Tâm lý học về sự tự tôn

tam-ly-hoc-ve-su-tu-ton

Những vết thương mãi chưa lành lại

Trong số các nhân vật xuất hiện ở bộ phim truyền hình Mỹ The L Word, có một nhân vật nữ mang tên Jenny (Jen). Ban đầu, cô ấy xuất hiện như một nhân vật bình thường và chuẩn bị kết hôn với bạn trai mình. Không biết từ lúc nào, cô ta yêu cô chủ quán cà phê một cách bốc đồng, rồi về sau tỏ ra cực đoan. Cô ấy ly gián bạn bè, làm họ tổn thương và có hành động tự hại bản thân. Đó là một nhân vật giống như núi lửa, không biết sẽ phun trào ở đâu.

Trên thực tế, nhân vật Jenny có vết thương lòng vì bị tấn công tình dục từ khi còn nhỏ. Bố mẹ không hề bảo vệ Jenny khi còn bé, lại còn che đậy vụ việc. Ngoài ra, họ còn đổ lỗi cho Jenny. Qua việc này, Jenny bị tổn thương một lần nữa và sống với nỗi đau day dứt khôn nguôi. Jenny mơ ước trở thành nhà văn. Cô viết không ngừng nghỉ và yêu một người đàn ông bình thường, nhưng vẫn không thể thoát khỏi những ký ức đen tối đó. Cô ấy cố quên đi quá khứ đến mức rơi vào đời sống tình dục rối ren. Cuối cùng, cô tìm đến một quán bar múa khỏa thân và trở thành vũ công ở đó. Cô biểu diễn trước sự hoan hô của cánh đàn ông trong đôi mắt thấp thoáng hơi men. 

Chính vì điều đó, một người bạn đã hỏi Jenny: “Cậu đã trải qua những chuyện khó chấp nhận khi còn trẻ, vậy tại sao còn làm việc này ở đây?” Jenny đáp, “Ở đây tôi có thể dừng khi tôi thích. Tôi có thể cho họ xem những gì tôi muốn cho xem và dừng lại ở những nơi mà tôi muốn dừng. Tôi thích cảm giác đó.”

Vết thương lòng đôi khi để lại tàn tích. Tuy nói thời gian là thuốc, nhưng chỗ lành lặn ít hơn lại thường xuất hiện cơn đau bất chợt. Mỗi khi sắp quên đi, việc đó cứ xuất hiện trở lại và làm ta đau khổ. Bên ngoài thì lành lặn, nhưng bên trong lại mưng mủ nên đôi khi càng tiến tới lại càng đau hơn. Vết thương của Jenny chính là vụ xâm hại tình dục. Dù là việc đã qua nhưng nỗi thống khổ vẫn đang tiếp diễn. Những vết thương chưa lành cứ thường xuyên mưng mủ và khiến con người đau khổ.

Mỗi người đều có một điểm yếu trong tim, liên quan đến những vết thương mà họ đã từng trải qua trong quá khứ. Đối với những người chịu tổn thương vì sự phân biệt đối xử giữa anh chị em trong nhà, điểm yếu của họ chính là tình cảnh buộc phải cạnh tranh. Người ám ảnh bởi việc bị buộc tội oan ức, thì khi tình huống bất công xảy ra dù chỉ đơn giản cũng có thể tác động đến yếu điểm của họ. Mỗi người đều có một điểm yếu theo cách khác nhau.

Thật đáng tiếc rằng trên đời này quá khứ không thể thay đổi và càng không thể xóa bỏ. Nhưng tương lai vẫn là thứ nằm trong tay mỗi người chúng ta, chữa lành vết thương, dần quên đi ám ảnh tâm lý, tiến liên phía trước cùng “Tâm lý học về sự tự tôn” - Cẩm nang giúp khôi phục lại lòng tự trọng đã bị phá vỡ do tuổi thơ, con người, công việc, tình yêu và các mối quan hệ.

Tác giả của “Tâm Lý Học Về Sự Tự Tôn” là Yoon Hong Gyun - một chuyên gia về tâm lý học tự trọng - bác sĩ tâm lý dày dặn kinh nghiệm, người đã dành hơn 2 năm để hoàn thành tác phẩm. Cuốn sách dành cho những người nội tâm đầy bất an hỗn loạn và đang loay hoay khôi phục lại lòng tự trọng một cách mạnh mẽ.

Cuốn sách này đặc biệt ở chỗ nó chỉ cho bạn “Các phương pháp và hành động thực tế để gia tăng lòng tự trọng một cách hiệu quả” theo từng bước một. Điều này rất cần thiết cho những người không cải thiện được lòng tự trọng của mình dù đã đọc rất nhiều sách về tâm lý.

Xem sách tại Tiki


menu
menu