Tại sao thay đổi thói quen khó khăn hơn chúng ta tưởng?

tai-sao-thay-doi-thoi-quen-kho-khan-hon-chung-ta-tuong

Sự thật là thói quen làm thay đổi cách bộ não chúng ta làm việc. Một hành vi bắt đầu làm biến hình, tạo ra những thay đổi trong bảng mạch não bộ, và khi được lặp đi lặp lại theo thời gian những thay đổi này sẽ được củng cố và kéo dài ra.

Chúng ta có khuynh hướng cho rằng những thói quen như ăn vặt chẳng hạn, chỉ là vấn đề của ý chí – ý chí quá nhỏ bé, và cũng là vấn đề của quá nhiều đường và chất béo trong chế độ ăn kiêng. Nhưng hiểu biết càng nhiều về khả năng dẻo dai của bộ não, chúng ta càng nhận ra rằng từ “ý chí” là cách giải thích quá dễ dàng cho những gì thực sự đang diễn ra. Sự thật là thói quen làm thay đổi cách bộ não chúng ta làm việc. Một hành vi bắt đầu làm biến hình, tạo ra những thay đổi trong bảng mạch não bộ, và khi được lặp đi lặp lại theo thời gian những thay đổi này sẽ được củng cố và kéo dài ra.

Trong một nghiên cứu mới của Đại học Duke, các nhà nghiên cứu đã giúp làm sáng tỏ vấn đề bằng cách cho chúng ta thấy thói quen dùng đường đã làm thay đổi các vi mạch não bộ cụ thể thế nào, và những thay đổi đó tới lượt chúng lại sinh ra những thèm muốn để tiếp tục củng cố thói quen này.

Nhóm nghiên cứu bắt đầu bằng việc cho một đám chuột khỏe mạnh dùng đường. Tương tự các nghiên cứu cổ điển về nghiện ma túy, lũ chuột trong nghiên cứu này cũng được đào tạo ấn vào một đòn bẩy nhỏ để nhận được đống kẹo. Sau khi lũ chuột đã ăn quen, chúng tiếp tục ấn vào đòn bẩy dù chẳng còn cái kẹo nào. Đó là bước 1, thiết lập mẫu hành vi nhận đồ.

Sau đó các nhà nghiên cứu so sánh não bộ của những chú chuột nghiện đường với một nhóm chuột khỏe mạnh khác không nghiện đường, đặc biệt tập trung vào mạng lưới các vùng não được gọi là các hạch cơ sở (Basal ganglia). Trong nghiên cứu về nghiện ma túy, dòng điện trong mạng lưới này được dõi theo nhờ hai đường chính: một đường mang tín hiệu “đi”, kích hoạt hành động theo đuổi đối tượng mà chúng nghiện, còn một đường mà tín hiệu “dừng” sẽ đặt phanh vào quá trình theo đuổi. Việc cho nhận giữa hai đường này sẽ điều chỉnh cách chúng ta theo đuổi bất kỳ thứ gì (thức ăn, tình dục, mục tiêu…).

Trong bộ não những con chuột nghiện đường, các nhà nghiên cứu tìm thấy các tín hiệu “đi” và “dừng” mạnh hơn, tích cực hơn so với những con chuột không bị nghiện đường. Và họ cũng thấy trong nhóm nghiện đường, tín hiệu “đi” thường xuất hiện liên tục trước tín hiệu “dừng”. Trong nhóm không nghiện, tín hiệu “dừng” xuất hiện trước tín hiệu “đi”. Nói cách khác, não của đám chuột nghiện đường mất khả năng phanh điều chỉnh hành vi.

Những biến đổi trong vi mạch não bộ của chúng quá mạnh, các nhà nghiên cứu có thể tiên đoán con chuột nào bị nghiện đường chỉ bằng cách kiểm tra mẫu não bộ của chúng mà không cần biết nó thuộc nhóm chuột nào.

Điều này nói cho chúng ta biết rằng một khi mẫu hành vi được thiết lập và liên tục được củng cố (ấn đòn bẩy để nhận nhiều kẹo hơn), bộ não của chuột sẽ bị biến đổi một cách đáng kể và bền bỉ. Cả tín hiệu “đi” và “dừng” trong mạng lưới hạch cơ sở đều quá tải, chúng cũng tự đảo lại, tín hiệu “đi” thúc đẩy tín hiệu “dừng”.

Kết quả của những thay đổi này là lũ chuột tiếp tục theo đuổi đường dù đường đã biến mất. Thay đổi trong vi mạch não bộ sinh ra một tín hiệu mạnh mẽ mong nhận nhiều đường hơn. Con người chúng ta gọi đó là thèm muốn. Thỏa mãn thèm muốn đó sẽ lại càng củng cố hệ thống mà tới lượt nó lại thúc đẩy bộ não muốn nhiều hơn.

Nhà nghiên cứu cao cấp, bác sĩ, tiến sĩ, giáo sư thần kinh và sinh học thần kinh Nicole Calakos ở Trung Tâm Y Học Đại học Duke nói: “Một ngày nào đó, chúng ta có thể hướng tới những vi mạch trong con người để giúp thúc đẩy những thói quen chúng ta muốn và loại bỏ những cái chúng ta không muốn.”

Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Neuron.

 

David DiSalvo

http://www.daviddisalvo.org/the-daily-brain/2016/3/13/coakqk9xhzquip4v9ngcvvyniuvrpe

Dịch bởi Cheryl Pham

menu
menu