão huyền nào đó, mà nó là một khát vọng kỳ quặc được hình thành để khiến chúng ta cảm thấy ấm áp và được quan tâm trong một thế giới lạnh lùng và tàn nhẫn.
Nếu một người nói với chúng ta rằng họ chưa bao giờ hối tiếc điều gì, thì họ là những diễn viên đang đóng một vai diễn - vai diễn thường xuyên và sâu sắc đến mức họ bắt đầu tin rằng vai diễn của họ là thật. Những trò tự lừa tâm lý như vậy rất phổ biến. Đôi khi nó thậm chí có thể tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó là cách để cân bằng giữa những cảm xúc tích cực - tiêu cực. Chúng ta muốn nhồi nhét vào đầu những cảm xúc tích cực và bán bớt đi những cảm xúc tiêu cực. Nhưng cách tiếp cận này - loại bỏ tiêu cực và dồn lên tích cực – là một sai lầm.
Bởi vì việc quá coi trọng các cảm tính tính tích cực lại mang đến những nguy hiểm riêng. Sự mất cân bằng cảm xúc có thể kìm hãm khả năng học hỏi, trì trệ sự phát triển và hạn chế tiềm năng của chúng ta (tạo ra sự độc hại).
Đó là lý do những cảm xúc tiêu cực cũng rất cần thiết. Chúng giúp ta tồn tại. Nỗi sợ đẩy chúng ta ra khỏi một tòa nhà đang cháy và khiến chúng ta phải rón rén bước đi để tránh một con rắn. Sự ghê sợ che chắn chúng ta khỏi chất độc và khiến chúng ta chùn bước trước những hành vi xấu. Sự tức giận cảnh báo chúng ta về các mối đe dọa và khiêu khích từ người khác, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những điều đúng và sai. Tất nhiên là quá nhiều cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn suy nhược.
Nhưng quá ít cũng có tính hủy diệt. Và khi chúng ta tập hợp đầy đủ các cảm xúc - vừa có nỗi buồn vừa có sự khinh bỉ, bên cạnh cảm giác tội lỗi - thì một cảm xúc sẽ nổi lên như là một thứ có sức lan tỏa và mạnh mẽ nhất.
Dựa trên nghiên cứu về tâm lý xã hội, khoa học thần kinh và sinh học và bằng những khảo sát hơn 15 nghìn người ở 105 quốc gia, Daniel H. Pink đã chỉ ra 4 điều hối tiếc cốt lõi mà mỗi chúng ta đều mắc phải. Những hối tiếc sâu sắc này cung cấp những hiểu biết hấp dẫn về cách chúng ta sống và cách chúng ta có thể tìm thấy con đường tốt hơn ở phía trước.
MỤC LỤC
PHẦN MỘT
BIỆN HỘ CHO SỰ HIỆN DIỆN CỦA HỐI TIẾC
| 1 | Sự ngược đời đầy phá bĩnh của Sống Không Hối Tiếc
“Hối tiếc không hề nguy hiểm hay bất thường, hay chệch khỏi con đường vững chắc dẫn đến hạnh phúc, mà nó mang tính lành mạnh và phổ quát, là một phần không thể thiếu của con người. Hối tiếc cũng có giá trị. Nó soi rọi. Nó chỉ dẫn. Một khi được thực hiện đúng, hối tiếc sẽ chẳng kéo chúng ta xuống; mà nó có thể nâng chúng ta lên.”
| 2 | Cảm giác hối tiếc là đặc tính của con người?
“Nói cách khác, việc không có khả năng cảm nhận được hối tiếc - theo một nghĩa nào đó, là sự sùng bái những thứ mà triết lý ‘không hối tiếc’ khuyến khích. Đó không phải là một lợi thế đâu mà đó là một dấu hiệu cho thấy não ta đang bị tổn thương.”
I 3 I Ít ra và Giá như
“Hai thập kỷ nghiên cứu về tư duy phản thực tế cho thấy một điều kỳ lạ là: những suy nghĩ về quá khứ khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn thì tương đối hiếm, trong khi những suy nghĩ khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn lại cực kỳ phổ biến. Chúng ta đều là những kẻ tự hủy hoại bản thân?”
| 4 | Tại sao hối tiếc khiến chúng ta phát triển tích cực?
“Đừng né tránh cảm xúc. Cũng đừng đắm chìm trong chúng. Hãy đối đầu với chúng. Tận dụng chúng như một chất xúc tác cho hành vi trong tương lai. Nếu như suy nghĩ là để hành động, thì cảm nhận có thể giúp chúng ta suy nghĩ.”
