Theo khoa học thần kinh: Con người luôn bị sợ hãi bởi những thứ không chắc chắn và đây là cách để chúng ta cải thiện điều đó
Nếu bạn cảm thấy khó chấp nhận sự không chắc chắn, vì nó chệch đi khỏi mong muốn của bạn – thậm chí hướng đến một điều tiêu cực thì hãy làm ngay một điều này để cải thiện nhé.
Nếu bạn cảm thấy khó chấp nhận sự không chắc chắn, vì nó chệch đi khỏi mong muốn của bạn – thậm chí hướng đến một điều tiêu cực thì hãy làm ngay một điều này để cải thiện nhé.
Trong một trò chơi quần vợt, người chơi trả lại một cú giao bóng phải chấp nhận một lập trường cho sự không chắc chắn. Người chơi phải truyền từ bên này sang bên kia, chấp nhận tất cả các kết quả có thể xảy ra mà không có được sự cam kết nào. Quả bóng có thể đến từ bất kỳ hướng nào, ở mọi tốc độ và bất cứ lúc nào.
Khi bắt đầu là một doanh nhân, bạn cũng phải sẵn sàng cho "quả bóng thất vọng" đó tấn công bạn từ bất cứ lúc nào, từ mọi hướng và mọi tốc độ.
Giống như người chơi tennis trả lại cú giao bóng, bộ não của bạn luôn phải trôi nổi suy nghĩ mà không được neo vào một kế hoạch dự phòng duy nhất nào để tồn tại, nó luôn phải xoay sở để đối phó với mọi sự cố xảy ra.
Đối mặt với sự không chắc chắn còn đáng sợ hơn so với đối mặt với nỗi đau thể xác
Vào năm 2016, một nhóm các nhà nghiên cứu ở London đã phát hiện cách mọi người phản ứng khi được thông báo rằng họ sẽ "chắc chắn" hoặc "có thể" nhận được một cú sốc điện giật đau đớn.
Họ phát hiện ra một nghịch lý hấp dẫn. Những người tình nguyện biết rằng họ chắc chắn sẽ nhận được một cú sốc điện đau đớn, cảm thấy bình tĩnh hơn và ít bị kích động hơn so với những người được cho biết họ chỉ có 50% cơ hội bị điện giật.
Locus Coeruleus - Hệ theo dõi sự không chắc chắn của não bộ
Nghịch lý này xảy ra là bởi bộ não của bạn liên tục tạo ra và cập nhật một loạt các quy tắc - cái mà có thể dự đoán cách thế giới của bạn hoạt động. Một sự không phù hợp giữa dự đoán của nó và những gì thực sự xảy ra đã tạo ra một khoảnh khắc không chắc chắn cho cuộc đời bạn.
Cách tốt nhất để bộ não của bạn thoát ra khỏi sự không chắc chắn này hoặc là bằng cách cập nhật các quy tắc với thông tin mới hoặc tạo ra một bộ các quy tắc hoàn toàn mới với những ý tưởng mới.
Để một trong hai điều này xảy ra, bộ não của bạn phải thoát ra khỏi những lối suy nghĩ cũ và trở nên linh hoạt và đủ nhanh nhẹn để thích nghi, học hỏi và hiểu.
Khi gặp phải sự không chắc chắn, bộ não phải chấp nhận lập trường của người chơi tennis rằng trả lại cú giao bóng và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Một cấu trúc có kích thước nhỏ trong não của bạn theo dõi sự không chắc chắn được gọi là Locus Coeruleus hay LC - đây là một vùng của thân não liên quan đến các kích thích và cảm xúc. Nó là nguyên nhân khiến chúng ta giật mình vào nửa đêm và gây ra lo lắng, phiền muộn, và khiến bạn cảm thấy "chênh vênh", sợ hãi khi đối mặt với những thứ không chắc chắn.
Tại sao sự không chắc chắn đáng sợ hơn nỗi đau đớn?
Nếu bạn đang mong đợi điều gì đó xảy ra (ngay cả khi điều đó gây đau đớn), bộ não của bạn lường trước được việc chuyển đổi qua các cấu hình khác nhau. Nó thông qua một cấu hình cụ thể phù hợp với tình huống nhất định. Vì LC của bạn không cần phải sắp xếp các mạng lưới trên não của bạn sang trạng thái lỏng, nên nó không giải phóng norepinephrine (chất dẫn truyền thần kinh quan trọng điều chỉnh tâm trạng và hành vi của bạn) theo mô hình hoàn toàn giống như không chắc chắn.
Đây có thể là lý do tại sao bạn cảm thấy bình tĩnh hơn khi dự đoán nỗi đau hơn là bạn dự đoán sự không chắc chắn.
Điều này có ý nghĩa gì với bạn?
Sự bồn chồn mà bạn cảm thấy trong lúc không chắc chắn là một điều tốt. Chúng là kết quả của việc bộ não của bạn tự cấu hình lại thành trạng thái tối ưu để tối đa hóa cơ hội thành công khi đối mặt với bất kỳ thử thách nào.
Nếu bạn cảm thấy khó chấp nhận sự không chắc chắn, vì nó chệch đi khỏi mong muốn của bạn – thậm chí hướng đến một điều tiêu cực. Điều này kéo bộ não của bạn từ trạng thái lỏng sang một cấu hình được thiết lập cho sự thất bại.
Trong trường hợp này, việc tăng hướng lạc quan của bạn (ví dụ: bằng cách chơi các trò chơi huấn luyện và bạn nhìn vào mặt tích cực trong tình huống), bạn có thể cải thiện mức độ không chắc chắn mà bạn có thể chịu đựng được.
Nâng cao sự lạc quan của bạn để cân bằng sự "thiên vị tiêu cực" khi biết khó khăn sẽ đưa bộ não của bạn trở về trạng thái trung lập hơn, dự đoán cả kết quả tích cực và tiêu cực đều hơn, bạn sẽ không bị shock khi kết quả tiêu cực hay đau đớn có thể xảy ra.
Giống như người chơi tennis truyền bóng từ bên này sang bên kia, bộ não của bạn cũng sẽ có một lập trường trôi chảy hơn, sẵn sàng ứng phó cho bất kỳ kết quả nào. Điều này có thể giải thích tại sao các doanh nhân thành công có xu hướng lạc quan đáng kinh ngạc. Tác giả đoạt giải Nobel của "Thinking Fast and Slow" - Daniel Kahneman, gọi đây là "sự lạc quan ảo tưởng".
Bạn không thể chưa từng có một cuộc mạo hiểm vào nơi chưa biết mà không có sự không chắc chắn và không thể lái những dòng thủy triều không chắc chắn đó mà không có được sự lạc quan - cho dù sự lạc quan đó là do bạn ảo tưởng ra.
Trịnh Thơm - cafef.vn
Nguồn: https://www.inc.com/mithu-storoni/this-is-why-youre-so-afraid-of-uncertainty-according-to-neuroscience.html