Tổn thương bởi tình yêu đơn phương: 6 cách để cảm thấy tốt hơn
Nỗi đau của việc yêu ai đó không yêu bạn như cách bạn đã yêu người ta thật khó mà chịu nổi. Nó chắc chắn không lãng mạn chút nào. Tàn phá bạn thì đúng hơn.
Nghe thật lãng mạn khi yêu ai đó bằng cả trái tim và tâm hồn dù cho người đó có yêu bạn hay không. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Nỗi đau của việc yêu ai đó không yêu bạn như cách bạn đã yêu người ta thật khó mà chịu nổi. Nó chắc chắn không lãng mạn chút nào. Tàn phá bạn thì đúng hơn.
Vậy làm thế nào đối diện với cảm xúc này.
1. Không có cách nào để trốn tránh nó. Bị từ chối thật sự rất đau. Trái tim bạn tan vỡ, và đó là nỗi đau thật sự về mặt thể chất. Tôi đã đề cập đến điều này trong bài viết về cách để vượt qua những cuộc chia tay, nhưng đáng để viết lại một lần nữa. Kể cả khi bạn biết trái tim mình không thể bị tan vỡ, cảm giác ấy giống hệt như vậy. Có một nỗi đau thể chất trong dạ dày, và toàn bộ cơ thể bạn cũng cảm thấy đau đớn.
Các cuộc nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chúng ta cảm nhận vết thương cảm xúc giống như cách (và thỉnh thoảng trong các phần của bộ não chúng ta) ta cảm nhận các vết thương thể xác. Thực tế là các cụm từ như “trái tim tan vỡ”, “tâm hồn thương tổn” hoặc “cảm xúc bi thương” không chỉ đơn giản là những phép ẩn dụ. Theo một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Ethan Kross của trường Đại học Michigan, chứng cứ chỉ ra rằng nỗi đau cảm xúc hoạt hóa các phần của bộ não chúng ta giống như nỗi đau thể chất (xem các blog tuyệt vời của các đồng nghiệp PsychologyToday của tôi Peg Streep và Melanie Greeberg nghiên cứu về sự kết nối thể chất với các nỗi đau cảm xúc).
Vậy nên để bắt đầu, nhận thức rằng bản thân bạn đang bị thương và bạn cần chăm sóc bản thân mình. Bạn cần dịu dàng, tốt bụng và nuôi dưỡng chính bản thân mình như thể bạn đang ốm yếu về thể xác. Điều này không có nghĩa là bạn nên đi ngủ và bỏ qua nó. Điều đó thật sự không có ích gì cả. Nhưng dù bạn đang ở nơi làm việc hay ở trường học, hãy thật dễ chịu với bản thân mình. Đừng mong đợi bản thân phải ở đỉnh cao của mọi việc. Nhưng bằng cách vùi đầu vào công việc, làm một cách cẩn thận, thừa nhận rằng mình đang cảm thấy đau đớn và buồn bã, bạn sẽ dần dần vượt qua và bước tiếp với cuộc đời mình.
2. Biết rằng bạn không đơn độc. Theo nhà tâm lý học xã hội và đồng nghiệp PsychologyToday của tôi, tiến sỹ Roy Baumeister, 98% chúng ta đã trải qua tình yêu đơn phương một hoặc nhiều lần. Một trong những vấn đề với loại từ chối này là nó không chỉ làm bạn cảm thấy buồn, cô đơn và tan vỡ tim. Nó cũng làm bạn cảm thấy tồi tệ và xấu hổ, và bạn bắt đầu lo sợ rằng sẽ có điều gì rất sai trái đang xảy ra.
Bạn bắt đầu tự hỏi bản thân những câu hỏi đau đớn, như người bạn trân trọng rất nhiều nhìn thấy gì ở bạn mà khiến người đó muốn tránh xa bạn đến thế. Bạn bắt đầu tìm kiếm sự dễ chịu nơi thức ăn- một bánh kem, một túi cookies- và sau đó bạn cảm thấy thậm chí tệ hơn. Và đúng rồi, bạn nói với bản thân mình, mình là một con lười, một con lợn béo, đó là lý do mình không đáng được yêu thương.
Nhưng nếu điều này xảy ra với những người khác- rất nhiều trong số họ thông minh, cuốn hút và rất đáng yêu- thế thì đó không phải là do bạn không đủ tốt. Đó có thể là do không đúng thời điểm cho cả hai người, hoặc là vốn dĩ hai bạn không dành cho nhau.
Một người bạn đã trải qua tình yêu đơn phương trong khốn khổ đã nói với tôi, khi cô ấy cuối cũng đã bước qua vạch bên kia, “Mình sẽ luôn dành một chỗ mềm yếu cho anh ấy. Đó chẳng qua là vì mình không phải là người kia của anh ấy. Bây giờ mình hiểu rồi, và điều đó thậm chí chẳng hề đau đớn. Nhưng chàng trai nó rất khó để hiểu được.”