PHẦN HAI
TIẾT LỘ VỀ BẢN CHẤT CỦA HỐI TIẾC
| 5 | Bề ngoài của hối tiếc
“Cuộc sống của con người được trải rộng trên nhiều lĩnh vực - chúng ta có thể là các bậc cha mẹ, hay con cái, vợ/chồng, đối tác, nhân viên, sếp, sinh viên, người tiêu dùng, nhà đầu tư, công dân, bạn bè,... Vậy sao họ không hối tiếc về các lĩnh vực mà mình đã chọn?”
| 6 | Bốn loại hối tiếc cốt lõi
“Những gì ta có thể thấy được và dễ dàng mô tả - các lĩnh vực của cuộc sống như gia đình, học vấn và công việc - chúng ít quan trọng hơn nhiều so với cấu trúc ẩn chứa bên dưới các động lực và khát vọng của con người”.
|7 | Hối tiếc cơ sở
“Nền tảng của cảm giác hối tiếc được bắt đầu bằng một sự lôi cuốn không thể cưỡng lại và kết thúc bằng một logic không thể thay đổi được.”
| 8 | Hối tiếc Liều lĩnh
“Trung tâm của tất cả sự hối tiếc liều lĩnh chính là rào cản ngăn chặn khả năng tăng trưởng. Sự thất bại trong việc trở thành một người - hạnh phúc hơn, dũng cảm hơn, phát triển hơn - một điều mà đáng lẽ đã có thể xảy ra. Thất bại trong việc hoàn thành một vài mục tiêu quan trọng trong khoảng thời gian giới hạn của cuộc đời độc thân.”
| 9 | Hối tiếc Đạo đức
“Lừa dối. Không chung thủy. Trộm cắp. Phản bội. sinh. Đôi khi sự hối tiếc về mặt đạo đức mà mọi người gửi đến các cuộc khảo sát được đọc như các quyển ghi chú sản xuất cho một video đào tạo Mười Điều Răn.”
| 10 | Hối tiếc về Các mối quan hệ
“Điều mang lại ý nghĩa và sự hài lòng cho cuộc sống của chúng ta là những mối quan hệ có ý nghĩa sâu sắc. Nhưng khi những mối quan hệ đó tan vỡ, dù cố ý hay không, thì điều ngăn chúng ta quay lại với nhau chính là cảm giác khó xử. Chúng ta sợ rằng
mình sẽ phá mất những nỗ lực để kết nối lại với nhau, và chúng ta sẽ khiến những người đón nhận mong muốn của chúng ta thậm chí còn cảm thấy khó chịu hơn. Tuy nhiên, những mối quan ngại này lại hầu như luôn bị đặt sai chỗ."
| 11 | Cơ hội và nghĩa vụ
“Bốn điều hối tiếc cốt lõi hoạt động như một bức ảnh tiêu cực về cuộc sống tốt đẹp. Nếu biết mọi người hối tiếc điều gì nhất, chúng ta có thể đảo ngược hình ảnh đó để cho họ thấy những gì họ quý nhất”.
PHẦN BA
BIẾN HỐI TIẾC THÀNH ĐỘNG LỰC
| 12 | Hoàn tác và Ít ra thì
“Nhưng với sự hối tiếc về hành động của mình, tôi vẫn có cơ hội để hiệu chỉnh lại hiện tại bằng cách nhấn Ctrl + Z trên bàn phím hiện sinh của mình.”
| 13 | cởi mở, trắc ẩn và khoảng cách
“Theo một quy trình ba bước đơn giản, chúng ta có thể bộc lộ sự hối tiếc, điều chỉnh lại cách chúng ta nhìn nhận nó với bản thân, và rút ra một bài học từ kinh nghiệm để đưa ra quyết định tiếp theo của mình.”
| 14 | sẵn sàng đối diện với hối tiếc
“Là một loại thuốc phổ biến, sự hối tiếc được dự đoán trước có một số tác dụng phụ nguy hiểm.”
CHƯƠNG CUỐI
HỐI TIẾC VÀ CHUỘC LỖI
Về tác giả:
Daniel H.Pink là tác giả của các cuốn sách b á.n chạy nhất trên New York Times: A Whole New Mind, Drive, To Sell Is Human, When. Sách của ông b á.n được hàng triệu bản, được dịch ra 42 thứ tiếng và giành được nhiều giải thưởng.
—-------------
Gửi đến quý bạn đọc cuốn sách “Tích Cực Độc Hại”, sự hối tiếc và những cảm xúc tiêu cực cũng là một phần tích cực của cuộc sống. Hãy tận hưởng và làm chủ chúng!