3. Cố để nhìn ra liệu yêu một ai đó không hề yêu bạn có phải là một kiểu mẫu của cuộc đời bạn không. Theo nhà tâm lí học và tác giả Dr. Philip Sahver, ngả lòng trước ai đó, người sẽ từ chối bạn có thể là kiểu mẫu lặp đi lặp lại đối với một vài người. Điều này có thể đúng trong trường hợp bạn đã có những trải nghiệm tái diễn trong thời niên thiếu với cái được gọi là “sự gắn bó không an toàn" (insecure attachment), nghĩa là một cảm giác rằng những người lớn mà bạn phụ thuộc vào lại thường không thể tiếp cận vào những lúc bạn cần họ nhất (rất quan trọng để chú ý rằng điều này không phải là kết quả của việc cha mẹ không đáp ứng một cách ngay lập tức hoặc chính xác mỗi nhu cầu thuở nhỏ của trẻ).
Một cách đề thử nghĩ về điều đó là hỏi bản thân bạn đã từng yêu ai đó từ chối bạn trước kia chưa. Cố gằng đánh giá trung thực việc kiểu mẫu đó có xuất hiện không. Nếu có, có lẽ bạn đang cố tìm ai đó để xóa đi nỗi đau của sự bị từ chối và bỏ rơi thuở thơ ấu, nhưng thật không may, trong nhiều trường hợp trong những tình huống này chúng ta thường kết thúc một cách vô thức bằng việc chọn ra ai đó người mà sẽ lặp lại, chứ không xóa đi dấu vết, và làm tăng thêm suy nghĩ rằng bạn thật sự không đáng yêu như bạn vẫn nghĩ khi mình còn bé, hoặc số phận bạn đã được sắp đặt sẽ bị thất vọng, bị từ chối và bỏ rơi. Bạn có thể bị thuyết phục nhiều hơn bao giờ hết rằng bạn chỉ đơn giản không thể tin bất kỳ ai. Dù cách nào đi nữa, cuối cùng lựa chọn của bạn có khả năng khẳng định nỗi sợ bị bỏ rơi hơn là cung cấp cho bạn một trải nghiệm mới.
4. Hỏi bản thân mình liệu bạn có ước chưa từng yêu không. Đó là sự thật, như bài thơ của Alfred Lord Tennyson viết, yêu và rồi thất bại còn tốt hơn là chưa bao giờ yêu.
“Tôi giữ điều đó đúng, mặc cho điều gì xảy đến,
Tôi cảm nhận nó, khi tôi buồn nhất;
Yêu và rồi mất
Còn hơn là chưa bao giờ biết yêu.”
Có lẽ trong khoảnh khắc của nỗi đau đớn tệ nhất, bạn ước rằng đã chưa bao giờ yêu, nhưng trong tình yêu thực ra cũng có những điều đẹp đẽ. Nó làm ta cảm thấy đang sống một cách rất đặc biêt. Nó cũng, tất nhiên, đau đớn như nó phải thế.
5. Điều này có lẽ chỉ giúp một chút, nhưng có bằng chứng rằng tình yêu đơn phương làm tổn thương người nhận được tình yêu cũng như những người trao đi tình yêu. Trong một cuộc nghiên cứu 200 tình yêu đơn phương, tiến sỹ Baumeister tìm ra rằng những người từ chối đã trải qua cảm giác tội lỗi và lo lắng, thường tường thuật cảm giác như thể họ là nạn nân. Tiến sỹ Baumeister viết rằng nhiều người trong số những người được theo đuổi nói những điều như: “Tôi chưa bao giờ làm tổn thương ai đó trước kia” và nói về việc kinh khủng làm sao khi nhận thức việc mình đang làm có thể làm tổn thương người khác.
6. Cuối cùng, từ bỏ mong muốn kết thúc. Mọi người đồng ý rằng một trong những phần khó khăn nhất của tình yêu đơn phương là chấp nhận mọi việc sẽ không bao giờ đi theo ý bạn muốn. Bạn có thể tiếp tục tìm kiếm bằng chứng rằng mọi việc đã kết thúc rồi, nhưng cái có lẽ bạn thật sự muốn là chứng cứ rằng nó vẫn có thể xảy ra.
Bài hát “Chasing Pavement” của Adele kể về một vòng luẩn quẩn không bao giờ kết thúc của việc tìm kiếm những bằng chứng:
“ Em tự xây mình cao lên và bay trong những vòng tròn. Chờ đợi khi trái tim em lạc nhịp và lưng em bắt đầu ngứa. Cuối cùng có thể là gì? Em nên từ bỏ hay chỉ tiếp tục đuổi theo những mặt đường. Thậm chí nếu nó không dẫn đến đâu?”
Câu trả lời? Nó có thể nghe rất khó khăn nhưng thật ra có hai giải pháp. Thứ nhất, học cách chấp nhận nó, vì bất cứ lý do gì, và vì tuy dài, vòng tròn này là kiểu mẫu bạn sẽ sống với nó. Nếu bạn rút ra kết luận đó, cố gằng tìm một vài cách để cảm thấy thoải mái với nó, để bỏ qua việc trách móc bản thân vì đã ở chốn này với những ảo tưởng của bạn rằng đóng lại một vài điều chỉ là đi loanh quanh góc cụt.
-hoặc để nó đi và bước tiếp, mà không đóng lại cái bạn nghĩ bạn muốn.
Ngọc Anh dịch
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/the-couch/201502/unrequited-love-hurts-here-are-6-ways-make-it-better